6 trường hợp cần truyền nước biển để cải thiện sức khỏe

Mặc dù, truyền nước được xem như là phương pháp xử trí dùng phổ biến trong y khoa để hỗ trợ điều trị hoặc phục hồi sức khỏe. Nhưng thực tế hiện nay; nhiều người đã lạm dụng phương pháp này, tự ý thực hiện mà không có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa. Do đó, đã dẫn đến nhiều biến chứng thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, có thể dẫn đến tử vong.

Truyền nước chỉ thực sự hiệu quả khi sử dụng đúng trong từng trường hợp, được sự cho phép và thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa, nhân viên y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh uy tín. Vì vậy, để nắm được những lưu ý trước khi truyền nước biển, hãy cùng Doctor có sẵn chia sẻ qua bài viết này.

Tại sao truyền nước biển?

Theo dòng lịch sử, liệu pháp tiêm truyền nước biển đã xuất hiện ở thế kỉ XIX. Phương pháp y khoa này đã được gợi ý bởi vị bác sĩ trẻ tuổi người Ai-len: William Brooke O’Shaughenessy. 

O’Shaughnessy đã phát hiện ra một lượng lớn nước, các ion Natri, Chloride và Bicarbonat bị rút từ máu và mất qua phân ở các bệnh nhân trong đại dịch tả vào năm 1831. Từ đó, ông đã đề xuất liệu pháp hoàn toàn đơn giản, đó là bổ sung chính xác những gì mất đi ở ruột trực tiếp qua đường tĩnh mạch.

Sau đó không lâu, tiến sĩ Thomas Latta – một bác sĩ người Anh, đồng nghiệp của O’Shaughenessy đã thực hiện liệu pháp truyền nước biển đầu tiên vào tháng 5 năm 1832 với dung dịch nước muối nhược trương gồm các ion Natri, Chlorid, Bicarbonat; sử dụng một ống tiêm và ống dẫn bằng bạc truyền dịch vào cơ thể bệnh nhân. Kết quả thực nghiệm, ông đã cứu sống 8 trong tổng số 25 bệnh nhân mà ông truyền nước biển.

Hiện nay, dựa trên những kết quả nghiên cứu của O’Shaughnessy và Latta cho nền y khoa thế giới. Truyền nước đã trở thành kỹ thuật y tế phổ biến tại các bệnh viện, cơ sở thăm khám chữa bệnh. Với kỹ thuật này, dung dịch khi đưa vào cơ thể sẽ theo mạch máu đi khắp cơ thể đồng thời hỗ trợ điều trị trong nhiều bệnh lý và phục hồi sức khỏe cho người bệnh.

Khái niệm truyền nước

Truyền nước là kỹ thuật y tế nhằm đưa vào cơ thể người bệnh bằng cách tiêm truyền nhỏ giọt một khối lượng dung dịch chứa muối khoáng và các chất điện giải qua đường tĩnh mạch có tác dụng điều trị bệnh, hỗ trợ điều trị bệnh, nâng cao hiệu quả điều trị và phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân.

Thành phần trong dịch truyền nước biển

Trên thị trường hiện nay đang có khoảng hơn 20 loại dịch truyền khác nhau và chia thành nhiều nhóm. Riêng đối với dịch truyền nước biển, trên lâm sàng được phân thành nhóm dịch truyền cung cấp nước và chất điện giải cho cơ thể. Đây là nhóm dịch truyền dung cho các trường hợp mất nước, mất máu do tiêu chảy, ói mửa, bỏng, ngộ độc thực phẩm,… Một số loại dịch truyền trong nhóm này bao gồm:

  • Dung dịch Lactate ringer: Natri chlorid 0,6%; Kali chlorid 0,04%; Natri lactat 0,25%; Canxi chlorid 0,027%
  • Dung dịch Natri bicarbonat 1,4%
  • Dung dịch Kali chlorid 5%
  • Dung dịch đẳng trương Natri chlorid 0,9%
  • Dung dịch đẳng trương Natri bicarbonat 14%o
  • Dung dịch ưu trương Natri chlorid 10-20%
  • Dung dịch ưu trương Natri bicarbonat 5%

Dung dịch truyền nước có chất điện giải ở các nồng độ khác nhau sẽ được chỉ định trong các rối loạn khác nhau dựa trên lượng dịch mất hay mất cân bằng ion và toan kiềm trong cơ thể.

