Top 8 cách giúp người nóng tính kiềm chế cơn giận

Người nóng tính có thể thể hiện cảm xúc mạnh mẽ từ niềm vui sảng khoái đến sự tức giận, từ niềm hạnh phúc vô bờ đến những cơn giận dữ đáng sợ. Một khi cái chén cảm xúc của họ đầy, không ai dám đảm bảo rằng nó không sẽ tràn đổ, chạm ngõ tới những người xung quanh.

Nhưng liệu người nóng tính là những người không kiểm soát và cần phải tránh xa? Hãy  cùng Doctor có sẵn tìm hiểu về tâm lý, bản chất người nóng tính và các phương pháp giúp kiềm chế tính nóng nảy trong bài viết dưới đây.

Thế nào là người nóng tính?

Người nóng tính là người có xu hướng thể hiện cảm xúc mạnh mẽ và dễ bị kích động, phản ứng nhanh chóng và dễ dàng tức giận trong tình huống căng thẳng hoặc khi đối mặt với những tình huống không thuận lợi. 

Cảm xúc tức giận, bối rối, khó chịu, sợ hãi, kích thích quá mức hoặc mệt mỏi có thể dẫn đến những phản ứng nóng nảy. Tính nóng nảy thể hiện qua lời nói, thái độ, nét mặt hoặc thậm chí là các hành vi thể chất.

người nóng tính
Người nóng tính là người có xu hướng thể hiện cảm xúc mạnh mẽ và dễ bị kích động

Có thể bản chất người nóng tính không phải là xấu, tuy nhiên việc không kiểm soát được cảm xúc, có thể gây ra những rắc rối trong cuộc sống và các mối quan hệ khác. Nếu bạn có dấu hiệu của nóng tính và cảm thấy khó kiểm soát cảm xúc, hãy cân nhắc tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia hoặc các phương pháp quản lý cảm xúc để giúp cải thiện tính nóng nảy.

Một khía cạnh khác, người nóng tính có thể do bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng cản trở quá trình suy nghĩ, chẳng hạn như khối u não, chứng mất trí, rối loạn căng thẳng sau chấn thương, tâm thần phân liệt, chứng rối loạn nhân cách,…

Những biểu hiện của người nóng tính

Những biểu hiện của người nóng tính thường xuất hiện rõ ràng trong hành vi và cách thể hiện cảm xúc. Dưới đây là một số biểu hiện của người nóng tính:

  • Tích tụ cảm xúc: Người nóng tính có xu hướng tích tụ cảm xúc trong thời gian dài. Họ có thể dễ bị kích động và giữ lại những cảm xúc tiêu cực mà không giải quyết ngay lập tức.
  • Dễ dàng tức giận: Người nóng tính thường dễ bị kích động và tức giận trong những tình huống bất lợi hoặc xảy ra sự xung đột. Cơn tức giận có thể đến một cách rất nhanh chóng và mạnh mẽ.
  • Phản ứng mạnh mẽ/ thái quá: Tính cách người nóng tính thể hiện một cách rõ ràng và mạnh mẽ. Họ thường không giấu diếm cảm xúc và có thể thể hiện bằng cách nói, hành động hoặc thậm chí là biểu cảm khuôn mặt.
người nóng tính
Người nóng tính thể hiện cảm xúc mạnh mẽ thông qua lời nói, cử chỉ và nét mặt
  • Khó kiểm soát: Người nóng tính có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc và hành vi của mình trong những tình huống căng thẳng.
  • Tính bảo thủ: Người nóng tính thường có quan điểm mạnh mẽ, có thể bày tỏ ý kiến của mình một cách quyết liệt và không ngần ngại. Có lẽ vì vậy tính cách người nóng tính có thể không phù hợp đối với những công việc mang tính teamwork cao.
  • Tâm trạng thay đổi nhanh chóng: Người nóng tính có thể có sự thay đổi tâm trạng nhanh chóng và không thể dự đoán được. Từ cảm xúc cao trào đến cảm giác uất ức, những biến đổi tâm trạng có thể thay đổi trong thời gian ngắn.
  • Cần sự quan tâm: Người nóng tính thường cần sự chú ý từ người khác và có thể dễ bị ảnh hưởng bởi sự đánh giá của người khác.
  • Hành vi bốc đồng: Trong trạng thái tức giận, người nóng tính có thể thực hiện những hành vi bất thường và không kiểm soát, như ném đồ vật, dùng lời lẽ cay độc hoặc thậm chí là hành động bạo lực.

