8 nguyên nhân gây hôi miệng bạn không thể bỏ qua

Bài viết được tham khảo từ Bác sĩ Mai Ngọc Yến và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị trên Docosan.com


Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi, phổ biến ở mọi lứa tuổi. Tuy chỉ là bệnh lý răng miệng thông thường, không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý khi giao tiếp và trong công việc. Vì thế, Docosan tổng hợp 8 nguyên nhân gây hội miệng phổ biến nhất để bạn tham khảo kịp thời bệnh lí này nhé !

1. Ăn thực phẩm có mùi

  • Một nguyên nhân gây hôi miệng khá phổ biến mà ai cũng có thể từng gặp phải đó là tiêu thụ các loại thức ăn hay đồ uống có mùi. Các hạt thức ăn có mùi hôi sẽ xâm nhập vào máu và được đưa đến phổi sau khi ăn một số loại thực phẩm rau củ hay gia vị có mùi nặng chẳng hạn như hành tây, tỏi… Đây là nơi chúng sẽ gây ảnh hưởng đến mùi hơi thở mỗi khi bạn thở ra.
  • Một số loại thực phẩm nặng mùi như sầu riêng; các loại mắm như: mắm ruốc, mắm tôm, mắm nêm…; hành, tỏi; các loại rau có mùi là nhóm thực phẩm khiến hơi thở nặng mùi.
  • Ngoài ra, việc sử dụng các loại đồ uống có cồn như rượu, bia, cà phê; đồ uống có gas như nước ngọt, thuốc lá, xì gà…trong thời gian dài cũng khiến khoang miệng có mùi khó chịu.

2. Vệ sinh răng miệng kém

  • Nguyên nhân gây hôi miệng này khá phổ biến ở trẻ em. Khi bạn không đánh răng, làm sạch kẽ răng hay làm sạch lưỡi sẽ khiến các hạt thức ăn vẫn còn lưu lại trong miệng. Vi khuẩn trong miệng sẽ phân hủy những phần thực phẩm còn sót lại và có thể gây ra mùi hôi. Ngoài ra, sự phát triển của vi khuẩn còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng.
  • Các mảng thức ăn còn bám lại ở kẽ răng, chân răng hoặc bề mặt răng, lưỡi, tạo điều kiện cho vi khuẩn lên men và tiết chế ra các hợp chất có mùi khó chịu.

3. Bạn mắc bệnh nha chu

  • Nguyên nhân gây hôi miệng do bệnh nha chu xảy ra khi bạn không loại bỏ mảng bám thức ăn ra khỏi răng. Theo thời gian, mảng bám cứng lại thành vôi răng và không thể bị loại bỏ bằng cách đánh răng thông thường.
  • Vôi răng có thể gây kích ứng nướu, tạo lỗ nhỏ hình thành ở khu vực giữa răng và nướu. Thực phẩm, vi khuẩn và mảng bám răng có thể tích tụ tại đó và gây ra mùi hôi miệng.

4. Thói quen hút thuốc lá/ uống cà phê

  • Thói quen hút thuốc lá là nguyên nhân gây hôi miệng khá phổ biến, đặc biệt là ở nam giới. Tất cả các sản phẩm thuốc lá có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe răng miệng nghiêm trọng hơn. Bên cạnh việc khiến miệng bạn có mùi nặng khó chịu, chúng còn có thể làm hỏng mô nướu và gây ra bệnh nướu răng.
hut thuoc gay hoi mieng
Hút thuốc lá là nguyên nhân gây hôi miệng khá phổ biến, đặc biệt là ở nam giới.
  • Nếu bạn là người có thói quen uống một vào một tách cà phê vào buổi sáng để bắt đầu ngày mới, đôi lúc bạn có thể nhận thấy rằng đây là nguyên nhân gây hôi miệng. Caffein sẽ khiến khả năng sản xuất nước bọt bị sụt giảm. Nếu miệng của bạn ít tiết nước bọt sẽ làm gia tăng vi khuẩn gây mùi.

5. Gặp vấn đề tiêu hóa

Nguyên nhân gây hôi miệng có thể do dạ dày tiêu hóa kém, mắc bệnh táo bón hoặc rối loạn đường ruột. Nếu bạn thường xuyên bị trào ngược axit dạ dày (GERD) cũng có thể gây hôi miệng, mùi hôi từ thực phẩm được tiêu hóa gần đây có thể dễ dàng di chuyển trở lại thực quản đến vùng miệng.

nguyen nhan gay hoi mieng
Hiện tượng trào ngược dịch vị dạ dày cũng là nguyên nhân dẫn đến hôi miệng

6.Tác dụng phụ của thuốc

Nhiều loại thuốc kê đơn có tác dụng phụ gây khô miệng. Khi miệng bạn khô, khả năng tiết nước bọt giảm sẽ là môi trường cho vi khuẩn gây mùi phát triển mạnh. Ngoài ra, một số loại thuốc khi bị phân hủy trong cơ thể sẽ giải phóng các hóa chất có thể được truyền qua dòng máu vào hơi thở của bạn và gây mùi.

nguyen nhan gay hoi mieng
Một số loại thuốc khi bị phân hủy trong cơ thể gây mùi hôi miệng trong hơi thở

7. Bệnh mũi – xoang

Các bệnh lý về mũi – xoang như viêm mũi xoang cấp mạn, viêm xoang do răng khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu. Ngoài ra các bệnh lý như viêm tuyến bã vùng tiền đình mũi, polyp mũi xoang, ung thư hoặc có dị vật ở mũi cũng là những nguyên nhân hôi miệng thường gặp.

8. Chế độ ăn ít carbohydrate

Carbohydrate đóng vai trò phục vụ các chức năng quan trọng trong cơ thể. Nếu chế độ ăn uống của bạn không có đủ lượng carbs có thể dẫn đến hôi miệng. Điều này do cơ thể không có đủ lượng carbs để duy trì các hoạt động, có thể gây ra những thay đổi đối với quá trình trao đổi chất cơ thể và dẫn đến hôi miệng. Đồng thời, gan phải phá vỡ chất béo lấy năng lượng khiến miệng có mùi kim loại.

Khi tiêu thụ thực phẩm giàu protein, đôi khi có thể khiến cơ thể gặp khó khăn trong vấn đề tiêu hóa và có xu hướng giải phóng khí lưu huỳnh gây mùi hôi miệng khi không chuyển hóa được.

Đọc thêm: 12 phòng khám nha khoa uy tín & lâu năm nhất tại TP. HCM

9. Phòng khám điều trị hôi miệng

Phòng khám Vigor Health có hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc chăm sóc, thăm khám sức khỏe và chữa bệnh.

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Golden Healthcare là một trong những trung tâm khám bệnh chất lượng cao và đáng tin cậy tại TP. HCM.

DHA Healthcare là Phòng khám Đa khoa được xây dựng theo chuẩn mực quốc tế, quy tụ đội ngũ bác sĩ trong và ngoài nước giàu kinh nghiệm.

Khi biết được nguyên nhân gây hôi miệng và cách trị hôi miệng, bạn sẽ phát hiện sớm hơn về tình trạng này để kịp thời điều trị. Bên cạnh cách phòng ngừa và điều trị hôi miệng tại nhà, bạn nên nhớ thăm khám bác sĩ định kỳ để kiểm tra sức khỏe răng miệng mỗi năm. Hãy dùng Docosan để tham khảo những địa chỉ phòng khám nha khoa uy tín nhất hiện nay bạn nhé!


Nguồn tham khảo: mayoclinic