Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì trong bữa ăn?

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì trong bữa ăn hàng ngày, cân đối dinh dưỡng trong thực đơn ra sao.

Tham khảo thêm: Gợi ý thực đơn cho người già bị tiểu đường

Vai trò của cân đối dinh dưỡng trong bệnh đái đường

Dinh dưỡng là yếu tố then chốt, đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý, chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường. Chế độ ăn uống hợp lý giúp người bệnh kiểm soát được lượng đường trong máu, tránh nguy cơ xảy ra các biến chứng và cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để có thể cân đối dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường cần tuân theo một số nguyên tắc dinh dưỡng cơ bản.

Kiểm soát đường huyết

bằng cách tiết chế lượng carbohydrate nạp vào cơ thể. Người bệnh tiểu nên ăn gì và kiêng gì thì một trong số câu trả lời đó chính là carbohydrate. Về cơ bản, carbohydrate rất cần thiết cho các hoạt động sống của con người vì nó sản sinh ra năng lượng, cung cấp năng lượng cho não hoạt động.

Chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường cần cân đối lượng tinh bột, bột đường. Điều sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát đường huyết tốt hơn, tránh mắc các biến chứng và mất kiểm soát đường huyết. Lượng tinh bột nạp vào cơ thể nên giới hạn và sử dụng các loại tinh bột có lượng đường bột tốt như gạo lứt, ngũ cốc còn nguyên cám, yến mạch, lúa mạch, các loại hạt, đậu,…

Quản lý cân nặng

Bệnh nhân mắc tiểu đường thường có tỉ lệ cao mắc phải hội chứng chuyển hóa, đặc biệt trên những bệnh nhân béo phì, hậu quả làm tăng yếu tố nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Do đó, người bệnh tiểu đường điều chỉnh chế độ ăn uống để đạt được cân nặng phù hợp, tiến đến lý tưởng về sau này.

Xem thêm: Lợi ích của việc tập thể dục đối với người tiểu đường tuýp 2

Ngăn ngừa biến chứng

Thực đơn dinh dưỡng giàu chất xơ, vitamin và chất khoáng từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau giúp hạn chế các nguy cơ, biến chứng lên tim mạch, lên mạch máu, lên hai quả thận. Bệnh tiểu đường cần kiêng các chất béo, hạn chế sử dụng các thức ăn ăn dầu mỡ.

Điều chỉnh insulin và thuốc

Việc kiểm soát đường huyết không đạt mục tiêu có thể làm tăng liều insulin hoặc tăng liều thuốc uống một cách không cần thiết. Trong khi đó nếu đường huyết được kiểm soát tốt thì sẽ duy trì thuốc ở liều lượng hiện có.

Tìm hiểu thêm: Những lầm tưởng về chế độ ăn kiêng tiểu đường

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì?

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì còn tùy thuộc vào tình trạng dinh dưỡng hiện tại của người bệnh, cần tăng cân hay giảm cân để đạt được cân nặng lý tưởng. Sau đó sẽ tiếp tục đánh giá nguy cơ, tình trạng bệnh kèm theo, để có chiến lược xây dựng chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường để kiểm soát không chỉ bệnh tiểu đường mà còn những bệnh lý khác.

Nhìn chung, người bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì đều xoay quanh một số nguyên tắc chính. Trong đó, về phần nhóm thực phẩm nên sử dụng thường xuyên, rau xanh và các loại rau củ quả chính là sự lựa chọn phù hợp. Mặt khác, người bệnh tiểu đường nên các thực phẩm giàu đường bột, được tẩm ướp nhiều gia vị, kiêng các chất béo có khả năng gây thừa cân, béo phì,

Người tiểu đường nên ăn gì?

