42 bệnh hiểm nghèo và thủ tục cấp thẻ BHYT theo quy định

Hiện nay tỷ lệ mắc các bệnh hiểm nghèo ở Việt Nam ngày càng tăng, chi phí điều trị tốn kém, khó hồi phục và để lại nhiều gánh nặng cho gia đình và xã hội. Bộ Y Tế Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ điều trị cho người mắc bệnh hiểm nghèo thông qua các hình thức bảo hiểm y tế cũng như bảo hiểm xã hội. 

Hãy cùng  Doctor có sẵn tìm hiểu về các danh mục bệnh hiểm nghèo mới nhất cũng như các chính sách hưởng lợi từ Bảo hiểm y tế (BHYT) dành cho đối tượng đặc biệt này.

bệnh hiểm nghèo

Bệnh hiểm nghèo là gì? 

Hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có văn bản pháp luật nào quy định chi tiết, rõ ràng về khái niệm bệnh hiểm nghèo. Tuy nhiên, trong khoản 4 Điều 3 nghị định số 140/2021/NĐ-CP có quy định về chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng hay cơ sở giáo dục bắt buộc có nhắc đến khái niệm người mắc bệnh hiểm nghèo như sau:

 “Người mắc bệnh hiểm nghèo là người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Ung thư giai đoạn cuối, bại liệt, phong hủi, lao đã kháng thuốc, xơ gan cổ trướng, suy tim độ III trở lên, suy thận độ IV trở lên, nhiễm HIV đã chuyển giai đoạn AIDS hoặc bệnh khác có văn bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên xác nhận là bệnh hiểm nghèo theo quy định của Bộ Y tế.”

Trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để hiểu rõ hơn thông tin này:

Nhiễm HIV do nghề nghiệp nằm trong danh mục 42 bệnh hiểm nghèo
Nhiễm HIV do nghề nghiệp nằm trong danh mục 42 bệnh hiểm nghèo

Bệnh hiểm nghèo có chữa được không? 

Trong khoản 4 Điều 8 nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo có đề cập: 

Mắc bệnh hiểm nghèo là trường hợp mà bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện quân đội cấp quân khu trở lên có kết luận là người được hưởng án treo đang bị bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị, như: Ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ trướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3, suy thận độ 4 trở lên; HIV giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội không có khả năng tự chăm sóc bản thân và có nguy cơ tử vong cao.” 

Căn cứ theo nghị quyết trên, bệnh hiểm nghèo là căn bệnh khó tìm được phương pháp chữa trị và có nguy cơ tử vong cao, ảnh hưởng đến tính mạng. 

Danh mục bệnh hiểm nghèo theo quy định của bộ y tế 

Dưới đây là danh mục bệnh hiểm nghèo mới nhất trong phụ lục IV kèm theo của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ: 

1. Ung thư15. Bại hành tủy tiến triển29. Suy gan
2. Nhồi máu cơ tim lần đầu16. Teo cơ tiến triển30. Bệnh Lupus ban đỏ
3. Phẫu thuật động mạch vành17. Viêm đa khớp dạng thấp nặng31. Ghép cơ quan (ghép tim, ghép gan, ghép thận)
4. Phẫu thuật thay van tim18. Hoại thư do nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết32. Bệnh lao phổi tiến triển
5. Phẫu thuật động mạch chủ19. Thiếu máu bất sản33. Bỏng nặng
6. Đột quỵ20. Liệt hai chi34. Bệnh cơ tim
7. Hôn mê21. Mù hai mắt35. Bệnh Alzheimer hay sa sút trí tuệ
8. Bệnh xơ cứng rải rác22. Mất hai chi36. Tăng áp lực động mạch phổi
9. Bệnh xơ cứng cột bên teo cơ23. Mất thính lực37. Bệnh rối loạn dẫn truyền thần kinh vận động
10. Bệnh Parkinson24. Mất khả năng phát âm38. Chấn thương sọ não nặng
11. Viêm màng não do vi khuẩn25. Thương tật toàn bộ và vĩnh viễn39. Bệnh chân voi
12. Viêm não nặng26. Suy thận40. Nhiễm HIV do nghề nghiệp
13. U não lành tính27. Bệnh nang tủy thận41. Ghép tủy
14. Loạn dưỡng cơ28. Viêm tụy mãn tính tái phát42. Bại liệt

