Vợ chồng hay cãi nhau có ảnh hưởng gì không? 10 lời khuyên cho bạn

Vợ chồng hay cãi nhau là một chủ đề rất thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. Đâu là nguyên nhân của tình trạng này và liệu nó có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của chúng ta không? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu về chủ đề thú vị này thông qua bài viết dưới đây.

vợ chồng hay cãi nhau

Đâu là nguyên nhân vợ chồng hay cãi nhau?

Mỗi cặp vợ chồng đều luôn phải đối mặt với rất nhiều vấn đề trong suốt mối quan hệ của họ, điều này dẫn đến việc tranh cãi trong hôn nhân dường như là điều không thể tránh khỏi. Trong đó, những nguyên nhân xung đột phổ biến nhất có thể kể đến như:

  • Bất đồng trong giao tiếp: Giao tiếp kém là nguyên nhân thường gặp và quan trọng nhất dẫn đến việc vợ chồng hay cãi nhau. Những hiểu lầm, lắng nghe không hiệu quả và việc khó thể hiện cảm xúc đều có thể góp phần gây ra cãi vã.
  • Nhu cầu tình cảm không được đáp ứng: Khi một hoặc cả hai đối tác cảm thấy rằng nhu cầu của họ về tình yêu, sự quan tâm, tôn trọng hoặc công nhận không được đáp ứng, điều đó có thể dẫn đến sự thất vọng, oán giận và tranh cãi.
  • Sự khác biệt về kỳ vọng: Xung đột có thể nảy sinh khi vợ chồng có những kỳ vọng khác nhau về các khía cạnh trong mối quan hệ của họ. Mỗi người sẽ có những quan điểm khác nhau về vai trò trong gia đình, vấn đề tài chính, lối sống, phong cách nuôi dạy con cái,.. Sự khác biệt về kỳ vọng này cũng là nguyên nhân phổ biến giải thích vì sao 2 vợ chồng hay cãi nhau.
  • Các vấn đề về tình dục: Một nguyên nhân khác cũng thường được ghi nhận khi khảo sát về lý do vợ chồng hay cãi nhau là vấn đề tình dục. Sự khác biệt về ham muốn tình dục, sở thích tình dục hoặc những xung đột tình dục chưa được giải quyết có thể gây ra khó khăn trong việc duy trì sự thân mật hoặc trải nghiệm sự thỏa mãn trong tình dục. Điều này có thể gây ra căng thẳng và cãi vã.
  • Tranh giành quyền lực: Sự mất cân bằng quyền lực trong mối quan hệ vợ chồng, trong đó một bên tìm cách kiểm soát hoặc thống trị đối phương, có thể dẫn đến tranh cãi và xung đột thường xuyên.
  • Căng thẳng và áp lực bên ngoài: Các yếu tố căng thẳng bên ngoài, chẳng hạn như căng thẳng liên quan đến công việc, khó khăn tài chính hoặc các vấn đề gia đình, con cái, có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc cá nhân và làm tăng khả năng vợ chồng hay cãi nhau..
  • Những vấn đề trong quá khứ chưa được giải quyết: Những xung đột hoặc những vấn đề chưa được giải quyết trong quá khứ, ví dụ như những tổn thương, mất niềm tin, gánh nặng tình cảm,… có thể tái xuất hiện và góp phần dẫn đến những cuộc cãi vã liên tục giữa vợ chồng.

Điều quan trọng cần lưu ý là, hoàn cảnh của mỗi cặp đôi đều khác nhau và những lý do này không áp dụng cho tất cả các mối quan hệ. Trên thực tế, động lực khiến vợ chồng hay cãi nhau thường phức tạp và khó có thể diễn tả đầy đủ.

Vợ chồng hay cãi nhau ảnh hưởng gì đến sức khỏe? 

Việc vợ chồng hay cãi nhau có thể có tác động đáng kể đến sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tinh thần của cả 2 người. Những xung đột diễn ra làm tăng mức độ stress của mỗi cá nhân và có thể gây ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe tâm lý. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa các cuộc hôn nhân có nhiều xung đột và các triệu chứng lo lắng, trầm cảm và giảm sự hài lòng trong cuộc sống. 

Bên cạnh đó, sự rối loạn cảm xúc do vợ chồng hay cãi nhau liên tục cũng được cho là có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch, hệ thống miễn dịch suy yếu, rối loạn tiêu hóa và rối loạn giấc ngủ. Ngoài ra, sự căng thẳng trong mối quan hệ cũng có thể lan sang các lĩnh vực khác của cuộc sống, ảnh hưởng đến cả hiệu quả công việc và tương tác xã hội.

