Trẻ bị cảm lạnh thường xuyên – Nỗi lo của những bà mẹ

Trẻ bị cảm lạnh thường xuyên chính là một nỗi lo của những bà mẹ. Với những bé có sức đề kháng yếu, cảm lạnh thông thường có thể trở nặng và dẫn đến nhiều tình trạng nghiêm trọng hơn. Vì vậy hãy cùng Doctor có sẵn trang bị thêm kiến thức về chủ đề này qua bài viết dưới đây.

trẻ bị cảm lạnh

Trẻ bị cảm lạnh có phổ biến không?

Cảm lạnh là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể lây lan, ảnh hưởng đến mũi, họng, xoang và khí quản. Đây là một bệnh lý rất phổ biến mà ai cũng từng vài lần trải qua trong đời, kể cả người lớn hay trẻ em. Người lớn bị cảm lạnh từ hai đến ba lần một năm, trong khi trẻ bị cảm lạnh thường sẽ gặp nhiều lần hơn so với người lớn do hệ miễn dịch của trẻ chưa được phát triển hoàn thiện.

Theo các tài liệu, trẻ sơ sinh bị cảm lạnh từ 8 đến 10 lần mỗi năm trước khi được 2 tuổi. Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo có thể mắc cảm lạnh khoảng 9 đến 12 lần mỗi năm. Cảm lạnh có xu hướng phổ biến hơn vào mùa thu và mùa đông khi trẻ ở trong nhà và tiếp xúc gần gũi hơn với nhau, vì vậy, con bạn có thể bị cảm lạnh hết lần này đến lần khác trong suốt mùa đông dài. 

Những con số trên cho thấy đây là một tình trạng khá phổ biến, do đó các bà mẹ không nên quá lo lắng. Nếu trẻ bị cảm lạnh nhiều lần, đó không phải là dấu hiệu hệ miễn dịch yếu, nó chỉ có nghĩa là trẻ đã tiếp xúc với nhiều loại virus gây cảm lạnh khác nhau và đang xây dựng dần khả năng miễn dịch trước những virus này. Bạn chỉ cần theo dõi trẻ và nhận biết các dấu hiệu bệnh trở nặng để đưa trẻ đi khám kịp thời:

Nguyên nhân trẻ bị cảm lạnh 

Cảm lạnh thường xảy ra do nguyên nhân chính là nhiễm virus. Có hơn 200 loại virus khác nhau có thể khiến trẻ bị cảm lạnh, trong đó rhinovirus là thủ phạm phổ biến nhất. 

Những virus cảm lạnh được tìm thấy ở mũi và cổ họng, chúng rất dễ lây lan khi chúng ta nói chuyện, ho, hắt hơi, chạm tay vào mũi, miệng rồi dùng tay đó chạm vào đồ vật,… Ngoài ra còn có rất nhiều sự tiếp xúc giữa cha mẹ hoặc người chăm sóc với trẻ: nắm tay, bế, cho ăn, thay tã,… cũng góp phần khiến virus cảm lạnh lây lan.

Vì thế, trẻ có thể dễ dàng bị lây cảm lạnh từ anh chị em, cha mẹ, các thành viên trong gia đình, bạn cùng chơi hoặc người chăm sóc. Những trẻ có gia đình đông anh chị và những trẻ đi nhà trẻ sẽ dễ bị lây cảm lạnh hơn. Mỗi khi trẻ bị nhiễm 1 loại virus cảm lạnh, cơ thể trẻ sẽ sinh ra miễn dịch với virus đó, theo thời gian, trẻ sẽ dần ít bị cảm lạnh hơn khi lớn lên. Đó là lí do mà bạn thường thấy trẻ đi nhà trẻ sẽ ít bị cảm lạnh hơn những trẻ khác.

Đặt lịch hẹn khám khi trẻ bị cảm lạnh:

Triệu chứng khi trẻ bị cảm lạnh là gì?

