Tại sao phải sống lạc quan? 6 cách giúp bạn sống vui vẻ hơn

Ngày nay, do quá nhiều yếu tố ảnh hưởng từ cuộc sống, con người ngày càng có xu hướng sống tiêu cực và thiếu lạc quan. Tuy nhiên, sự lạc quan được cho rằng có thể mang lại nhiều tác động tích cực đối với sức khỏe tinh thần và thể chất, con người càng sống lạc quan thì càng trở nên hạnh phúc và khỏe mạnh. Vậy lạc quan là gì và vì sao chúng ta phải sống vui vẻ, hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

lạc quan

Lạc quan là gì?

Từ “lạc quan” (optimism), xuất phát từ optimum có nghĩa là điều kiện tốt nhất. Trong tâm lý học, sự lạc quan là một tập hợp những niềm tin và đặc điểm giúp các cá nhân suy ngẫm về những khía cạnh tích cực của cuộc sống hơn là những mặt tiêu cực. Đó là một hình mẫu cá tính thể hiện sự kiên cường và sức mạnh cá nhân.

Thuật ngữ “lạc quan” bao gồm hai khái niệm có mối tương quan chặt chẽ với nhau, bao gồm xu hướng hy vọng và tin rằng chúng ta đang sống trong “thế giới tốt nhất có thể có” (the best of all possible worlds), được đặt ra bởi triết gia người Đức Gottfried Wilhelm Leibniz trong cuốn Candide của Voltaire .

Scheier và Carver đã đưa ra giả thuyết về khuynh hướng hướng tới sự lạc quan trong nghiên cứu của họ, coi đó là một đặc điểm có thể ảnh hưởng đến cách các cá nhân đối mặt với các vấn đề xã hội ở hiện tại, quá khứ và tương lai. Những người lạc quan có thái độ tích cực về các vấn đề diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.

Trong nghiên cứu được thực hiện liên quan đến quan điểm này, người ta đã tìm thấy mối tương quan tích cực giữa sự lạc quan và sức khỏe thể chất và tinh thần. Những người sống lạc quan có xu hướng kiên cường hơn trước những tình huống khó khăn và sử dụng các chiến lược ứng biến phù hợp hơn.

Ngược lại, các nghiên cứu được thực hiện bởi Peterson và Seligman chủ yếu hướng tới sự hiểu biết về cơ sở tâm lý của sự bi quan đã chỉ ra rằng sự lạc quan được đặc trưng bởi xu hướng của một người tin rằng các vấn đề tiêu cực là không cố định (không tự lặp lại), cụ thể (tự giới hạn và sẽ không ảnh hưởng đến bất kỳ hoạt động nào khác của họ) và họ không cần chịu trách nhiệm về các vấn đề đó.

Những người lạc quan tin rằng những sự kiện tích cực diễn ra ổn định và thường xuyên hơn những sự kiện tiêu cực, họ có thể tránh được các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày và ngăn chặn chúng xảy ra, và do đó họ có thể đối phó với các tình huống khó khăn dễ dàng hơn những người bi quan.

Mặt khác, khi đề cập đến quan điểm nhận thức xã hội, sự lạc quan được cho là hệ quả của việc đánh giá thấp rủi ro về mặt nhận thức. Nó phản ánh niềm tin của người lạc quan rằng những sự kiện tích cực có nhiều khả năng xảy ra hơn trong khi những vấn đề tiêu cực thường ảnh hưởng đến người khác. Weinstein định nghĩa hiện tượng này là “sự lạc quan phi thực tế”. Khuynh hướng lạc quan này được cho là sự bóp méo nhận thức có hệ thống trong việc đánh giá khả năng gặp phải các vấn đề tiêu cực của một người.

