Triệu chứng bệnh trĩ nào cần lưu ý?

Triệu chứng bệnh trĩ nào cần lưu ý là vấn đề được càng nhiều người quan tâm. Do đặc thù công việc, làm số người mắc bệnh trĩ càng nhiều, nhưng vẫn chưa hiểu rõ được về bệnh trĩ. Bài viết dưới đây của Docosan sẽ giúp bạn có thêm thông tin về triệu chứng bệnh trĩ.

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là các bệnh của hệ thống mạch máu, cơ trơn và mô liên kết được lót bởi lớp biểu mô bình thường của ống hậu môn. Tình trạng gia tăng áp lực thường xuyên như rặn đi cầu, kèm ứ máu liên tục sẽ dẫn đến phình giãn và tạo các búi trĩ vào trong hậu môn. Bên cạnh đó, càng lớn tuổi thì các cấu trúc mô liên kết nâng đỡ ngày càng bị suy yếu, các búi trĩ tụt dần ra khỏi lỗ hậu môn gây ra trĩ nội sa.

Triệu chứng bệnh trĩ
Triệu chứng bệnh trĩ nào cần lưu ý?

Phân loại bệnh trĩ

Trĩ chủ yếu có 2 loại, bao gồm:

  • Trĩ nội: Nếu búi trĩ xuất phát phía trên đường lược thì được gọi là trĩ nội. Trĩ nội được bao phủ bởi niêm mạc và biểu mô chuyển tiếp.
  • Trĩ ngoại: Nếu búi trĩ xuất phát phía dưới đường lược, được gọi là trĩ ngoại. Trĩ ngoại được phủ bởi lớp biểu mô vảy.

Phân độ bệnh trĩ

Dựa vào sự tiến triển của búi trĩ còn nằm bên trong hay đã sa ra khỏi hậu môn mà có 4 mức độ.

  • Trĩ độ 1: búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.
  • Trĩ độ 2: bình thường trĩ nằm gọn trong ống hậu môn, khi rặn đi cầu búi trĩ thập thò ra ngoài.
  • Trĩ độ 3: mỗi lần đi cầu hoặc đi lại nhiều, làm việc nặng hoặc ngồi xổm thì búi trĩ lại sa ra ngoài. Sau đó, ệnh nhân nằm nghỉ một lúc búi trĩ mới tụt vào hoặc dùng tay đẩy nhẹ vào.
  • Trĩ độ 4: búi trĩ thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn.
Triệu chứng bệnh trĩ
Triệu chứng bệnh trĩ nào cần lưu ý?

Nguyên nhân gây bệnh trĩ

Búi trĩ có thể phát triển do áp lực gia tăng ở phần dưới trực tràng do:

  • Rặn khi đi cầu: rặn làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch gây căng giãn và ứ máu.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài.
  • Béo phì.
  • Mang thai.
  • Giao hợp qua đường hậu môn.
  • Chế độ ăn uống ít chất xơ.

Những người thường xuyên lao động nặng như khuân vác, vận động viên cử tạ, những người đứng lâu, ngồi nhiều như thư ký, nhân viên bán hàng sẽ làm gia tăng áp lực ổ bụng gây ra trĩ.

Ngoài ra, có khối u vùng tiểu khung bao gồm u đại trực tràng, u ở tử cung cũng là yếu tố nguy cơ mắc bệnh.

Triệu chứng bệnh trĩ

Các dấu hiệu và triệu chứng của trĩ có thể bao gồm:

  • Chảy máu không kèm đau trong quá trình đi tiêu. Chảy máu là triệu chứng sớm nhất và thường gặp nhất. Ban đầu, lượng máu ít, đỏ tươi. Về sau, khi rặn nhiều thì máu chảy càng nhiều thành giọt hay thành tia. Nặng hơn là khi ngồi xổm cũng chảy máu.
  • Ngứa hoặc kích thích ở vùng hậu môn do dịch nhầy từ sự bài tiết của niêm mạc ống hậu môn.
  • Đau hoặc khó chịu, dao động từ không đau, đau ít đến rất đau do nứt hậu môn, tắc hoặc nghẹt.
  • Sưng vùng quanh hậu môn

Ngoài ra, bệnh nhân có thể cảm nhận, sờ thấy một khối nhô lên gần hậu môn.( Đó có thể là huyết khối tại búi trĩ)

Triệu chứng bệnh trĩ
Triệu chứng bệnh trĩ nào cần lưu ý?

Triệu chứng trĩ thường phụ thuộc vào vị trí:

Trĩ nội

Triệu chứng bệnh trĩ nội thường không gây đau, ngay cả khi chảy máu. Bệnh nhân có thể thấy máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc nhỏ giọt vào bồn cầu nhà vệ sinh.