Trong thời kỳ ủ bệnh, 2 – 3 ngày sau khi nhiễm virus cơ thể sẽ không có triệu chứng gì. Sau đó, những triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Bạn đầu, bệnh sẽ khiến thấy trẻ bị cảm lạnh thấy khó chịu, cảm giác chung là không khỏe, sau đó thường là đau họng nhẹ, nghẹt mũi, sổ mũi hoặc ho.

Khi bệnh cảm lạnh của trẻ bạn trở nên nặng hơn, trẻ có thể khó ngủ hoặc thức giấc giữa chừng với các triệu chứng như:

  • Sổ mũi với chất nhầy đặc và sẫm màu hơn
  • Mắt chảy nước hoặc có ghèn
  • Hắt hơi
  • Cảm giác mệt mỏi
  • Sốt nhẹ
  • Đau họng
  • Ho
  • Biếng ăn
  • Tiêu chảy hoặc nôn mửa (ít gặp)

Cảm lạnh thông thường sẽ kéo dài khoảng 1 tuần, cũng có trường hợp đến 2 tuần. Các virus cảm lạnh ở người lớn và trẻ lớn có thể gây bệnh nghiêm trọng hơn khi chúng lây nhiễm cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Trong trường hợp này, bệnh có thể tiến triển ảnh hưởng đến xoang, họng, ống phế quản và tai của trẻ gây nên các triệu chứng như: khàn tiếng, thở khò khè, khó thở, đau mắt, đau họng và sưng hạch cổ,…

Cần phân biệt cảm lạnh thông thường với bệnh cúm. Đối với cúm, loại virus này tấn công nhanh hơn và khiến trẻ cảm thấy ốm nặng hơn với những triệu chứng tương tự cảm lạnh, tuy nhiên có thêm nhiều triệu chứng khác bao gồm sốt cao, ho, đau nhức cơ thể, nôn mửa và tiêu chảy. Trong khi trẻ bị cảm lạnh thông thường vẫn có năng lượng để vui chơi và duy trì các hoạt động hằng ngày thì trẻ bị cúm hầu như mệt mỏi và chỉ nằm trên giường.

Cha mẹ cần sớm đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi có triệu chứng bị cảm lạnh:

Điều trị trẻ bị cảm lạnh ở đâu?

Trẻ bị cảm lạnh mặc dù không nguy hiểm, song một số trường hợp trẻ bị cảm lạnh nôn và các triệu chứng nặng nề khác như sốt cao, phát ban, đờm nhiều và đặc,… phụ huynh vẫn cần chú ý đưa trẻ đi khám. Dưới đây là một số bệnh viện và phòng khám nhi mà bạn có thể tham khảo:

Bệnh Viện Nhi Đồng 1: Bệnh viện với hơn 58 năm hoạt động, với vai trò là một trung tâm hợp tác nghiên cứu lâm sàng về nhi khoa với các viện, bệnh viện đầu ngành trong cả nước, Tổ chức Y tế Thế giới, các đại học và viện nghiên cứu của các nước phát triển (NIH – Mỹ, NHRI – Đài Loan, Australia, Pháp,…), bệnh viện tập hợp đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao, đáp ứng mọi nhu cầu về sức khỏe của con bạn.

Bệnh Viện Nhi Đồng 2: Bệnh viện Nhi đồng 2 là bệnh viện chuyên khoa Nhi – hạng 1, trực thuộc Sở Y tế TP.HCM. Đồng thời, đây cũng là một trong 4 bệnh viện Nhi hàng đầu tại Việt Nam phụ trách công tác khám, chữa bệnh cho các bé từ 0 đến dưới 16 tuổi. 

Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới: Đây là bệnh viện trực thuộc của Sở Y Tế TP.HCM, chuyên khám và điều trị các bệnh bệnh nhiễm trùng và truyền nhiễm vùng nhiệt đới. Bệnh viện mỗi ngày đều tiếp nhận và chữa trị nhiều trường hợp trẻ con bị cảm lạnh nôn và nhiều bệnh nhiễm nghiêm trọng khác. Vì thế, đây là một cơ sở ý tế đáng cân nhắc khi bạn có trẻ bị cảm lạnh.