Những biểu hiện này không phải là tất cả và có thể thay đổi tùy thuộc vào từng người và tình huống cụ thể. Đối với người nóng tính, việc nhận ra những biểu hiện này và học cách kiểm soát cảm xúc là vô cùng quan trọng để xây dựng một cuộc sống và mối quan hệ tích cực và hạnh phúc hơn.

Nguyên nhân dẫn đến tính nóng nảy

Nguyên nhân dẫn đến tính nóng nảy có thể bao gồm một số yếu tố phức tạp. Các nguyên nhân chủ yếu có thể là do yếu tố cá nhân, tâm lý và môi trường xã hội. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tính nóng nảy:

  • Gia đình và môi trường lớn lên: Nếu một người lớn lên trong một gia đình mà việc thể hiện cảm xúc mạnh mẽ và tức giận là bình thường hoặc được khuyến khích, họ có thể hình thành tính nóng nảy ngay từ nhỏ.
  • Gen di truyền: Có thể bạn chưa biết, một số gen trong cơ thể có liên quan đến tính nóng nảy bao gồm các gen liên quan đến serotonin, catecholamin và các chất điều hòa thần kinh khác. Ví dụ như: gen monoamine oxidase A (MAO-A), gen tryptophan hydroxylase 2 (TPH2),…  
  • Stress và áp lực: Áp lực công việc, học tập hay cuộc sống hàng ngày có thể làm tăng mức độ căng thẳng và tác động đến tâm lý người nóng tính. Những người cảm thấy áp lực và stress thường xuyên có thể có xu hướng trở nên nóng tính hơn.
người nóng tính
Áp lực và stress thường xuyên có thể khiến cho bạn có xu hướng nóng tính hơn
  • Thiếu kiểm soát cảm xúc: Người có khả năng quản lý cảm xúc kém có thể dễ dàng mất kiểm soát trong những tình huống căng thẳng, dẫn đến tính nóng nảy.
  • Các vấn đề tâm lý: Một số rối loạn tâm lý như lo âu, rối loạn tâm thần hay cảm xúc không ổn định có thể dẫn đến tính nóng nảy.
  • Các trải nghiệm xấu trong quá khứ: Bản chất người nóng tính không xấu tuy nhiên có thể do những trải nghiệm xấu trong quá khứ, như bị lạm dụng hoặc bị tổn thương, có thể gây ra cảm giác bất an và làm tăng tính nóng nảy.
  • Sự phụ thuộc vào chất kích thích: Các chất kích thích như rượu, ma túy, hoặc thuốc lá có thể làm tăng tính nóng nảy và làm mất kiểm soát cảm xúc.
  • Thiếu kỹ năng giao tiếp và giải quyết xung đột: Không có kỹ năng giao tiếp và giải quyết xung đột có thể khiến người nóng tính cảm thấy bất mãn và tức giận.

Các yếu tố này có thể tương tác với nhau, gây ra tính nóng nảy và đôi khi cần sự can thiệp hoặc hỗ trợ để giúp người nóng tính hiểu rõ và quản lý cảm xúc một cách hiệu quả hơn.

Tâm lý người nóng tính là một sự phức tạp và đa dạng, bao gồm những đặc điểm và cảm xúc riêng biệt. Tuy nhiên nếu biết cách kiểm soát và kiềm chế tính nóng nảy, người nóng tính hoàn toàn có thể tự làm chủ cuộc sống của mình.