10 lời khuyên giúp giải quyết vấn đề vợ chồng hay cãi nhau

Như bất kỳ ai đã từng yêu nhau đều biết, những bất đồng và cãi vã là điều không thể tránh khỏi. Trong đời sống vợ chồng, thời gian 2 người dành cho nhau là cả ngày, điều này dẫn đến ngay cả những bất đồng nhỏ nhặt cũng có thể khiến nảy sinh mâu thuẫn và làm vợ chồng hay cãi nhau. 

Tuy nhiên, hãy hiểu rằng việc bạn cãi vã với vợ hoặc chồng của mình không phải là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ của bạn đang có vấn đề thực sự. Trên thực tế, khi biết xử lý đúng cách, việc tranh cãi thậm chí có thể cải thiện mối quan hệ của bạn, giúp bạn hiểu đối phương hơn và xây dựng cuộc sống hôn nhân lý tưởng hơn. Dựa trên các nghiên cứu, dưới đây là 10 lời khuyên nhằm giúp bạn giải quyết việc vợ chồng hay cãi nhau một cách bình tĩnh và có tính xây dựng.

Hãy thẳng thắn giao tiếp

Khi gặp một vấn đề không hài lòng, chúng ta thường lựa chọn những cách gián tiếp để bày tỏ tâm trạng thay vì nói rõ ràng với đối phương rằng điều gì đang làm mình khó chịu. Chẳng hạn như một số người sẽ bắt đầu nói chuyện với phong cách trịch thượng và tiềm ẩn sự thù địch với đối phương, hoặc liên tục bĩu môi ủ rũ nhưng không thực sự tìm cách giải quyết vấn đề,… Những cách thể hiện sự giận giữ gián tiếp như thế này vừa không mang tính xây dựng, vừa khiến vợ chồng hay cãi nhau hơn. 

Hãy thẳng thắn chia sẻ nhu cầu và mối quan tâm của mình một cách trung thực để giảm bớt hiểu lầm và giảm thiểu khả năng gây ra sự thất vọng dồn nén, đồng thời cũng tạo ra một bầu không khí mà cả hai bên đều cảm thấy được lắng nghe. Sự thẳng thắn trong hôn nhân mở đường cho việc giải quyết vấn đề hiệu quả và củng cố mối quan hệ giữa hai bên.

Không đổ lỗi cho đối phương

Việc đổ lỗi cho người khác trong một cuộc tranh cãi sẽ dẫn đến tâm lý phòng thủ của đối phương, và điều này có thể khiến cuộc trò chuyện đi vào bế tắc. Do đó, lời khuyên của các chuyên gia đó là bạn hãy chỉ tập trung mô tả cảm giác và tâm trạng của bạn về một vấn đề cụ thể của đối phương, thay vì đổ lỗi cho họ.

Chẳng hạn như, nếu bạn không hài lòng về tính cách ghen tuông của vợ mình, thay vì nói rằng: “Em thật vô lý”, bạn có thể nói: “Anh thấy không vui khi em cho rằng anh đang tán tỉnh cô gái khác dù đó chỉ là một cuộc trò chuyện vô tư”. Đây có thể là một cách giúp đối phương hiểu bạn hơn mà không cảm thấy bị xúc phạm, từ đó giúp hạn chế việc vợ chồng hay cãi nhau.

Không tỏ ra khinh thường

Thế hiện sự khinh thường người vợ hoặc chồng được xem là điều tiêu cực nhất trong một cuộc cãi vã. Những hành vi khinh thường đối phương có thể kể đến như: nhếch mép, đảo mắt, nói chuyện mỉa mai hoặc xưng hô trịch thượng,… Điều này ngụ ý rằng bạn đang chán ghét đối phương và cực kỳ thiếu tôn trọng họ.

Hãy nhớ rằng việc tỏ ra khinh thường này chẳng giúp giải quyết bất cứ vấn đề nào. Ngược lại, nó sẽ khơi dậy sự tức giận của đối phương, là nguồn cơn của rất nhiều cuộc xung đột gia đình và ly hôn. Do đó, hãy tôn trọng đối phương và giữ những cử chỉ cũng như lời nói phù hợp để tránh việc vợ chồng hay cãi nhau.

Đừng nói “không bao giờ” hoặc “luôn luôn”

Khi giải quyết một vấn đề, bạn nên tránh đưa ra những nhận định chung chung về đối tác của mình. Những câu nói như “Bạn không bao giờ giúp đỡ việc nhà” hay “Bạn luôn luôn nhìn chằm chằm vào điện thoại di động của mình” có thể khiến đối phương trở nên phòng thủ. Khi đó, thay vì thúc đẩy một cuộc thảo luận mang tính xây dựng, đối phương sẽ có xu hướng tìm các ví dụ để phản bác ý kiến của bạn, khiến cuộc trò chuyện dễ rơi vào bế tắc.