Phòng khám Nhi đồng Diamond Ký Con: Phòng khám với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, tiếp nhận thăm khám các bệnh lý trẻ em thường gặp: sốt, ho, viêm mũi họng, tay chân miệng, sốt xuất huyết hay tư vấn dinh dưỡng và chủng ngừa,… Bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi đưa con mình đến khám tại đây.

Phòng Khám Nhi Đồng 315 – Chi Nhánh Nguyễn Sơn – Tân Phú: Hệ thống Phòng khám Nhi Đồng 315 cung cấp các dịch vụ sức khỏe nhi khoa bao gồm khám bệnh (khám tổng quát và khám chuyên khoa);,xét nghiệm, tiêm ngừa, tư vấn dinh dưỡng,… Khi đưa trẻ bị cảm lạnh tới khám tại đây, phụ huynh sẽ được giải thích cặn kẽ về các xét nghiệm và hướng dẫn tận tình về cách điều trị và chăm sóc trẻ.

Phòng Khám Đa Khoa Family Health: Phòng khám Family Health là phòng khám đầu tiên tại Bình Thạnh tích hợp mô hình nhà thuốc đạt chuẩn GPP được Bộ Y Tế cấp phép. Phòng khám cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh với phương pháp và kỹ thuật hiện đại cho cả gia đình, đặc biệt là nam khoa và nhi khoa. Bạn có thể đưa trẻ bị cảm lạnh đến thăm khám tại đây để được sự chăm sóc tốt nhất.

Phòng Khám Nhi Khoa Sunshine – Sunshine Pediatrics Clinic: Phòng Khám Nhi Khoa Sunshine là nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ Nhi khoa, bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm từng được đào tạo và làm việc tại các bệnh viện lớn như Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn, Bệnh viện Nhi Đồng 1,… Ngoài ra, phòng khám được đặc biệt thiết kế để tạo không gian thoải mái cho trẻ giống như ở nhà, giúp trẻ bị bệnh cảm thấy dễ chịu hơn mỗi khi tới khám.

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Victoria Healthcare – Phú Nhuận: Phòng khám được thành lập từ năm 2005 đến nay đã trải qua chiều dài kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe y tế cao cấp và tạo được sự tín nhiệm cao đối với khách hàng trong khu vực TP Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh lân cận. Bạn hoàn toàn có thể tin tưởng khi đưa trẻ đến thăm khám tại đây.

Trẻ bị cảm lạnh có nguy hiểm không?

Ngoại trừ trẻ bị suy giảm miễn dịch hoặc trẻ sơ sinh bị cảm lạnh thì hầu hết bệnh này ở trẻ khỏe mạnh sẽ không gây nguy hiểm. Các triệu chứng thường biến mất sau 4 đến 10 ngày mà không cần điều trị.

Tuy nhiên, phụ huynh cũng cần phải theo dõi và cho trẻ đi khám khi trẻ bị cảm lạnh kéo dài không khỏi. Đồng thời, hãy gọi điện cho bác sĩ nếu trẻ có các dấu hiệu như sốt cao, nôn mửa, ớn lạnh, run rẩy, ho khan, thở khó khăn hoặc cực kỳ mệt mỏi. Đây có thể là những dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như cúm hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn và trẻ rất cần được theo dõi điều trị.

Chẩn đoán trẻ bị cảm lạnh

Hầu hết các bệnh cảm lạnh thông thường đều được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể thực hiện kiểm tra các dấu hiệu khác chẳng hạn như: phù nề niêm mạc mũi, nghẹt mũi, cổ họng đỏ rát, sưng hạch bạch huyết ở cổ, phổi trong và sạch,…

Do các triệu chứng khi trẻ bị cảm lạnh khá tương đồng với nhiều bệnh lý khác, nên bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm thêm nếu nghi ngờ trẻ mắc bệnh cúm, nhiễm trùng hay một tình trạng khác, ví dụ xét nghiệm ngoáy mũi, chụp X-quang ngực,…

Phương pháp điều trị trẻ bị cảm lạnh

Không có cách chữa trị cảm lạnh và hầu hết trẻ đều sẽ tự khỏi sau một thời gian 4 – 10 ngày. Thay vào đó, việc điều trị trẻ bị cảm lạnh sẽ tập trung vào việc sử dụng các thuốc không kê đơn (thuốc OTC) và các biện pháp khác để giúp trẻ giảm bớt các triệu chứng, nhờ đó khiến trẻ cảm thấy dễ chịu hơn cho đến khi bệnh qua đi.