Như vậy, có nhiều khái niệm đưa để trả lời cho câu hỏi lạc quan là gì, song nhìn chung, lạc quan chính là khuynh hướng niềm tin và hy vọng rằng những vấn đề trong cuộc sống sẽ trở nên tích cực và thuận lợi. Song, đặt lịch hẹn tư vấn tâm lý với chuyên gia để hiểu rõ hơn tầm quan trọng của lạc quan:

Những lợi ích của lạc quan đối với sức khỏe và đời sống

Lợi ích của lạc quan đối với sức khỏe tinh thần

Sự lạc quan được cho là có vai trò quan trọng trong đối với sức khỏe tinh thần của con người. Khi gặp khó khăn, những người lạc quan yêu đời ít có xu hướng đổ lỗi cho bản thân hoặc người khác về những gì đã xảy ra như những người bi quan. Thay vì chìm đắm trong những cảm xúc tiêu cực này, họ tìm cách để làm tốt hơn vào lần sau.

Những nghiên cứu gần đây cho thấy so với những người lạc quan, những người bi quan nuôi dưỡng ít hy vọng vào tương lai và có nhiều nguy cơ mắc chứng rối loạn trầm cảm và lo âu hơn, dẫn đến suy giảm chức năng xã hội và chất lượng cuộc sống.

Lợi ích của lạc quan đối với sức khỏe thể chất

Sự lạc quan mang lại lợi ích cho sức khỏe thể chất bằng cách thiết lập những kỳ vọng mang tính chất tích cực. Một người tin rằng họ có khả năng cải thiện sức khỏe có thể có nhiều khả năng cải thiện sức khỏe thành công hơn. Mặc dù có rất ít nghiên cứu được công bố về vấn đề này những mối quan hệ giữa sức khỏe thể chất và sự lạc quan cũng đóng một vai trò quan trọng, ví dụ như:

  • Trong một nghiên cứu trên nhóm đối tượng người trong độ tuổi từ 65-85 của Giltay và cộng sự,  người ta thấy rằng những người có xu hướng lạc quan có xác suất tử vong nói chung và tử vong do tim mạch nói riêng.
  • Matthews và cộng sự đã quan sát thấy rằng trong ba năm sau thời kỳ mãn kinh, chứng xơ vữa động mạch cảnh có xu hướng tiến triển chậm hơn ở những phụ nữ lạc quan so với những người bi quan cùng lứa tuổi.
  • Liên quan đến bệnh nhân ung thư, Schulz cho rằng điểm số đánh giá mức độ bi quan cao dự đoán tình trạng tử vong sớm ở những bệnh nhân trẻ mắc bệnh ung thư vú. Trong số những bệnh nhân bị ung thư cổ hoặc đầu, những người lạc quan có tỷ lệ sống sót cao hơn đáng kể sau một năm chẩn đoán so với những người bi quan.
  • Trong một nghiên cứu gần đây, Ironson và cộng sự cho thấy tinh thần lạc quan có ảnh hưởng tích cực đến sự tiến triển bệnh ở những bệnh nhân mắc bệnh AIDS.

Lợi ích của lạc quan đối với cuộc sống

  • Lạc quan góp phần tăng năng suất làm việc: Trong những tình huống thử thách, người lạc quan chủ yếu tập trung vào giải pháp giải quyết hơn là bản chất của vấn đề. Điều đó giúp họ có thể phát triển các kế hoạch định hướng nhằm tăng năng suất làm việc.
  • Lạc quan giúp tạo điều kiện thăng tiến: Những người lạc quan thường có nhiều tương tác xã  hội tích cực hơn trong môi trường làm việc của họ, giúp họ có nhiều điều kiện thăng tiến hơn trong sự nghiệp.
  • Lạc quan giúp con người có trải nghiệm trọn vẹn hơn: Những người lạc quan thường dễ dàng tập trung và ít bị phân tán bởi các căng thẳng và lo lắng. Điều đó giúp họ có thể tận hưởng nhiều hơn từ các mối quan hệ, sự nghiệp, sở thích cũng như các khía cạnh khác trong cuộc sống.