Lợi ích khi truyền nước biển 

Với những tính chất hóa lý cũng như tác dụng của các thành phần có trong dung dịch tiêm truyền, liệu pháp truyền nước biển đã mang lại nhiều hiệu quả trong điều trị và phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân, cụ thể như:

  • Giúp bệnh nhân phục hồi lại khối lượng tuần hoàn đã mất của cơ thể rất nhanh trong các trường hợp như tiêu chảy mất nước, bỏng nặng, mất máu, xuất huyết,…
  • Phòng ngừa và điều trị tình trạng thiếu hụt ion Natri, Chlorid do điều trị lợi tiểu quá mức hay chế độ ăn kiêng thiếu muối, mệt mỏi quá sức do bài tiết mồ hôi nhiều.
  • Dự phòng mất dịch, giảm Natri trước khi bắt đầu và sau khi kết thúc truyền máu, thẩm tách máu.
  • Giúp thải độc, lợi tiểu.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh lý trong thời gian dài ngày.

Dịch vụ truyền nước tại nhà của Phòng khám Bác sĩ Gia đình 115 An Tâm

Dịch vụ truyền nước tại nhà là một dịch vụ y tế được cung cấp tại nhà của bệnh nhân, thường do đội ngũ y tế chuyên nghiệp đến tận nơi để tiêm truyền nước biển, thuốc, hoặc cung cấp các liệu pháp chăm sóc khác. Dịch vụ này nhằm đảm bảo rằng bệnh nhân có thể tiếp tục điều trị và chăm sóc sức khỏe một cách thuận tiện và hiệu quả, mà không cần phải di chuyển đến phòng khám hoặc bệnh viện.

Đây là một phần quan trọng của chăm sóc y tế tại nhà, đặc biệt đối với những người có sức khỏe yếu, người cao tuổi, hoặc những người không thể tự di chuyển một cách dễ dàng. Phòng khám Bác sĩ Gia đình 115 An Tâm là một trong những phòng khám hiện đang cung cấp dịch vụ này.

truyền nước
Phòng khám Bác sĩ Gia đình 115 An Tâm cung cấp dịch vụ truyền nước tại nhà

Những lý do mà bệnh nhân nên lựa chọn dịch vụ truyền nước tại nhà của Phòng khám Bác sĩ Gia đình 115 An Tâm:

  • Sự tiện lợi: Dịch vụ truyền nước tại nhà giúp bệnh nhân tránh phải di chuyển đến phòng khám hoặc bệnh viện, tiết kiệm thời gian và công sức. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người có sức khỏe yếu và khó di chuyển.
  • Sự chuyên nghiệp và kinh nghiệm: Phòng khám Bác sĩ Gia đình 115 An Tâm có đội ngũ y tế chuyên nghiệp và có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ y tế tại nhà. Điều này đảm bảo rằng bệnh nhân sẽ nhận được sự chăm sóc chất lượng và an toàn.
  • Theo dõi sức khỏe chặc chẽ: Dịch vụ này không chỉ đơn thuần là truyền nước biển mà còn bao gồm theo dõi tổng thể về sức khỏe của bệnh nhân. Đội ngũ điều dưỡng của phòng khám sẽ liên tục theo dõi và đánh giá tình trạng của bệnh nhân, đảm bảo bệnh nhân được chăm sóc tốt và nhanh chóng phục hồi.
  • Chăm sóc đặc biệt: Dịch vụ truyền nước tại nhà cung cấp chăm sóc đặc biệt cho các nhóm bệnh nhân như người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính, trẻ nhỏ,… Điều này đảm bảo rằng những người này nhận được sự quan tâm và điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe của họ.
  • Tư vấn chăm sóc sức khỏe, giúp bệnh sớm đẩy lùi: Ngoài việc cung cấp dịch vụ y tế tại nhà, Phòng khám Bác sĩ Gia đình 115 An Tâm còn tư vấn về cách chăm sóc bệnh và đề xuất những biện pháp phòng ngừa cần thiết. Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn và đồng hành trong việc duy trì sức khỏe tốt.
  • Đề cao sự an toàn: Tất cả các dịch vụ của phòng khám này được thực hiện dưới sự giám sát của đội ngũ y tế chuyên nghiệp và tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình an toàn. Điều này đảm bảo rằng bệnh nhân luôn được chăm sóc một cách an toàn và tin cậy.
  • Tiết kiệm chi phí: Dịch vụ truyền nước tại nhà thường có chi phí thấp hơn so với việc điều trị tại bệnh viện. Bệnh nhân sẽ tránh được các chi phí đi lại và giữa các buổi tái khám thường xuyên.
truyền nước
Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng của Phòng khám Bác sĩ Gia đình 115 An Tâm luôn đặt bệnh nhân lên hàng đầu để phục vụ

Tóm lại, việc lựa chọn dịch vụ truyền nước tại nhà của Phòng khám Bác sĩ Gia đình 115 An Tâm không chỉ giúp bệnh nhân tiết kiệm thời gian và công sức mà còn đảm bảo sự chăm sóc chất lượng và an toàn cho sức khỏe của họ. Bên cạnh đó, để thuận tiện hơn trong việc liên hệ với đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng của phòng khám, người bệnh có thể đặt hẹn tại Docosan. Nhân viên của chúng tôi sẽ giúp bạn kết nối với bác sĩ nhanh nhất có thể với chỉ vài bước đặt hẹn đơn giản.

