Trẻ thiếu canxi? Top 10 cách bổ sung canxi cho trẻ phụ huynh nên áp dụng

Trẻ thiếu canxi là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng trẻ bị còi xương; vì vốn dĩ, canxi là một trong những nguyên tố đa lượng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Trong tình trạng bình thường, tổng canxi chiếm khoảng 1,5 – 2% trọng lượng cơ thể, tham gia cấu tạo xương, răng; là thành phần chính tạo nên bộ khung xương của cơ thể. 

Do đó, việc tăng cường bổ sung và khả năng hấp thu canxi chính là chìa khóa vàng giúp ngăn ngừa tình trạng còi xương ở trẻ. Tuy nhiên; việc bổ sung và hấp thu canxi cho trẻ như thế nào là đúng, an toàn và hiệu quả? Hãy cùng Doctor có sẵn chia sẻ qua bài viết này!

Tại sao canxi lại cần thiết cho trẻ?

Cơ thể con người khi ở giai đoạn trẻ em và thanh thiếu niên chính là thời điểm vàng duy nhất để hình thành và phát triển một bộ khung xương chắc khỏe giúp nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Nên trẻ được cung cấp đầy đủ canxi khi bắt đầu đến độ tuổi trưởng thành sẽ có một hệ xương chắc khỏe nhất có thể. Điều này sẽ giúp trẻ chống lại các bệnh tật về xương khớp, điển hình là loãng xương khi trưởng thành sau này.

Đối với trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ thì canxi phải cần được nạp đủ hằng ngày để tăng cường phát triển chiều cao, hệ miễn dịch, chống lại các vi khuẩn gây bệnh, ngăn ngừa các bệnh như còi xương. Còi xương do thiếu canxi ở trẻ sẽ làm mềm xương và gây biến dạng xương như chân vòng kiềng, làm trẻ còi cọc, chậm lớn, gầy yếu và đôi khi gây đau, yếu cơ. 

Ngoài ra, trẻ thiếu canxi do khẩu phần ăn không cung cấp đủ hoặc do hấp thu canxi kém ở ruột non, là một trong các nguyên nhân dẫn đến giảm mật độ xương, gây bệnh loãng xương hay thiếu xương do mật độ khoáng của xương thấp hơn bình thường đều làm tăng nguy cơ gãy xương cho trẻ em. 

Canxi cũng là thành phần tham gia trực tiếp cấu tạo răng ở trẻ; vì vậy nếu không cung cấp đầy đủ canxi, chất lượng răng của trẻ sẽ kém, dễ sâu răng và răng mọc không đều. Trên hệ thần kinh, trẻ thiếu canxi thường sẽ hay khóc đêm, dễ giật mình khi ngủ, hay nổi cáu và ảnh hưởng đến trí nhớ, tập trung,…

Trẻ thiếu canxi sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể
Trẻ thiếu canxi sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể

Dấu hiệu trẻ thiếu canxi

Trẻ em đang trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện xương khớp thì nhu cầu canxi sẽ rất cao để cơ thể hoạt động bình thường. Tuy nhiên, để biết trẻ thiếu canxi thì dấu hiệu ở trẻ mà cha mẹ có thể nhận thấy như sau:

  • Tóc rụng vành khăn: Nguyên nhân do thiếu vitamin D khiến rối loạn chuyển hóa canxi trong cơ thể làm cho tóc phía sau gáy mọc ít hoặc không mọc.
  • Xương khớp biến dạng: Với trẻ sơ sinh, vùng thóp nằm giữa các xương sọ trên trán của trẻ. Thường ở trẻ từ 12 – 18 tháng tuổi thì thóp sẽ liền lại, khép kín. Nhưng khi trẻ thiếu canxi thì thóp sẽ lâu liền, đầu trẻ to bất thường trong khi cơ thể còi cọc, gầy yếu.

Vùng chân ở những trẻ thiếu canxi cũng có sự biến dạng như bị cong chữ O hay xòe chữ X, cơ yếu nên sẽ khiến trẻ lẫy, bò, đi đứng chậm hơn các trẻ cùng lứa tuổi.