Chế độ hưởng lợi của bệnh nhân mắc các bệnh hiểm nghèo 

Theo quy định tại Điều 22 luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật bảo hiểm y tế năm 2014 đề cập về mức hưởng bảo hiểm y tế (BHYT) dành cho bệnh nhân mắc các bệnh nằm trong danh sách bệnh hiểm nghèo khi tham gia BHYT có nội dung như sau: 

Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định:

  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội đang tại ngũ; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an.
  • Người có công với cách mạng, cựu chiến binh.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi.
  • Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng.
  • Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo.
  • Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ; người có công nuôi dưỡng liệt sĩ.
  • Trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã.
  • Khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến.

95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định:

  • Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
  • Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ; người có công nuôi dưỡng liệt sĩ.
  • Người thuộc hộ gia đình cận nghèo.

80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.

Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định:

  • Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú.
  • Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước.
  • Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

Khi có ý định khám bệnh hiểm nghèo, hãy đặt hẹn tại đây để không mất nhiều thời gian chờ đợi lâu:

Thủ tục xin cấp Bảo hiểm y tế (BHYT) các bệnh hiểm nghèo

Vừa qua Bộ Y tế đã công bố Quyết định 62/QĐ-BYT về thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực bảo hiểm y tế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế quy định tại Nghị định 104/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công có nội dung như sau: 

1. Thành phần hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế gồm các giấy tờ sau đây:

(1) Đối với tổ chức, cá nhân

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT (của tổ chức, cá nhân đối với người tham gia BHYT) do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành (Mẫu TK1-TS);

– Danh sách đối tượng tham gia BHYT của tổ chức, cá nhân lập theo Mẫu số 2 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

(2) Đối với người tham gia BHYT theo hộ gia đình

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT của người tham gia BHYT theo hộ gia đình;

– Danh sách thành viên hộ gia đình tham gia BHYT lập theo Mẫu số 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 104/2022/NĐ-CP.

2. Trình tự, thủ tục cấp thẻ BHYT mới nhất

Bước 1: Đối với người tham gia BHYT lần đầu ghi Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT và Mẫu số 2 hoặc Mẫu số 3 (đối với người tham gia BHYT theo hộ gia đình) ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 104/2022/NĐ-CP cho các nhóm đối tượng sau:

– Người sử dụng lao động lập danh sách tham gia BHYT cho người lao động quy định tại Điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

– Cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm lập danh sách tham gia BHYT của các đối tượng thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại khoản 15 Điều 3, khoản 3 Điều 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

– Các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm lập danh sách tham gia BHYT của các đối tượng thuộc phạm vi quản lý quy định tại khoản 1 Điều 1; khoản 13 Điều 3 và Điều 6 Nghị định 146/2018/NĐ-CP và theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

– Đối với người đã hiến bộ phận cơ thể theo quy định của pháp luật, cơ quan BHXH căn cứ giấy ra viện do cơ sở KCB nơi người hiến bộ phận cơ thể cấp cho đối tượng này để cấp thẻ BHYT.

– Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm lập danh sách đối tượng quy định tại Điều 2; các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 16, 17 Điều 3; các khoản 1, 2, 4 Điều 4 và Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

Bước 2: Người tham gia BHYT nộp cơ quan BHXH và chờ ký (vào ô người nộp hồ sơ) trong Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp lại thẻ BHYT theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP, đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 104/2022/NĐ-CP .

Bước 3: Cán bộ bộ phận một cửa cơ quan BHXH tỉnh, huyện kiểm tra, nhận Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT; ghi Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp thẻ BHYT theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP, đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 104/2022/NĐ-CP và ký (vào ô người tiếp nhận hồ sơ và đưa Mẫu 4 tới người tham gia BHYT ký vào ô người nộp hồ sơ).

– Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, tổ chức BHYT phải chuyển thẻ BHYT cho cơ quan, tổ chức quản lý đối tượng hoặc cho người tham gia BHYT.

3. Hình thức gửi hồ sơ đăng ký tham gia BHYT

Người đăng ký tham gia bảo hiểm y tế gửi 01 bộ hồ sơ bằng hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh, huyện.

Xem thêm tại Quyết định 62/QĐ-BYT có hiệu lực từ ngày ký ban hành.”