Đặt hẹn tư vấn tâm lý nếu bạn đang rơi vào tình trạng nản ý, thiếu sức sống:

Vì sao lạc quan lại có lợi cho sức khỏe?

Người lạc quan có sự hiểu biết nhiều hơn về sức khỏe và biết cách bảo vệ sức khỏe của bản thân

Kiến thức là điều kiện cần để duy trì và phục hồi sức khỏe. Những người lạc quan thường hiểu biết nhiều hơn về cách duy trì sức khỏe tốt và cũng theo dõi sức khỏe của họ chặt chẽ hơn.

Người lạc quan có những thói quen sống lành mạnh hơn

Sự hiểu biết về sức khỏe của những người lạc quan sẽ giúp hình thành những thói quen sống lành mạnh hơn. Ví dụ, một nghiên cứu năm 2002 cho thấy những người có tinh thần lạc quan sẽ thường xuyên tập thể dục hơn, ít hút thuốc và chỉ uống rượu ở mức độ vừa phải. Họ cũng ngủ nhiều và chất lượng giấc ngủ tốt hơn. Ngoài ra, họ còn ăn nhiều trái cây và rau quả hơn. Những điều này lần lượt thúc đẩy các hoạt động lành mạnh, giúp những người sống lạc quan có một sức khỏe tốt.

Người lạc quan thường giải quyết các khó khăn hiệu quả hơn

Dù lạc quan yêu đời đến đâu thì tất cả chúng ta đều phải đối mặt với những thất bại. Nhiều nghiên cứu cho thấy những người lạc quan đối phó với những vấn đề khó khăn trong cuộc sống hiệu quả hơn. Họ thường có xu hướng tập trung vào vấn đề (không phải là những cảm xúc buồn bã, sợ hãi xung quanh) và dựa vào việc đối mặt trực tiếp để tìm cách giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của vấn đề đó.

Ví dụ, một người lạc quan khi mắc bệnh ung thư có thể tập trung dành thời gian để cố gắng tìm hiểu các phương án điều trị và nghiên cứu mới nhất, tìm kiếm và nhận lời khuyên từ nhiều chuyên gia, đồng thời lựa chọn và kiên trì theo đuổi phương án điều trị để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.

Những người lạc quan có những mối quan hệ xã hội tốt hơn và nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn

Mọi người có xu hướng thích những người lạc quan hơn những người bi quan, và các nghiên cứu xác nhận rằng xét về mặt số lượng, những người lạc quan có nhiều bạn bè hơn, mối quan hệ bền chặt hơn với bạn bè của họ và ít xảy ra các tương tác xã hội tiêu cực hơn.

Do đó, khi đối mặt với những vấn đề sức khỏe bất lợi, họ có thể dựa vào các mối quan hệ xã hội đó và nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn, giải quyết các vấn đề hiệu quả hơn.

Lạc quan có tác động tiêu cực gì không?

Mặc dù lạc quan mang lại nhiều lợi ích tích cực nhưng cũng không thể phủ nhận rằng, sự lạc quan một cách quá mức cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. Có thể nhận biết thông qua những biểu hiện sau:

  • Có ảo tưởng phi thực tế về khả năng kiểm soát: bạn sẽ có niềm tin thái hóa về năng lực kiểm soát bất kỳ các vấn đề của bản thân.
  • Có ảo tưởng phi thực tế về sự vượt trội: nhận thức của một người trở nên tích cực hơn thực tế – nói cách khác, họ nghĩ mình tài năng hơn người khác.
  • Có niềm tin rằng bản thân ít trải qua những vấn đề tiêu cực hơn và có nhiều cơ hội thành công hơn người khác.