  • Ra nhiều mồ hôi trộm vào ban đêm: Trẻ thiếu canxi sẽ dễ ra nhiều mồ hôi so với với những trẻ khác, thường gặp ở vùng trán, cổ, lưng, gáy. Nếu thường xuyên ra mồ hôi trộm nhiều vào ban đêm, trẻ dễ bị ốm sốt do mất nước và nhiễm lạnh.
  • Khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc: Việc rối loạn phóng thích chất dẫn truyền thần kinh Acetylcholine ở trẻ thiếu canxi ít nhiều làm cho vỏ não liên tục ở trạng thái hưng phấn, làm cho trẻ trằn trọc khó ngủ, ngủ không ngon giấc, hay giật mình, quấy khóc đêm.
  • Đau mỏi chân tay: Trẻ thiếu canxi sẽ khiến canxi không cung cấp đủ để xây đắp khung xương, khiến khung xương yếu đi, không nâng đỡ được cơ thể và đảm bảo các cử động linh hoạt cho trẻ. Nên trẻ sẽ thường kêu khóc vì đau mỏi chân tay, hay gặp ở bàn chân thậm chí còn bị chuột rút.
  • Bị nấc cụt, ọc sữa: Trẻ thiếu canxi gây co thắt thanh quản, làm khó thở; gây co thắt dạ dày làm nấc cụt, ọc sữa, nôn thức ăn.
  • Chậm nhận thức: Nguyên nhân do thiếu chất dẫn truyền tín hiệu thần kinh do hàm lượng canxi trong cơ thể thấp khiến trẻ phản xạ, nhận thức chậm; vận động kém linh hoạt hơn so với những trẻ khác.
  • Sâu răng, răng mọc chậm: Là dấu hiệu trẻ thiếu canxi thường gặp, dù cho cha mẹ rất giữ gìn vệ sinh răng cho trẻ nhưng răng vẫn bị sâu. Ngoài ra, lâu mọc răng, răng mọc lệch, lộn xộn; răng lỏng dễ rụng thì đa phần do trẻ thiếu canxi dẫn đến những biểu hiện này.

Cách kiểm tra trẻ thiếu canxi

Ngoài những dấu hiệu bên ngoài cơ thể trẻ để cha mẹ nhận biết tình trạng trẻ thiếu canxi. Phụ huynh cũng nên kiểm tra trẻ thiếu canxi thông qua các xét nghiệm y khoa để đánh giá chính xác nồng độ canxi trong cơ thể trẻ có ở mức bình thường hay không.

Xét nghiệm canxi máu: để xác định chính xác cơ thể trẻ thiếu canxi hay không, thiếu nhiều hay ít để bổ sung canxi kịp thời. Có hai loại xét nghiệm canxi máu:

  • Xét nghiệm canxi máu toàn phần: định lượng cả canxi tự do và canxi phức hợp protein. Đây là cách kiểm tra trẻ thiếu canxi thường được chỉ định.
Giá trị canxi tổng trung bình
Đối tượng/đơn vịmg/dlmmol/l
Trẻ < 10 ngày tuổi7,6 – 10,41,9 – 2,6
Trẻ 10 ngày – 2 tuổi9,0 – 10,62,3 – 2,65
Trẻ > 2 tuổi8,8 – 10,82,2 – 2,7
  • Xét nghiệm canxi ion hóa: chỉ đo lượng canxi tự do.
Giá trị canxi ion hóa trung bình
Đối tượng/đơn vịmg/dlmmol/l
Trẻ mới sinh4,2 – 5,581,05 – 1,37
Trẻ 2 tháng – 18 tuổi4,8 – 5,521,2 – 1,38

Đo mật độ xương (đo loãng xương): phương pháp này giúp cha mẹ kiểm tra trẻ thiếu canxi, vì xét nghiệm mật độ xương phản ánh xương dày hay mỏng. Kết quả đánh giá dựa vào chỉ số T-score. Tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương theo WHO:

    • Bình thường: T-score ≥ -1
    • Thưa xương: – 2,5 < T-score < -1
    • Loãng xương: T-score ≤ -2,5
    • Loãng xương nặng: loãng xương + tiền sử gãy  xương

    Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho trẻ thiếu canxi

    Mặc dù canxi là nguyên tố đa lượng rất quan trọng và chiếm tỉ lệ lớn trong cơ thể nhưng nó là dưỡng chất mà cơ thể không tự tổng hợp được cần phải được bổ sung từ bên ngoài vào. 

    Bổ sung canxi đầy đủ và đúng cách sẽ giúp trẻ phát triển cơ thể khỏe mạnh. Nhưng nếu cơ thể trẻ không được cung cấp đầy đủ canxi, cơ thể sẽ lấy canxi từ xương để duy trì hoạt động sống. Theo thời gian, điều này sẽ làm tăng nguy cơ loãng xương cho trẻ. Do đó, có thể bổ sung canxi bằng các thực phẩm bổ sung như sau:

    Muối khoáng chứa canxi

    Dù canxi rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, tuy nhiên cha mẹ chỉ nên bổ sung với liều lượng phù hợp không nên lạm dụng khi trẻ thiếu canxi vì sẽ dễ gây táo bón, biếng ăn, mệt mỏi, tăng huyết áp hay hiện tượng hóa xương sớm ở trẻ, vôi hóa thận,…

    Theo bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, liều lượng canxi cho trẻ em được khuyến cáo sử dụng như sau:

    • Trẻ em < 6 tháng tuổi: 300 mg/ngày
    • Trẻ em 6-11 tháng tuổi: 400 mg/ngày
    • Trẻ nhỏ 1-3 tuổi: 500 mg/ngày
    • Trẻ nhỏ 4-6 tuổi: 600 mg/ngày
    • Trẻ nhỏ 7-9 tuổi: 700 mg/ngày
    •  Nam vị thành niên 10-18 tuổi: 1000 mg/ngày
    •  Nữ vị thành niên 10-18 tuổi: 1000 mg/ngày

    Thông thường, trẻ thiếu canxi có thể bổ sung bằng các loại muối khoáng hữu cơ hay vô cơ có thể dùng ở dạng uống hoặc dạng tiêm như canxi glucoheptonat, canxi glubionat, canxi gluconat, canxi citrat, canxi phosphat, canxi lactat, canxi levulinat, canxi chlorid, canxi carbonat. 

    Gần đây, các nghiên cứu đã thành công chiết xuất canxi từ tảo biển được gọi là Aquamin F. Aquamin F là chất bổ sung canxi có nguồn gốc từ tảo đỏ Lithothamnion spp. Chiết xuất chứa hơn 30% canxi và cũng chứa magie cùng 72 chất khoáng khác giúp ngừa sự mất xương và tăng mật độ khoáng cho xương với ưu điểm dễ hấp thu và không gây nhiều tác dụng phụ. Nên có thể xem Aquamin F là chất bổ sung canxi an toàn, hiệu quả đầy tiềm năng cho trẻ thiếu canxi.

    Tảo đỏ Lithothamnion spp. - thảo dược giàu canxi tự nhiên
    Tảo đỏ Lithothamnion spp. – thảo dược giàu canxi tự nhiên

    Vitamin D (Calciferol)

    Trẻ thiếu canxi ngoài việc bổ sung canxi thì dung nạp thêm vitamin D cũng là điiều cần thiết. Có thể nói canxi và vitamin D là đôi bạn đồng hành cho sự hình thành, phát triển và đảm bảo sức khỏe xương, nhất là trong thời kỳtăng trưởng của trẻ. Canxi giúp xương cứng và chắc nhưng cơ thể không thể hấp thụ canxi nếu thiếu vitamin D.