Người tiểu đường nên ăn gì để đường huyết không tăng vọt sau ăn. Câu trả lời chính là người bệnh cần chọn lựa những thực phẩm chứa đường bột có chỉ số GI (glycemic index) thấp – trung bình. Nên ăn các loại gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt nguyên cám chưa qua chế biến,…


Người bệnh tiểu đường nên ăn nhiều chất xơ, cụ thể là ăn bổ sung các loại rau xanh, củ quả tươi ít đường, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt. Việc bổ sung chất xơ nhằm giúp kiểm soát đường huyết và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn

Người bệnh tiểu đường nên ưu tiên bổ sung protein từ nguồn thịt nạc, cá, đậu, trứng. Bên cạnh đó, lựa chọn bổ sung chất béo cũng rất quan trọng. Người bệnh nên hạn chế ăn mỡ, da động vật, chế biến thức ăn nên dùng dầu thực vật, dầu olive, dầu hướng dương, dầu hạt cải, dầu ăn có hàm lượng omega 3, omega 6 cao.

Bị tiểu đường kiêng ăn gì?

  1. Giàu tinh bột

Các loại thực phẩm giàu tinh bột, có chỉ số GI cao có nguy cơ làm chỉ số đường huyết cao một cách nhanh chóng sau ăn và khó đạt được chỉ số đường huyết mục tiêu. Trong các nhóm thực phẩm có thành phần là tinh bột, bột đường, người bệnh tiểu đường kiêng gì để có bữa ăn lành mạnh, không ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh. 

Các thực phẩm giàu tinh bột mà có thể dễ dàng bắt gặp trên mâm cơm Việt hàng ngày như gạo trắng, bánh mì trắng, ngũ cốc đã qua chế biến,… Điểm chung của các loại tinh bột có hàm lượng đường cao này đó là món ăn quen thuộc ở mỗi nhà. Nhiều người lầm tưởng rằng chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường chỉ đơn thuần là kiêng đường, kiêng bánh kẹo nhưng không biết rằng có nhiều loại tinh bột có chỉ số GI cao. 

Tham khảo thêm: Người đái tháo đường ăn gạo lứt được không?

Tuy nhiên, không có khuyến cáo nào ủng hộ việc người bệnh phải loại bỏ hoàn toàn các nhóm tinh bột này ra khỏi chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường. Thực tế thì bạn có thể sử dụng các thực phẩm tinh bột ở mức thỉnh thoảng, hoặc dùng với lượng hạn chế. Bạn có thể ăn từ 1-2 chén cơm mỗi bữa ăn, không nên ăn quá nhiều tinh bột trong một bữa ăn.

  1. Giàu đường

Các nhóm thực phẩm cần được nhắc tới trong chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường chính là các loại thức ăn có lượng đường cao như nước ngọt, chè, bánh kẹo, nước trái cây đóng hộp, sữa, sinh tố hoặc nước ép có khuấy thêm đường, sữa đặc, trà sữa, trà trái cây… Đây đều là những món ăn, thức uống quen thuộc, hiện hữu trong đời sống hằng ngày và có thể trở thành thức uống, thức ăn quen thuộc đối với nhiều người.

Tham khảo thêm: Chỉ số tiểu đường – Làm sao để duy trì chỉ số ổn định?

Qua bài viết trên, DiaB mong muốn cung cấp cho người bệnh tiểu đường cách kiểm soát chỉ số đường huyết tốt hơn thông qua chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường, người bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì.

Để tìm hiểu thêm về vấn đề người bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì, mời bạn tham gia chương trình Thay đổi lối sống cùng chúng tôi. Thông qua chương trình này, DiaB cùng đội ngũ các bác sĩ nội tiết, chuyên gia về lĩnh vực đái tháo đường sẽ đồng hành cùng bạn trên hành trình sống khỏe cùng đái tháo đường. Chương trình cũng đồng hành cùng bạn trên hành trình giảm HbA1c, kiểm soát đường huyết liên tục, phòng ngừa biến chứng tại nhà.

Nguồn tham khảo: 

  1. https://www.cdc.gov/diabetes/pdfs/managing/tasty_recipes_for_people_with_diabetes-508.pdf
  2. https://glycemicindex.com/gi-search/