Khi có ý định khám bệnh hiểm nghèo, hãy đặt hẹn tại đây để không mất nhiều thời gian chờ đợi lâu:

Thủ tục xin cấp Bảo hiểm y tế (BHYT) các bệnh hiểm nghèo
Thủ tục xin cấp bảo hiểm y tế các bệnh hiểm nghèo

Cơ sở y tế khám bệnh hiểm nghèo

Hiện nay có nhiều cơ sở y tế tiếp nhận khám chữa bệnh hiểm nghèo và áp dụng chi trả đa dạng nhiều loại bảo hiểm sức khỏe, trong đó có một số cơ sở y tế sau: 

  • Bệnh viện Quốc tế City (CIH): Bệnh viện đa khoa cao cấp đầu tiên của Khu Y tế kỹ thuật cao, cam kết cung cấp các dịch vụ y tế đẳng cấp quốc tế tại Việt Nam và đảm bảo tất cả bệnh nhân được chăm sóc chu đáo trong quá trình điều trị tại bệnh viện.
  • Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc: Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI thành lập từ năm 2011 đang là địa chỉ được đông đảo khách hàng tin chọn, đứng Top 3 bệnh viện tư và Top 5 toàn bệnh viện có điểm chất lượng dẫn đầu Hà Nội. Hiện Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đang sở hữu 3 cơ sở nằm ở những vị trí đắc địa trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
  • Victoria Healthcare: Thành lập từ năm 2005 đến nay đã trải qua chiều dài kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe y tế cao cấp và tạo được sự tín nhiệm cao đối với khách hàng trong khu vực TP Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh lân cận. 
  • Phòng khám Đa khoa Vigor Health: Có hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc chăm sóc, thăm khám sức khỏe và chữa bệnh. Cơ sở vật chất hoàn toàn tự động dựa trên hệ thống Hitachi và nằm trong TOP 6 phòng khám đạt chuẩn chất lượng trong đợt kiểm tra năm 2019 của Sở Y Tế TP.HCM.
  • Bệnh viện Hồng Đức: Đã xác lập vị thế trong ngành Y khoa dẫn đầu top bệnh viện hạng 2 theo đánh giá của Bộ Y tế khi trang bị cơ sở vật chất vượt trội, ứng dụng liên tục các phương pháp điều trị tân tiến nhất vào quy trình khám chữa bệnh cho bệnh nhân. 
  • Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát: Hội tụ đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm từ các bệnh viện lớn như Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức, E Hà Nội, K, TW Quân Đội,…
  • Bệnh viện Đa khoa An Việt: Là bệnh viện tư nhân thuộc top đầu tại Hà Nội. Với hệ thống trang thiết bị hiện đại và đạt tiêu chuẩn quốc tế cùng đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành từ các bệnh viện như Bạch Mai, Việt Đức, K, Tai Mũi Họng Trung Ương, Bệnh viện Đa khoa An Việt tự hào là điểm đến an tâm của người Việt.

Câu hỏi thường gặp

Người mắc bệnh hiểm nghèo được hưởng chế độ gì?

Người mắc bệnh hiểm nghèo được Bảo hiểm y tế chi trả ít nhất 80% chi phí điều trị.

Bệnh hiểm nghèo có được trợ cấp hàng tháng không?

Nếu được chẩn đoán mắc bệnh hiểm nghèo, có hồ sơ đầy đủ, người bệnh có thể được nhà nước trợ cấp hàng tháng.

Ung thư tuyến giáp có phải bệnh hiểm nghèo không?

Ung thư tuyến giáp được xếp vào danh sách bệnh hiểm nghèo.


Bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo là một trong các đối tượng đặc biệt cần được gia đình và xã hội quan tâm. Hiện nay, Bộ Y Tế đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ các bệnh nhân trong danh sách bệnh hiểm nghèo để được hưởng lợi về Bảo hiểm y tế (BHYT), góp phần hỗ trợ quá trình điều trị được tốt hơn và giảm bớt gánh nặng kinh tế từ bản thân và gia đình. Bạn hãy tìm hiểu thật kỹ về các chính sách bảo hiểm cũng như quyền lợi dành cho bản thân phòng khi có những vấn đề đột xuất xảy ra. 

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.