Lựa chọn vấn đề cần tranh cãi cho phù hợp

Theo các chuyên gia, những cặp vợ chồng hay cãi nhau thường có xu hướng lôi nhiều chủ đề vào một cuộc thảo luận. Trên thực tế, những cuộc thảo luận này thường biến thành những buổi phàn nàn và tranh cãi, khiến cả hai bên đều khó chịu và gay gắt. Dù nhiều vấn đề được nêu ra nhưng lại không có vấn đề nào được thảo luận và giải quyết đầy đủ.

Do đó, để có một cuộc thảo luận thực sự mang tính xây dựng giữa hai vợ chồng, bạn nên tập trung vào từng vấn đề một và cùng nhau tìm cách giải quyết.  

Thực sự biết lắng nghe đối phương

Ắt hẳn bạn đã từng trải qua cảm giác khó chịu khi một người đang nói chuyện với bạn lại không chú ý lắng nghe bạn. Trong mối quan hệ vợ chồng cũng thế. Nếu bạn ngắt lời người bạn đời, cho rằng bạn biết họ đang nghĩ gì hay không cho họ cơ hội thể hiện bản thân, điều này có thể khiến đối phương cảm thấy không được lắng nghe.

Vì thế, để giảm thiểu tình trạng vợ chồng hay cãi nhau, bạn hãy cho đối phương biết rằng bạn đang chú ý lắng nghe họ. Có nhiều kỹ thuật lắng nghe tích cực mà bạn có thể tham khảo. Ví dụ như dùng những tín hiệu phi ngôn ngữ như nét mặt, cử chỉ gật đầu để thể hiện rằng bạn đang tham gia cuộc trò chuyện; diễn giải ý của đối phương theo cách bạn hiểu để tránh xảy ra những hiểu lầm; ghi nhận cảm xúc của người nói;..

Hãy nhớ rằng lắng nghe tích cực là một kỹ năng sẽ được cải thiện nhờ thực hành và sự nỗ lực thực sự của bạn.

Đừng chìm đắm vào quá nhiều tiêu cực

Một phản ứng tự nhiên của chúng ta khi gặp những hành vi xấu của đối phương đó là làm ra những hành động và lời nói tiêu cực để giải tỏa cảm xúc khó chịu của bản thân. Tuy nhiên, việc chiều theo sự thôi thúc đó chỉ khiến cuộc cãi vã trở nên tồi tệ hơn, những tiêu cực tiếp nối nhau và chúng ta sẽ ngày càng đưa ra nhiều lời lăng mạ gay gắt hơn. 

Vậy bao nhiêu là “quá nhiều tiêu cực”? Một nghiên cứu đã đưa ra một tỷ lệ thú vị là 5:1. Nghĩa là nếu vợ chồng duy trì tỷ lệ 5 hành vi tích cực (ví dụ như hợp tác, ấm áp, tỏ ra vui vẻ,…) đối với mỗi hành vi tiêu cực thì khả năng hai vợ chồng hay cãi nhau và ly dị sẽ có thể giảm bớt.

Nhìn vấn đề theo một khía cạnh khác

Ngoài việc lắng nghe đối tác của mình, bạn cần quan tâm đến quan điểm của họ và cố gắng hiểu quan điểm đó đến từ đâu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có thể hiểu được quan điểm của đối tác sẽ ít có khả năng trở nên tức giận hơn trong một cuộc thảo luận. Vì thế, một giải pháp cho những cặp vợ chồng hay cãi nhau là hãy nhìn những vấn đề theo một khía cạnh khác khách quan hơn để xây dựng một cuộc hôn nhân hòa thuận.

Kiểm soát cơn giận và biết khi nào cần dừng lại

Các nghiên cứu về xung đột cho thấy rằng bên cạnh việc tiếp nhận quan điểm của đối phương thì việc kiểm soát cơn giận của bản thân cũng là một chìa khóa để giảm thiểu việc vợ chồng hay cãi nhau. Bạn có thể xoa dịu cơn giận của mình bằng cách hít thở sâu vài lần hoặc tạm dừng cuộc cãi vã trong một thời gian ngắn.

Nếu bạn thấy mình đang rơi vào tình trạng tiêu cực và nhận thấy rằng bạn hoặc đối tác của bạn sẽ không làm theo những lời khuyên ở trên, hãy cân nhắc việc tạm dừng cuộc tranh luận của hai người. Đôi khi việc bày tỏ sự bất bình có thể mang lại lợi ích cho mối quan hệ của bạn, nhưng những xung đột khi đó phải được quản lý một cách khéo léo, nếu không sẽ có nguy cơ chúng trở nên tồi tệ hơn

Tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp

Cuối cùng, khi hai vợ chồng hay cãi nhau mà không thể tự giải quyết, có một số nguồn hỗ trợ mà bạn có thể tìm kiếm như hỏi ý kiến những người tin cậy, tài liệu về hôn nhân, tham gia các nhóm hỗ trợ hoặc gặp một nhà tư vấn tâm lý hôn nhân gia đình.