Búi trĩ thường không thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được, và thường không xuất hiện các triệu chứng của trĩ nội gây khó chịu.

Trĩ nội cũng có thể bị sa ra ngoài hậu môn tạo trĩ nội sa. Khi trĩ bị sa, có thể gây kích thích gây ra ngứa, đau và rát.

Trĩ ngoại

Triệu chứng của trĩ ngoại rất khó chịu nhất, vùng da trên búi trĩ bị kích thích và bị loét. Nếu có cục máu đông hình thành bên trong búi trĩ ngoại, cơn đau có thể xuất hiện đột ngột và nghiêm trọng.

Biến chứng của bệnh trĩ

Biến chứng của bệnh trĩ thì rất hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra bao gồm:

  • Thiếu máu do mất máu mạn tính.
  • Nghẹt búi trĩ nếu búi trĩ sa và bị mắc kẹt làm cho mạch máu máu cung cấp cho búi trĩ bị tắc.
  • Tắc mạch: Là tình trạng hình thành cục máu đông bên trong mạch máu của búi trĩ.
  • Viêm da quanh hậu môn, gây ngứa ngáy, nóng rát.

Điều trị bệnh trĩ

Điều trị bảo tồn và chế độ sinh hoạt

  • Phương pháp điều trị hữu hiệu cho trĩ xuất huyết là xây dựng chế độ ăn nhiều chất xơ, hạn chế các chất kích thích như các chất cay nóng và rượu bia.
  • Bệnh nhân cần tránh hoạt động quá mạnh, tránh ngồi nhiều hoặc đứng quá lâu.
  • Thay đổi thói quen đi cầu tránh táo bón.
  • Phương pháp ngồi ngâm hậu môn trong nước ấm giúp cải thiện triệu chứng.

Dùng thuốc điều trị

Có thể dùng các thuốc bôi hoặc nhét tại chỗ, thuốc hỗ trợ tuần hoàn tĩnh mạch.

Điều trị ngoại khoa

Các trường hợp trĩ có các biến chứng hay huyết khối, cần được can thiệp sớm bằng cách thực hiện phương pháp cắt bỏ theo các phương pháp ngoại khoa.

  • Chích xơ chỉ định trong trĩ độ 1 và 2, không chỉ định cho trĩ ngoại, trĩ có huyết khối, trĩ nội bị viêm loét hoặc hoại tử.
  • Thắt bằng dây thun chỉ định trong trĩ độ 2 và 3. Thắt vòng cao su được đặt bao quanh búi trĩ, gây ra sự thiếu máu cục bộ, búi trĩ bị xơ, teo lại và tự rụng đi. Đây là phương pháp dễ thực hiện, rẻ tiền, có thể điều trị ngoại trú.
  • Thủ thuật chích xơ hoặc thắt búi trĩ bằng dây thun mạch máu thường được áp dụng cho các trường hợp trĩ mức độ nhẹ
  • Phương pháp Longo: Phương pháp này đã trở thành một lựa chọn được chấp nhận rộng rãi trong phẫu thuật cắt bỏ trĩ để điều trị trĩ nội độ 3 và độ 4. Đây là phương pháp không cắt trĩ mà làm gián đoạn các mạch máu trĩ trên và giữa, sau đó khâu niêm mạc hậu môn-trực tràng bị sa lên trên, đưa các búi trĩ vào trong ống hậu môn. Phương pháp này ít gây khó chịu hơn vì không cắt bỏ vùng da hậu môn.
  • Phương pháp khâu triệt mạch THD được thực hiện dưới hướng dẫn siêu âm để làm tắc mạch cung cấp máu cho hậu môn.
  • Cắt trĩ bằng các phương pháp kinh điển can thiệp trực tiếp vào búi trĩ nên thường gây đau. Bao gồm: Miligan Morgan, Ferguson, White Head.

Phòng ngừa bệnh trĩ

Để ngăn ngừa trĩ và giảm triệu chứng trĩ, hãy làm theo các phương pháp sau:

  • Ăn thực phẩm nhiều chất xơ.
  • Uống nhiều nước.
  • Không rặn mạnh khi đi cầu vì khi cố gắng rặn sẽ tạo ra áp lực lớn hơn lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới làm búi trĩ phình to và dễ chảy máu.
  • Tập thể dục. Duy trì vận động mỗi ngày để giúp ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch..
  • Tránh ngồi lâu.
Triệu chứng bệnh trĩ
Triệu chứng bệnh trĩ nào cần lưu ý?

Tóm lại, bệnh trị khá phổ biến hiện nay do đặc thù những công việc cần đứng và ngồi lâu càng nhiều. Vì vậy, mỗi người cần hiểu rõ các triệu chứng bệnh trĩ. Khi có những dấu hiệu trên, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.