    Một tổng tích năm 2007 gồm 29 nghiên cứu bổ sung hằng ngày 1200mg canxi và ít nhất 800 đơn vị vitamin D sẽ giảm tỷ lệ gãy xương và gia tăng vừa phải mật độ xương. Vì vậy, theo liều dùng vitamin D khuyến cáo dùng hằng ngày cho trẻ như sau:

    • Trẻ < 6 tháng tuổi – vị thành niên 18 tuổi: 5 mcg/ngày

    Vitamin K2 (Menaquinon – 7)

    Vitamin K2 có nhiều ý nghĩa trong quá trình phát triển hệ xương ở trẻ thiếu canxi. Nó là yếu tố có vai trò kích hoạt Osteocalcin để lấy canxi trong máu liên kết với các mô ở xương giúp hạn chế thoái hóa và nguy cơ loãng xương. Nhờ đó mà đảm bảo cho một hệ xương khớp khỏe mạnh, ít xảy ra bệnh lý hay chấn thương. 

    Chưa có nhiều nghiên cứu khuyến cáo liều dùng chính xác vitamin K2 cho trẻ em. Theo nghiên cứu về tác dụng của vitamin K2 trên sức khỏe và bệnh tật ở trẻ em, liều dùng khuyến cáo vitamin K2 (MK-7) được chấp nhận cho trẻ em là 45 – 50 mcg/ngày.

    Muối khoáng chứa Magie, Kẽm

    Magie tác dụng trên hệ xương khớp đóng vai trò thúc đẩy sự hấp thu canxi. Magie giúp cơ thể xây dựng các tế bào xương mới, làm giảm tỷ lệ gãy xương do loãng xương ở những trẻ thiếu canxi. Đối với trẻ em Việt Nam, liều dùng magie được khuyến cáo:

    • Trẻ em < 6 tháng tuổi: 36 mg/ngày
    • Trẻ em 6 – 11 tháng tuổi: 54 mg/ngày
    • Trẻ nhỏ 1 – 3 tuổi: 65 mg/ngày
    • Trẻ nhỏ 4 – 6 tuổi: 76 mg/ngày
    • Trẻ nhỏ 7 – 9 tuổi: 100 mg/ngày

    Kẽm có nhiều chức năng sinh học quan trọng liên quan đến cấu hình và chức năng của các enzyme tham gia yếu tố phiên mã ADN ở nhiều tế bào trong đó có các tế bào xương nhằm kích thích phát triển chiều cao cho trẻ. Liều dùng kẽm cho trẻ sẽ khác nhau ở các lứa tuổi:

    • Trẻ em 0 – 6 tháng tuổi: ≤ 4 mg/ngày
    • Trẻ em 7 – 12 tháng tuổi: 5 mg/ngày
    • Trẻ 1 – 3 tuổi: 7 mg/ngày
    • Trẻ 4 – 8 tuổi: 12 mg/ngày
    • Trẻ 9 – 13 tuổi: 23 mg/ngày
    • Trẻ 14 – 18 tuổi: 34 mg/ngày

    Top những thực phẩm cần thiết cho trẻ thiếu canxi

    Mặc dù có thể uống hoặc tiêm truyền bổ sung canxi vào cơ thể nhưng cách an toàn và hiệu quả nhất vẫn là thông qua nguồn thực phẩm giàu dưỡng chất canxi mà ăn hằng ngày. Điểm qua một số nhóm thực phẩm cần thiết cho trẻ thiếu canxi!

    Sữa và các sản phẩm từ sữa

    Nhìn chung sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, bơ,…có lợi cho sức khỏe và được dùng rộng rãi trong cộng đồng. Đặc biệt, trong sữa có hàm lượng canxi cao và nhiều chất khoáng khác như magie, kẽm; giúp bổ sung và hấp thu canxi, vitamin D cho cơ thể phát triển.