Truyền nước được thực hiện như thế nào?

Theo Hướng dẫn kỹ thuật truyền tĩnh mạch, liệu pháp truyền nước được thực hiện qua các bước như sau:

  • Chuẩn bị dụng cụ truyền nước:
    • Bơm kim tiêm + bộ dây truyền + kim cánh bướm
    • Chai dịch đã được kiểm tra (tên, hàm lượng, chất lượng, ngày pha chế, hạn dung)
    • Kìm Kocher + bông gòn + gang tay y tế + cồn 70o
  • Chuẩn bị các dụng cụ khác:
    • Cọc truyền có bánh xe 
    • Khay inox
    • Băng dính, kéo
    • Gối kê tay, dây garo
    • Hộp thuốc chống shock
    • Máy đo huyết áp + ống nghe + nhiệt kế + đồng hồ đếm mạch thở,…
  • Tiến hành kỹ thuật truyền nước:
    • Sát khuẩn nắp chai truyền dịch.
    • Cắm kim của bộ dây truyền đếm giọt qua nắp chai dịch, khóa lại, treo chai dịch lên cọc truyền, đuổi bọt khí trong chai (tránh không để dịch chảy nhiều), khóa đầu ambu lại, đậy kim và giữ vô khuẩn.
    • Đặt gối kê tay dưới vùng truyền.
    • Chọn vị trí đưa kim vào tĩnh mạch, buộc dây garo cách vị trí truyền 3cm.
    • Cầm kim tiêm ngửa mũi vát chếch 15 – 30o đưa vào tĩnh mạch, khi có máu chảy ra tháo dây garo mở khóa cho dịch chạy vào tĩnh mạch.
    • Bỏ gối kê tay, dây garo dưới vị trí truyền.
    • Điều chỉnh giọt chảy theo chỉ định.
    • Điều chỉnh tư thế bệnh nhân sao cho thoải mái.
    • Theo dõi thời gian truyền nước khoảng 15 phút/ lần để phát hiện tai biến trong quá trình truyền.
    • Khi gần hết chai dịch còn khoảng 10 – 20 ml thì khóa đầu ambu, rút kim, dùng bông tẩm cồn để sát khuẩn.
    • Thu dọn dụng cụ, rửa sạch đưa đi tiệt khuẩn.

Chú ý: Cách tính thời gian truyền nước

(Tổng số dịch truyền  x số giọt/ml) / (Số giọt/ phút) = Tổng số thời gian truyền nước (phút)

Các trường hợp cần truyền nước

Khi các chỉ số trong cơ thể như nước, máu, muối, chất điện giải,… giảm đi thì phải bù đắp thêm vào để không làm mất sự cân bằng. Lúc này cần thực hiện xét nghiệm máu để xác định chính xác lượng dịch, điện giải mất đi để từ đó có những biện pháp bù đắp thích hợp. 

Do đó, việc khám và xét nghiệm kiểm tra rất quan trọng trước khi truyền nước. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vẫn có thể cho bệnh nhân truyền nước trước khi có kết quả xét nghiệm: sốt cao, mất nước, mất máu, ngộ độc, trước và sau khi phẫu thuật,…

Sốt cao

Sốt siêu vi hay sốt xuất huyết thường gặp rất nhiều ở trẻ em và người lớn, thường biểu hiện qua sốt theo từng cơn và sốt ở nhiệt độ cao, từ 38 – 39oC, thâm chí tới 40 – 41oC. Người bị sốt kèm mệt mỏi toàn thân, chảy mũi, chảy nước mắt, mắt đỏ,… Trong trường hợp này, chỉ nên truyền nước chứa muối khoáng và các chất điện giải khi người bệnh sốt nhiều sau 2 – 3 ngày, cơ thể bị mất nhiều nước, ăn uống hạn chế, kèm nôn nhiều,…

truyền nước
Truyền nước giúp hạn chế các tác hại do sốt cao

Mất nước và điện giải

Mất nước sẽ làm giảm một lượng đáng kể dịch nội mô trong cơ thể và ở mức độ khác nhau có kèm theo suy giảm cả các chất điện giải. Dấu hiệu thường gặp bao gồm khát, niêm mạc khô, giảm lượng nước tiểu, nhịp tim nhanh, tụt huyết áp và sốc. Sự mất nước và điện giải chính là căn nguyên chính gây tử vong nhiều ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trên toàn thế giới.

