Quy trình chẩn đoán và điều trị sỏi bàng quang

Bài viết được tham khảo bác sĩ tiết niệu Trang Võ Anh Vinh và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn tại Docosan để điều trị.


Sỏi bàng quang là hiện tượng nước tiểu còn sót lại trong bàng quang không được thải hết ra ngoài, sẽ cô đặc lại và tạo thành những viên sỏi cứng trong bàng quang. Biến chứng nguy hiểm nhất của sỏi bàng quang chính là ung thư bàng quang. Vậy phương pháp điều trị sỏi bàng quang và chẩn đoán của sẽ ra sao ?

soi bang quang
Hình ảnh sỏi bàng quang được phát hiện qua X – quang

Nên chuẩn bị gì trước khi gặp bác sĩ

Trước khi gặp bác sĩ, người bệnh nên chuẩn bị một số câu hỏi hoặc một vài điều lưu ý để hỏi bác sĩ về tình trạng bệnh của mình. Người bệnh cũng cần ghi nhớ về:

  • Bất kì triệu chứng nào mà bệnh nhân gặp phải.
  • Những loại thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng để điều trị một số bệnh khác.
  • Những thay đổi bất thường trong thói quen sinh hoạt gần đây mà người bệnh có thể gặp.

Một vài câu hỏi mà bệnh nhân có thể hỏi bác sĩ về tình trạng của mình:

  • Liệu tình trạng sỏi bàng quang có thể tự khỏi mà không cần điều trị không ?
  • Phương pháp điều trị sỏi bàng quang nào là hiệu quả nhất đối với tôi ?
  • Các phương pháp điều trị sỏi bàng quang có tác dụng phụ nào không ?
  • Có thuốc nào điều trị sỏi bàng quang mà không cần phẫu thuật không ?
  • Liệu tình trạng sỏi bàng quang có tái phát hay không ?

Cách chẩn đoán sỏi bàng quang

Các phương pháp chẩn đoán sỏi bàng quang bao gồm:

  • Kiểm tra sức khỏe tổng quát: Các bác sẽ sờ thử xem liệu vùng bụng dưới của người bệnh có bị căng phồng lên không. Hoặc các bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra trực tràng của người bệnh để kiểm tra xem liệu người bệnh có bị phì đại tuyến tiền liệt hay không ? Người bệnh nên thảo luận với bác sĩ về các bệnh tiết niệu khác mà người bệnh đang gặp phải để có hướng điều trị thích hợp.
  • Xét nghiệm nước tiểu: nước tiểu của người bệnh có thể được thu thập và kiểm tra xem liệu có một lượng nhỏ máu, vi khuẩn và khoáng chất kết tinh ở trong đó không. Xét nghiệm nước tiểu cũng để kiểm tra tình trạng nhiễm trùng của bàng quang.
  • Chụp CT: Phương pháp này sẽ kiểm tra chính xác nhất liệu trong cơ thể của người bệnh có xuất hiện sỏi bàng quang hay không, ngay cả những viên sỏi nhỏ nhất.
  • Phương pháp siêu âm: Phương pháp này sẽ sử dụng sóng âm để dự đoán tình trạng bên trong cơ thể của người bệnh, qua đó xác định được người bệnh có bị hiện tượng sỏi bàng quang hay không.
  • Chụp X – quang: Các bác sĩ sẽ tiến hành chụp X – quang thận, niệu quản và bàng quang của người bệnh để kiểm tra xem người bệnh có bị sỏi bàng quang hay không. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là có thể sẽ không tìm thấy một vài loại sỏi.

Phương pháp điều trị sỏi bàng quang

Phương pháp đầu tiên mà ai cũng có thể làm được mà không cần gặp bác sĩ, đó chính là uống nhiều nước. Việc nhiều nước sẽ giúp đẩy những viên sỏi ra ngoài. Tuy nhiên, phương pháp này là vô tác dụng với những viên sỏi có kích thước lớn hơn. Đến lúc này cần có sự can thiệp của các bác sĩ.

Phá vỡ sỏi bàng quang

Ở phương pháp điều trị sỏi bàng quang này, người bệnh sẽ được tiêm thuốc tê hoặc gây mê để khiến nạn nhân bất tỉnh. Sau đó các bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi để quan sát tình trạng sỏi. Sau đó, tia laser, sóng siêu âm hoặc các thiết bị khác sẽ phá vỡ sỏi thành những mảnh nhỏ và đẩy chúng ra khỏi bàng quang.

Tiến hành phẫu thuật loại bỏ sỏi bàng quang

Trong một số trường hợp, khi viên sỏi có kích thước quá lớn, để điều trị sỏi bàng quang được hiệu quả, bác sĩ sẽ phải tiến hành phẫu thuật để lấy sỏi ra khỏi bàng quang.

Nếu tình trạng sỏi bàng quang được phát hiện cùng lúc với các bệnh lý khác như tắc nghẽn đường thoát bàng quang hay phì đại tuyến tiền liệt, các bác sĩ sẽ phẫu thuật đồng thời để điều trị sỏi bàng quang

Chú ý: những phương pháp điều trị trên chỉ mang tính chất tham khảo, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ dụng phương pháp phù  hợp nhất đối với người bệnh.

Kết luận

Điều trị sỏi bàng quang thường sẽ đi kèm với việc điều trị các bệnh khác. Nếu cảm thấy bản thân có dấu hiệu của sỏi bàng quang, người bệnh nên tìm đến các bác sĩ gần nhất để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Một số bác sĩ có thể khám và điều trị hiện tượng sỏi bàng quang:


Nguồn tài liệu tham khảo: MayoClinic.org

Contact Me on Zalo
Call Now Button