Cần lưu ý rằng thuốc kháng sinh sẽ không điều trị được cảm lạnh cho con bạn vì cảm lạnh là bệnh do virus và không thể điều trị bằng kháng sinh. Các loại thuốc OTC có thể làm giảm triệu chứng cảm lạnh bao gồm:

  • Thuốc giảm đau và hạ sốt như paracetamol, ibuprofen,…
  • Thuốc thông mũi như pseudoephedrine,…
  • Thuốc kháng histamin như cetirizin, desloratadine, fexofenadine,…
  • Thuốc giảm ho như dextromethorphan
  • Thuốc long đờm như guaifenesin, ambroxol,..

Tuy nhiên, bạn cần biết rằng có nhiều loại thuốc ho và cảm lạnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ, do đó, các lựa chọn về thuốc để điều trị cảm lạnh cho trẻ dưới 4 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh bị cảm lạnh đều cần được bác sĩ chỉ định. Đối với những trẻ từ 4 – 6 tuổi, bạn cũng chỉ nên sử dụng thuốc để điều trị cho trẻ khi được khuyến nghị từ dược sĩ hay bác sĩ.

Những biện pháp khác bạn có thể làm khi thấy có dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh bao gồm:

  • Cho trẻ uống nhiều nước, có thể bao gồm cả nước lọc, oresol, nước ép trái cây hay ăn súp/cháo ấm. Điều này giúp ngăn ngừa mất nước ở trẻ.
  • Đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi.
  • Giữ con bạn tránh xa khói thuốc lá. Khói thuốc sẽ khiến tình trạng khó chịu ở mũi và họng trở nên trầm trọng hơn.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm phun sương mát trong phòng trẻ vào ban đêm để giúp trẻ thở dễ dàng hơn. Làm sạch và lau khô máy tạo độ ẩm thật kỹ trước khi sử dụng để loại bỏ vi khuẩn hoặc nấm mốc có thể tích tụ trong thiết bị. 
  • Ngoài ra, vì hầu hết trẻ em dưới 4 tuổi thường không thể xì mũi, do đó bạn có thể dùng nước muối dạng sinh lý để rửa mũi cho trẻ và hút chất nhầy trong mũi ra bằng dụng cụ thích hợp, điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy đỡ nghẹt mũi.
  • Trẻ bị cảm lạnh có thể tiếp tục các hoạt động bình thường nếu trẻ có vẻ đủ khỏe để làm việc đó. Nếu chúng bị sốt hoặc biến chứng, tốt nhất nên giữ chúng ở nhà.

Phòng ngừa trẻ bị cảm lạnh như thế nào?

Cách tốt nhất để ngăn ngừa trẻ bị cảm lạnh là giữ trẻ tránh xa những người đang bị cảm lạnh nếu có thể, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi. Những virus gây bệnh ở người lớn hoặc trẻ lớn có thể gây bệnh nặng hơn đối với trẻ sơ sinh, do đó cần hết sức cẩn thận.

Ngoài ra, cần cho trẻ tiêm chủng đầy đủ tất cả các mũi tiêm chủng được khuyến nghị. Mặc dù chúng không ngăn ngừa được cảm lạnh nhưng chúng sẽ giúp ngăn ngừa một số biến chứng, chẳng hạn như nhiễm trùng tai hoặc nhiễm trùng phổi do vi khuẩn. Các bác sĩ nhi cũng khuyến cáo nên tiêm vacxin cúm mỗi năm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. 