    Theo bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm:

    • 250 ml sữa chứa 310 mg canxi
    • 250 ml nước sữa chứa 300 mg canxi
    • 175 g sữa chua chứa 272 mg canxi
    Trẻ từ 2-5 tuổi nên uống từ 2 - 2,5 cốc sữa mỗi ngày
    Trẻ từ 2-5 tuổi nên uống từ 2 – 2,5 cốc sữa mỗi ngày

    Các loại thủy hải sản

    Bên cạnh sữa, thủy hải sản là một trong những nhóm thực phẩm giàu canxi, đặc biệt là các loại hải sản giàu canxi như tôm, cua, hàu,… Thực tế dễ thấy rằng trong vỏ các loài giáp xác như tôm, cua đã chứa một lượng lớn canxi. Ngoài ra, thành phần dinh dưỡng các loại cá biển cũng chứa một lượng lớn canxi mà trẻ cần:

    •  75 g cá mòi Đại Tây Dương chứa 286 mg canxi
    • 75 g cá hồi chứa 212 mg canxi
    • 75 g cá thu chứa 181 mg canxi
    Thủy hải sản - nguồn thực phẩm giàu canxi từ đại dương
    Thủy hải sản – nguồn thực phẩm giàu canxi từ đại dương

    Ngũ cốc và các loại hạt

    Khi nhắc đến thực phẩm giàu canxi không thể bỏ qua các loại ngũ cốc và hat. Cụ thể như sau:

    • ¾ chén đậu nành Nhật Bản nấu chính chứa 207 mg canxi
    • 150 g đậu nành lên men, nấu chín chứa 207 mg canxi
    • 2 thìa canh hạt chia chứa 136 mg canxi
    • ¾ chén đậu trắng nấu chín chứa 119 mg canxi
    • ¼ chén hạnh nhân rang khô chứa 94 mg canxi

    Rong biển

    Rong biển ngoài công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch,… mà còn là nguồn thực phẩm rất giàu khoáng chất trong đó có canxi. Cứ 100g rong biển sẽ bao gồm một số các dưỡng chất như sau:

    • Canxi: 60% RDI (700 mg)
    • Magie: 180% RDI (400 mg)
    • Vitamin K: 80% RDI (25 mcg)
    ½ chén tảo biển wakame chứa 63 mg canxi
    ½ chén tảo biển wakame chứa 63 mg canxi

    Làm gì để tăng cường hấp thu canxi cho trẻ?

    Ngoài việc bổ sung dưỡng chất cho trẻ thiếu canxi thì cha mẹ cũng nên cho trẻ tăng cường vận động, hoạt động thể thao ngoài trời để hấp thu canxi được tốt nhất có thể.

    Tích cực vận động

    Tăng vận động cơ thể sẽ kích thích, đẩy mạnh quá trình trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng, giúp giảm khả năng mất dần canxi, làm chậm quá trình oxi hóa xương. Đồng thời tăng cường lượng canxi từ máu vào mô xương giúp bồi đắp xương vững chắc và phát triển tốt hơn. Nên cho trẻ ngoài ăn uống đủ dinh dưỡng cần kết hợp rèn luyện thể dục thể thao như bơi lội, bóng rổ, đạp xe, chạy bộ,…

    Thường xuyên tắm nắng

    Vitamin D – chất giúp hấp thu canxi ngoài được cung cấp bởi chế độ ăn thì còn được tổng hợp dưới da bởi ánh nắng mặt trời. Tia UV-B là tác nhân chính kích thích tổng hợp vitamin D cho cơ thể. Thông thường, tắm nắng từ 5 – 15 phút, 4 – 6 lần/tuần sẽ cung cấp tương đương khoảng 15.000 đơn vị vitamin D cần thiết ở những trẻ thiếu canxi. Điều này sẽ giúp trẻ tăng cường hấp thu canxi nhanh nhất có thể.

    Lưu ý: Nên tắm nắng vào buổi sáng sớm trong ngày tránh các buổi nắng to sẽ gây nguy cơ nám da, nổi ban đỏ hay thậm chí là ung thư da.