Tất cả biểu hiện trên có khả năng khiến bạn đưa ra những quyết định sai lầm và tạo ra những kế hoạch chiến lược không thực tế do đánh giá sai lầm về rủi ro và lợi ích của các tình huống có thể xảy ra cũng như mức độ kiểm soát tình huống của bạn. Bạn có thể nhận sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý:

Cách rèn luyện tinh thần lạc quan 

  • Tập trung vào điểm mạnh của bản thân: Hãy dành thời gian để xác định và khám phá những điểm mạnh của bạn. Điều này có thể giúp nuôi dưỡng cảm giác hy vọng và khả năng phục hồi.
  • Điều chỉnh suy nghĩ tiêu cực. Trong những tình huống khó khăn, hãy quản lý những suy nghĩ tiêu cực của bạn và nhận thức được hậu quả của chúng đối với cảm xúc, sức khỏe thể cũng như hành vi của bạn. Điều chỉnh những suy nghĩ tiêu cực tạo cơ hội để bạn phát triển và giải quyết những khó khăn.
  • Trau dồi tư duy tích cực: Tích cực hướng tới một cái nhìn tích cực hơn bằng cách chia sẻ những suy nghĩ tích cực. Thử thách bản thân nói một điều tích cực với người khác mỗi ngày. Bạn có thể đưa ra một lời khen hoặc đơn giản là nói ra điều gì đó khiến bạn hạnh phúc.
  • Thường xuyên tiếp xúc những người sống tích cực và lạc quan: Bằng chứng cho thấy cả cảm xúc tích cực và tiêu cực đều có thể “lan truyền”, vì vậy hãy thận trọng trong việc lựa chọn môi trường xã hội và các mối quan hệ của bạn với những người xung quanh. Những người đầy hy vọng và sống tích cực có thể lan truyền nguồn năng lượng đó và khiến bạn cảm thấy lạc quan hơn.
  • Thực hành lòng biết ơn: Những thói quen đơn giản như viết nhật ký hoặc gửi lời cảm ơn có thể mang lại tinh thần thoải mái, sự lạc quan và hạnh phúc.
  • Tập thể dục: Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích sức khỏe có thể ảnh hưởng đến tâm trạng chung của bạn. Hơn nữa, tập thể dục làm tăng sản xuất serotonin và ức chế hormone gây căng thẳng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng rèn luyện tinh thần lạc quan của bạn.

Sống và có suy nghĩ lạc quan luôn mang lại cho bạn cảm giác an toàn:

Chuyên gia tâm lý giúp bạn sống lạc quan hơn

  • Chuyên gia tâm lý Trần Anh Vũ – Thủ Đức, TPHCM: Đã có hơn 9 năm kinh nghiệm tham vấn và điều trị tâm lý với hơn 2000 giờ thực hàng lâm sàng được giám sát bởi các nhà trị liệu kinh nghiệm. Đối với các trường hợp nản lý, sống tích cực, chuyên gia sẽ theo sát bệnh nhân để đưa ra những lời khuyên phù hợp để họ sống tích cực hơn, lạc quan hơn.
  • Công ty Cổ phần SoftenMind – Quận 1, TPHCM: Với mong muốn đáp ứng nhu cầu này, SoftenMind đã phát triển và trở thành một nền tảng chăm sóc sức khỏe tinh thần tiên tiến, tập hợp các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tâm lý tại Việt Nam. SoftenMind tin rằng sức khỏe tâm lý đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống và tạo nên sự cân bằng và hạnh phúc cho mỗi cá nhân.
  • Viện Tâm lý Sunnycare – Bình Thạnh, TPHCM: Sunnycare cung cấp đa dạng các dịch vụ tham vấn tâm lý cho mọi đối tượng. Sự nồng nhiệt và tận tâm của đội ngũ chuyên gia tâm lý sẽ giúp bệnh nhân sớm thoát khỏi tình trạng nản chí, sống vui vẻ hơn và lạc quan hơn

Hi vọng rằng thông qua bài viết này, bạn có thể biết được những lợi ích của sự lạc quan để có thể hình thành và duy trì lối sống lạc quan ngay từ bây giờ. Nếu bạn hoặc người thân của bạn có những thắc mắc cần được tư vấn, xin vui lòng đặt lịch khám với chuyên gia hoặc bác sĩ trên docosan.com