Mất nước và điện giải thường hay gặp nhất do nôn, tiêu chảy, đổ quá nhiều mồ hôi, bỏng, tắc ruột gây mất dịch vào khoảng kẽ ruột,… Trong trường hợp này, có thể điều trị bằng cách bù nước và điện giải qua tiêm truyền đường tĩnh mạch với dung dịch Natri chlorid 0,9% hoặc Ringer lactat.

truyền nước
Tiêu chảy gây mất lượng lớn nước và điện giải

Suy nhược cơ thể

Tình trạng suy nhược cơ thể thường gặp ở người lao động quá sức, ăn uống không đầy đủ, người già, người mới ốm dậy hoặc phụ nữ sau sinh. Dấu hiệu thường gặp như mệt mỏi, chán ăn, xanh xao, sụt cân,… Do đó, việc truyền nước sẽ giúp cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân, cung cấp nước và điện giải cần cho các hoạt động sống của cơ thể.

Thông thường, ở những người bị suy nhược cơ thể, dung dịch truyền thường là nước muối đẳng trương (NaCl 0,9%), các chất điện giải,… với dung tích mỗi chai là 500ml và được truyền trong 6 – 8 giờ.

truyền nước
Truyền nước hỗ trợ phục hồi cơ thể suy nhược

Ngộ độc

Khi bị ngộ độc do ăn phải thực phẩm bị ôi thiu, nhiễm hóa chất, vi sinh,… thường biểu hiện như nôn, đi ngoài phân lỏng nhiều lần khiến bệnh nhân mất nước và điện giải. Nếu không bù nước và điện giải kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Trường hợp bệnh nhân bị mất nhiều dịch dẫn tới lơ mơ, hôn mê, mạch nhanh, tụt huyết áp cần thực hiện truyền nước với lượng lớn và tốc độ nhanh.

Theo Hướng dẫn xử trí ngộ độc thực phẩm, một số dung dịch được sử dụng truyền tĩnh mạch khi ngộ độc thực phẩm:

  • Dung dịch nước muối đẳng trương (NaCl 0,9%)
  • Dung dịch Ringer lactat
  • Dung dịch Natri bicarbonat (NaHCO3 1,4%)
truyền nước
Ngộ độc thực phẩm cần truyền nước kịp thời

Trước và sau khi phẫu thuật

Vì trong quá trình phẫu thuật, cơ thể sẽ bị mất đi một lượng lớn máu chứa nước và điện giải nên truyền nước là liệu pháp đầu tay trong trường hợp giảm thể tích tuần hoàn, tạo ra khoảng thời gian để khống chế chảy máu và chờ đợi lấy máu truyền nếu cần thiết. 

Dịch truyền được sử dụng tiêm truyền trước và sau khi phẫu thuật là dung dịch NaCl 0,9%, dung dịch Ringer lactat dùng thay thế máu để trị giảm thể tích tuần hoàn. Trong trường hợp mất máu nặng, cần truyền dung dịch NaCl 0,9% hoặc dung dịch Ringer lactat với số lượng 1 lít trong vòng 20 phút để nâng huyết áp.

Bệnh gì truyền nước biển?

Thông thường sẽ có một số bệnh để trả lời cho câu hỏi “Bệnh gì truyền nước biển”:

  • Thường xuyên hạ huyết áp
  • Hay bị bí tiểu
  • Các bệnh lý nhiễm trùng đường tiêu hóa như viêm dạ dày ruột.
  • Người đi tiểu nhiều gây mất điện giải
  • Người bị hạ đường huyết
  • Người bị rối loạn điện giải như hạ Natri, Kali huyết

Những lưu ý khi truyền nước

Mặc dù, truyền nước là liệu pháp y khoa được sử dụng phổ biến hiện nay vì cho hiệu quả nhanh, sinh khả dụng cao nhưng không vì thế mà chúng ta lạm dụng, tự ý tiêm truyền tại nhà hoặc tại các cơ sở thăm khám mà không có sự chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa. Để rồi, dẫn đến các biến chứng không mong muốn xảy ra hay thậm chí là tử vong.