    Thường xuyên tắm nắng giúp ngăn ngừa thiếu canxi cho trẻ
    Thường xuyên tắm nắng giúp ngăn ngừa thiếu canxi cho trẻ

    Câu hỏi thường gặp

    Cách khắc phục thiếu canxi ở trẻ sơ sinh

    Bổ sung các muối khoáng chứa canxi cũng như magie, kẽm cho trẻ. Cung cấp đủ sữa đặc biệt là sữa mẹ rất cần thiết cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tắm nắng cũng giúp tổng hợp thêm vitamin D giúp tăng cường hấp  thu canxi cho trẻ.

    Dấu hiệu trẻ 2 tuổi thiếu canxi là gì?

    Trẻ khó ngủ và ngủ không ngon giấcu003cbru003eThường giật mình khóc vào ban đêmu003cbru003eThường đổ mồ hôi trộm nhiều vào ban đêmu003cbru003eTrẻ biếng ăn, còi xươngu003cbru003eTrẻ chậm nhận thức, hay khó chịu và quấy khócu003cbru003eTrẻ hay bị sâu răng, chậm mọc răngu003cbru003eRụng tóc hình vành khăn,…

    Dấu hiệu trẻ 3 tuổi thiếu canxi là gì?

    Trẻ bị các vấn đề về cơ: chuột rút, đau nhức và tê mỏi tay chân.u003cbru003eMen răng kém khiến răng xỉn màu, dễ sâu răng, chậm mọc răng.u003cbru003eNgủ không ngon hay ra mồ hôi trộm.u003cbru003eMóng tay dễ gãy.

    Dấu hiệu thiếu canxi ở trẻ 7 tuổi là gì?

    Ngoài các biểu hiện về răng (sâu răng, răng mọc chậm); tay chân đau nhức, cơ thể còi cọc, lười vận động;u003cbru003eTrẻ thường phản ứng chậm;u003cbru003eTrẻ dễ bị cảm sốt;u003cbru003eTrí nhớ kém, hay quên, học tập kém.

    Dấu hiệu thiếu canxi ở trẻ 10 tuổi là gì?

    Hay gặp các vấn đề về da như da khô, eczema, vảy nến;u003cbru003eMệt mỏi và trầm cảm;u003cbru003eMóng tay giòn và dễ bị tê tay chân;u003cbru003eĐau nhức răng và hay bị chuột rút.

    Trẻ chậm biết đi có phải thiếu canxi không?

    Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ chậm biết đi như do di truyền, bại não, bệnh về cơ, hay ốm vặt nên lười vận động,… Cha mẹ cần quan sát các biểu hiện của con mình, đồng thời nên thực hiện thăm khám, xét nghiệm ở các bệnh viện, trung tâm y tế uy tín để có kết quả chính xác và chữa trị kịp thời cho trẻ.

    Sữa dành cho trẻ thiếu canxi

    Ngoài sữa mẹ, có thể bổ sung cho trẻ các loại sữa bò, sữa hạt ngũ cốc có hàm lượng canxi cao như sữa đậu nành, sữa mè đen, sữa yến mạch,… hay có thể dùng thêm các sữa công thức có thành phần bổ sung canxi, vitamin D, vitamin K2 tăng cường dưỡng chất cho trẻ.

    Xét nghiệm gì để biết trẻ thiếu canxi?

    Xét nghiệm canxi máu toàn phần thường được chỉ định để biết trẻ thiếu canxi hay không.u003cbru003eNgoài ra có thể dùng xét nghiệm canxi ion hóa hay đo mật độ xương (đo loãng xương) để đánh giá trẻ thiếu canxi.

    Hi vọng rằng thông qua bài chia sẻ này, cha mẹ sẽ có thêm kiến thức cũng như cách phòng ngừa tình trạng thiếu canxi ở trẻ thông qua bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cũng như tập luyện thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe, cải thiện tầm vóc cho những thiên thần nhỏ của mình. 
    Nếu bạn hay người thân có con trẻ cần được tư vấn thêm hoặc thăm khám, chẩn đoán xin vui lòng đặt lịch khám với chuyên gia hoặc bác sĩ nhi khoa, dinh dưỡng.