Dưới đây là một số địa chỉ tư vấn tâm lý uy tín mà bạn có thể tham khảo:

  • Viện Tâm Lý SunnyCare: Sunnycare là đơn vị tâm lý có các dịch vụ chuyên nghiệp với chi phí vô cùng hợp lý. Tại đây chuyên tư vấn các vấn đề liên quan đến hôn nhân gia đình và mâu thuẫn trong các mối quan hệ. Do đó, những cặp vợ chồng hay cãi nhau có thể đặt lịch tham vấn tại đây để được các chuyên gia gỡ rối trước khi mối quan hệ của bạn rơi vào tình trạng tồi tệ hơn.
  • Công Ty Cổ Phần Softenmind: SoftenMind là nền tảng khám online tiên phong trong các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tinh thần của người Việt Nam. Với sứ mệnh hỗ trợ người Việt tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm lý dễ dàng, an toàn và tối ưu chi phí, Softenmind đảm bảo đem đến trải nghiệm tư vấn tâm lý khoa học và chuyên nghiệp, giúp các cặp đôi gỡ rối những vấn đề trong cuộc sống hôn nhân của mình.
  • Chuyên gia tâm lý Nguyễn Bảo Ân: Là một chuyên gia đã có chín năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trợ giúp và lượng giá tâm lý, có chuyên môn cao và vô cùng tận tâm với khách hàng. Hiện tâm lý gia Nguyễn Bảo Ân thực hiện khám online và trợ giúp bạn trong vấn đề sức khỏe tinh thần với những phương pháp tiếp cận mới như: định hướng nhận thức hành vi, chánh niệm và yoga.
  • Family Medical Practice: Family Medical Practice (FMP) là hệ thống phòng khám tư nhân có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thành lập từ năm 1997. Phòng khám hoạt động 24/7 với đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều nước trên thế giới. Tại đây cung cấp các dịch vụ sức khỏe toàn diện cho gia đình, bao gồm cả khám chuyên khoa tâm thần và trị liệu tâm lý. 
  • Công Ty TNHH Tham Vấn Tâm Lý Giang Vũ: Chuyên viên Trần Anh Vũ là nhà nghiên cứu và trị liệu tâm lý học được đào tạo bài bản về trị liệu tâm lý chuyên sâu. Anh luôn mong muốn đem tới việc điều trị có hiệu quả và sự chăm sóc tốt về mặt sức khỏe tâm lý cho các thân chủ. Các gia đình đang gặp tình trạng vợ chồng hay cãi nhau có thể tìm đến đây để được tư vấn những vấn đề về hôn nhân gia đình, để hàn gắn những rạn nứt sau cãi vã và xây dựng gia đình hòa thuận.

Câu hỏi thường gặp

Vợ chồng hay cãi nhau cách hóa giải?

Khi vợ chồng cãi nhau, hòa giải bằng cách lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhau là điều cần thiết nhất. Tránh tranh cãi và chỉ trích, thay vào đó, tìm hiểu cảm xúc và nhu cầu của đối phương. Tìm giải pháp thông qua thỏa thuận và sẵn lòng giải quyết vấn đề cùng nhau.

Vợ chồng hay cãi nhau có nên ly hôn không?

Việc ly hôn là một quyết định cá nhân. Khi vợ chồng thường xuyên cãi nhau và không tìm được giải pháp, ly hôn có thể là một lựa chọn. Tuy nhiên, trước khi đưa ra quyết định, nên xem xét kỹ lưỡng và tìm sự tư vấn chuyên gia để đảm bảo quyết định đúng đắn.

Tại sao vợ chồng mới cưới hay cãi nhau?

Vợ chồng mới cưới thường cãi nhau do khác biệt trong quan điểm và giá trị, thiếu giao tiếp hiệu quả, căng thẳng trong việc chia sẻ trách nhiệm và sự đánh giá sai lầm. Sự thích nghi và hài hòa trong quan hệ yêu đương đòi hỏi thời gian và nỗ lực.


Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp những lời khuyên hữu ích cho những cặp vợ chồng hay cãi nhau. Bài viết được tham khảo từ các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Nếu bạn có nhu cầu khám thai kỳ, xin vui lòng đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn trên docosan.com.. 

Contact Me on Zalo
Call Now Button