Rủi ro khi lạm dụng truyền nước

Một số rủi ro có thể xảy ra khi truyền nước gây nguy hiểm như:

  • Có thể gây tai biến như phù phổi cấp.
  • Gây sốc phản vệ do không đảm bảo vô trùng, tốc độ truyền nhanh.
  • Ngoài ra, có thể gây nhiễm trùng máu, phù toàn thân, tràn dịch màng bụng, suy hô hấp,…
  • Chỗ tiêm bị sưng phù, đau nhức, viêm tĩnh mạch, rét run, vã mồ hôi, khó thở, đau ngực,…
  • Lượng dịch quá nhiều, gây mất nước ưu trương, làm teo tế bào não và các tế bào khác sẽ rất nguy hiểm.
  • Tăng nguy cơ nhiễm viêm gan B,C, HIV/AIDS nếu dụng cụ không được vô trùng đúng cách.

Những điều cần tuân thủ khi truyền nước

  • Không truyền nước cho người bị tăng huyết áp, suy tim, suy gan, tăng ure huyết, toan huyết, tăng kali, tăng natri huyết,…
  • Chỉ được truyền nước khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Kiểm tra dây truyền trước khi truyền, sát khuẩn vùng da tiếp xúc với kim.
  • Không dùng các chai dịch truyền đã mở nắp hoặc hết hạn dùng, dung dịch có cặn.
  • Không tự ý truyền nước tại nhà hoặc các cơ sở y tế không đảm bảo uy tín, chất lượng.
  • Liên hệ ngay với nhân viên y tế khi có bất thường trong quá trình truyền nước.

Câu hỏi thường gặp

Truyền nước bị phù tay phải làm sao?

Sau khi truyền nước mà bị phù tay, bạn có thể đắp nước muối sinh lý hoặc chườm mát để giảm đau.

Tại sao truyền nước biển lại mập?

Truyền nước biển có thể sẽ gây tăng cân, nhưng không phải do tích mỡ mà là do tích nước trong cơ thể.

Có bầu truyền nước biển được không?

Truyền nước biển khi có bầu không ảnh hưởng đến thai nhi, nên các mẹ có thể yên tâm khi truyền nước biển vào cơ thể.

Có nên truyền nước biển không?

Không nên truyền nước biển một cách bừa bãi, chỉ nên truyền nước biển khi sốt quá cao, nôn nhiều gây mất nước, tiêu chảy hay tụt huyết áp, người bị suy nhược,…

Cơ thể mệt mỏi có nên truyền nước?

Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Đức – ĐH Y Dược TP.HCM cho biết, tự ý truyền nước khi người đang mệt mỏi là không khoa học. Cần có sự chỉ định của bác sĩ khi đã xác định được nguyên nhân, tốc độ truyền, thời gian, số lượng trước khi truyền.

Bị suy nhược cơ thể có nên truyền nước?

Nếu bệnh nhân vẫn hoàn toàn tỉnh táo và có thể ăn uống bình thường được thì việc truyền nước là không cần thiết. Vì người bệnh hoàn toàn có khả năng bù nước, chất dinh dưỡng và năng lượng bằng đường ăn uống.

Tại sao sốt xuất huyết không được truyền nước?

Tự ý truyền nước khi bị sốt xuất huyết có thể sẽ khiến cơ thể giữ nước dù  bệnh nhân có đi tiểu ra ngoài một phần nhưng nó vẫn giữ nước ở các kẽ mô tế bào.

Sốt virus có phải truyền nước không?

Khi bị sốt virus kèm các tình trạng sốt cao, tiêu chảy, nôn mửa liên tục khiến cơ thể mất nước,… thì mới được chỉ định truyền nước.

Tụt huyết áp có phải truyền nước không?

Khi bị huyết áp thấp thì bệnh nhân có thể truyền nước. Nhưng chỉ thực hiện khi bác sĩ xác định tụt huyết áp do mất nước, điện giải trầm trọng cần bù nước và điện giải cho bệnh nhân.

Vỡ ven khi truyền nước có sao không?

Nếu sau 2-4 tuần các vết bầm tím do vỡ ven không hết hoặc vẫn còn đau, lan rộng với các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau cần đến bệnh viện kiểm tra xem có bị nhiễm trùng chỗ tiêm truyền hoặc bị rối loạn đông máu hay không.

Cúm A có phải truyền nước không?

Đối với người mắc cúm A, không được truyền nước vào cơ thể bởi sẽ gây áp lực lên vùng sọ và tăng phù não, khiến bệnh tình nặng thêm.


Như vậy thông qua bài viết này, các bạn đã có thêm nhiều kiến thức về việc truyền nước. Liệu pháp y khoa này chỉ thực sự an toàn khi các bạn tuân theo chỉ định của các bác sĩ. Nếu bạn hoặc người thân cần điều trị với liệu pháp này, xin vui lòng đặt lịch khám đặt lịch.