Cách kiểm soát, kiềm chế tính nóng nảy

Kiểm soát và kiềm chế tính nóng nảy đòi hỏi sự tỉnh táo, kiên nhẫn và sự nhận thức về cảm xúc của bản thân. Dưới đây là một số cách có thể giúp kiểm soát và kiềm chế tính nóng nảy:

  • Tìm hiểu về cảm xúc của bản thân: Đầu tiên, hãy thử hiểu rõ về cảm xúc, tâm lý của bản thân và nhận biết những dấu hiệu khi cảm thấy tức giận hoặc nóng nảy. Khi nhận ra được những dấu hiệu này, có thể thực hiện các bước để ngăn chặn cảm xúc này phát triển thành cơn tức giận.
  • Học cách tự quản lý stress: Tìm hiểu các kỹ thuật tự quản lý stress như thiền, yoga, tập luyện hay viết nhật ký. Những phương pháp này có thể giúp giảm bớt căng thẳng, cải thiện tâm lý người nóng tính.
người nóng tính
Yoga giúp người nóng tính giảm bớt căng thẳng, quản lý cảm xúc tốt hơn
  • Tìm hiểu các kỹ năng giải quyết xung đột: Học cách giải quyết xung đột một cách hiệu quả có thể giúp tránh những tình huống căng thẳng dẫn đến tính nóng nảy.
  • Tạo khoảng thời gian xả stress: Dành thời gian cho những hoạt động giúp thư giãn và xả stress, như đọc sách, nghe nhạc, đi dạo cùng bạn bè hoặc tham gia các hoạt động yêu thích.
  • Học cách kiểm soát hơi thở: Khi cảm thấy tức giận, hãy tập trung vào hơi thở. Hít thở sâu và thở ra chậm rãi giúp giảm bớt căng thẳng và giữ tâm trạng ổn định hơn.
người nóng tính
Kiểm soát hơi thở giúp người nóng tính giảm bớt căng thẳng và giữ tâm trạng ổn định hơn
  • Tránh tác nhân kích thích: Nếu đã nhận biết những tình huống hoặc nguyên nhân nào khiến bản thân tức giận, hãy cố gắng tránh né hoặc tìm cách giảm thiểu tác động của chúng.
  • Học cách đưa ra phản ứng thích hợp: Thay vì tức giận và phản ứng bất lợi, hãy học cách đưa ra phản ứng thích hợp hơn, bình tĩnh hơn. Chằng hạn như việc thả lỏng, trì hoãn phản ứng hoặc thể hiện cảm xúc một cách kiểm soát và lịch sự.
  • Hỏi ý kiến người thân hoặc chuyên gia: Nếu gặp khó khăn trong việc kiểm soát tính nóng nảy, hãy tìm sự hỗ trợ và tư vấn từ người thân, bạn bè hoặc chuyên gia tâm lý.

Kiểm soát tính nóng nảy là một quá trình kiên nhẫn và cần thời gian để hoàn thiện. Tuy nhiên, việc học cách quản lý cảm xúc sẽ giúp xây dựng cuộc sống và mối quan hệ tích cực hơn vì bản chất người nóng tính không hoàn toàn là xấu.

Người nóng tính có nên đi khám tâm lý?

Người nóng tính nên đi khám tâm lý, việc này có thể giúp hiểu rõ hơn về tính nóng nảy của bản thân và cách quản lý cảm xúc một cách hiệu quả. Dưới đây là một số lợi ích khi người nóng tính đi khám tâm lý:

  • Hiểu rõ hơn về nguyên nhân: Chuyên gia tâm lý có thể giúp người nóng tính xác định các nguyên nhân tiềm ẩn gây ra cảm xúc tức giận hoặc nóng nảy. Việc hiểu rõ nguyên nhân giúp tìm ra cách hóa giải và giảm bớt tính nóng nảy.
  • Phân loại cảm xúc: Chuyên gia tâm lý có thể giúp người nóng tính học cách phân loại và đặt tên cho các cảm xúc. Việc này giúp người nóng tính nhận biết và hiểu rõ hơn về những cảm xúc đang diễn ra.
  • Học cách quản lý cảm xúc: Chuyên gia tâm lý sẽ giúp người nóng tính học cách quản lý cảm xúc một cách hiệu quả hơn. Việc này bao gồm các kỹ thuật tự quản lý stress, giải quyết xung đột và tìm hiểu cách kiểm soát cảm xúc trong những tình huống khó khăn.
người nóng tính
Chuyên gia tâm lý có thể giúp người nóng tính quản lý cảm xúc tốt hơn
  • Xây dựng kỹ năng giao tiếp: Chuyên gia tâm lý có thể giúp người nóng tính xây dựng kỹ năng giao tiếp tích cực và hiệu quả, giúp họ thể hiện cảm xúc một cách lịch sự và tôn trọng.
  • Giúp giảm căng thẳng và lo âu: Chuyên gia tâm lý tạo ra một môi trường an toàn để người nóng tính có thể thả lỏng và thoải mái thể hiện cảm xúc. Điều này giúp giảm căng thẳng và lo âu, từ đó giúp họ cảm thấy thoải mái hơn trong cuộc sống hàng ngày.

Nếu bạn là người nóng tính và cảm thấy khó kiểm soát tính nóng nảy của mình, hãy xem xét việc tìm sự hỗ trợ từ một chuyên gia tâm lý. Họ có thể giúp bạn phát triển các kỹ năng cần thiết để kiểm soát cảm xúc và xây dựng cuộc sống tích cực hơn.

Địa chỉ khám tâm ý uy tín

Một số địa chỉ khám tâm lý uy tín, bạn có thể tham khảo sau đây:

Với đội ngũ những nhà tham vấn tâm lý được đào tạo và huấn luyện bài bản, công ty Tham vấn Tâm Lý Giang Vũ cung cấp những dịch vụ tham vấn tâm lý tại thành phố Hồ Chí Minh. Được dẫn dắt bởi những tiêu chuẩn cao về đạo đức nghề nghiệp và chuyên môn tham vấn tâm lý, dịch vụ cam kết đặt lợi ích của thân chủ lên làm ưu tiên hàng đầu.

Softenmind tôn trọng và chú trọng vào sự lắng nghe và thấu hiểu. Các chuyên gia tâm lý bao gồm các Giáo Sư, Tiến sĩ và Thạc sĩ với kinh nghiệm trung bình hơn 6 năm trong nhiều lĩnh vực, không chỉ đồng hành trong suốt quá trình tìm lời giải cho mọi vấn đề mà còn sử dụng các phương pháp khoa học và chuyên nghiệp để định hình và cải thiện sức khỏe tâm lý.

Viện tâm lý Sunnycare là đơn vị thực hiện chuyên môn về nghiên cứu, ứng dụng Khoa học Tâm Lý & Giáo Dục trong và ngoài nước, là đơn vị hỗ trợ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thông qua việc chăm sóc tinh thần, giúp từng cá nhân có thể phát triển tối đa khả năng cũng như khơi dậy niềm đam mê sáng tạo để học tập và làm việc hiệu quả, giúp họ lấy lại niềm tin vào cuộc sống, thoải mái, hạnh phúc và thành công hơn.

Trung Tâm Trị Liệu, Tham Vấn Tư Vấn Tâm Lý Mindcare Hà Nội là một tổ chức chuyên nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tâm lý và tư vấn tại thủ đô Hà Nội. Cam kết cung cấp những dịch vụ chất lượng và chuyên nghiệp, giúp các cá nhân và gia đình tìm kiếm sự cân bằng, hỗ trợ và phát triển cảm xúc tích cực trong cuộc sống.

Như mọi tính cách khác, người nóng tính cũng cần được đón nhận và hiểu thấu. Hãy đối diện và thấu hiểu nguyên nhân dẫn đến tính nóng nảy của họ. Hãy lắng nghe và chia sẻ, không phán xét và đánh đồng. Để cùng nhau xây dựng môi trường thoải mái và tôn trọng, nơi mà mỗi cá nhân đều được chấp nhận với những đặc điểm và cảm xúc của riêng mình.