Cuối cùng, hãy dạy trẻ ngăn ngừa cảm lạnh lây lan cũng như phòng ngừa bị nhiễm bệnh bằng cách rửa tay sạch sẽ và thường xuyên sau khi ho, hắt hơi, sổ mũi và hay sau khi tiếp xúc với người bị bệnh. Dạy trẻ biết cách che mũi và miệng bằng khăn giấy khi hắt hơi hoặc ho, vứt khăn giấy ngay vào thùng rác và rửa tay sau khi lau mũi hoặc xử lý khăn giấy.

Đặt lịch hẹn đưa trẻ khám khi bị cảm lạnh:


Câu hỏi thường gặp

Trẻ bị cảm lạnh phải làm sao?

Khi phát hiện trẻ bị cảm lạnh, cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, để trẻ nghỉ ngơi, có thể dùng máy phun sương để tạo độ ẩm trong phòng, rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý và vệ sinh nhà cửa thường xuyên để hạn chế lây lan bệnh.

Trẻ bị cảm lạnh uống thuốc gì?

Các loại thuốc OTC có thể làm giảm triệu chứng cảm lạnh bao gồm: thuốc giảm đau và hạ sốt, thuốc kháng histamin, thuốc giảm ho, long đờm,… Tuy nhiên khi sử dụng cho trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh, cần có sự chỉ định của bác sĩ vì nhiều loại thuốc có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng cho trẻ.

Trẻ bị cảm lạnh có nên tắm không?

Trẻ bị cảm lạnh vẫn nên tắm bình thường, tuy nhiên cần tắm đúng cách tránh để bệnh trở nên trầm trọng hơn. Tốt nhất là nên tắm cho bé với nước ấm khoảng 30 – 35 độ và tắm nhanh trong khoảng 3 – 5 phút.

Trẻ bị cảm lạnh bao lâu thì khỏi?

Hầu hết cảm lạnh ở trẻ sẽ không gây nguy hiểm, các triệu chứng thường biến mất sau 4 – 10 ngày mà không cần điều trị.

Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh bao lâu thì khỏi?

Cảm lạnh ở trẻ sơ sinh phần lớn không gây nguy hiểm và sẽ tự khỏi sau khoảng 10 ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ vẫn có nguy cơ gặp các biến chứng nghiêm trọng, do đó bạn vẫn nên đưa trẻ đi khám.

Trẻ bị cảm lạnh có sốt không?

Trẻ bị cảm lạnh thường có sốt nhẹ, đôi khi trẻ cũng có thể không sốt hoặc sốt nặng hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ sốt cao đột ngột (trên 38,5 độ), đây có thể là dấu hiệu của bệnh cúm hoặc những tình trạng khác nặng hơn.

Trẻ bị cảm lạnh có nên nằm điều hoà?

Trẻ bị cảm lạnh có thể nằm điều hòa, tuy nhiên cần lưu ý điều chỉnh nhiệt độ trong khoảng 27 – 29 độ để tránh trẻ bị lạnh, đồng thời cần vệ sinh máy điều hòa sạch sẽ và không để cửa gió của điều hòa thổi về phía trẻ.

Trẻ bị cảm cúm kiêng ăn gì?

Trẻ bị cảm cúm nên tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều dầu mỡ dễ gây buồn nôn, khó tiêu. Cũng nên tránh những thức ăn cứng, sẽ gây khó chịu cho cổ họng của bé và làm bé biếng ăn hơn. 

Trẻ bị cảm cúm nên ăn cháo gì?

Có nhiều loại cháo giúp giải cảm và bồi bổ cơ thể mà bạn có thể tham khảo như: cháo đậu xanh, cháo hành, cháo thịt băm gừng tươi, cháo bí ngô, cháo thịt bò cà rốt,…


Trên đây là những thông tin bạn cần biết về những điều nên làm khi trẻ bị cảm lạnh. Bài viết được tham khảo từ các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Nếu bạn có nhu cầu khám sức khỏe cho bé, xin vui lòng đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn trên docosan.com..