5 loại nấm tóc: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Một mái tóc chắc khỏe, bóng mượt là điều mà ai cũng mong muốn. Tuy nhiên, tóc cũng như da đầu luôn gặp phải nhiều tình trạng khiến chúng không được như mong muốn. Nấm tóc là bệnh da liễu chỉ tình trạng viêm, tổn thương nang tóc, làm tóc xơ xác và gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên nếu điều trị đúng cách thì nấm tóc không hề khó chữa. Mời bạn đọc cùng Doctor có sẵn tìm hiểu nguyên nhân giúp cho việc điều trị nấm tóc nhanh đạt hiệu quả trong bài viết sau.

Các loại nấm tóc phổ biến

Khi da đầu có vấn đề chúng ta thường nghĩ ngay đến nấm tóc. Tuy nhiên, nấm tóc không phải chỉ một mà có nhiều loại khác nhau. Để điều trị đúng, kip thời, nhanh chóng, hiệu quả, bạn cần xác định được loại nấm tóc mà mình đang gặp phải. Hãy cùng điểm danh các loại nấm tóc phổ biến và xem triệu chứng của chúng khi xuất hiện trên da đầu:

Tóc hột (trứng tóc)

Tóc hột (trứng tóc) có 2 dạng là trứng tóc đen và trứng tóc trắng:

  • Trứng tóc đen biểu hiện gồm các hạt màu nâu dọc thân tóc, hạt cứng dính chặt vào tóc, thường xuất hiện ở đầu và mặt.
  • Trứng tóc trắng biểu hiện gồm các hạt màu trắng hoặc màu sáng, hạt mềm, dễ gỡ khỏi tóc, thường xuất hiện ở mặt, nách, vùng sinh dục.

Trứng tóc phổ biến ở trẻ em hơn là người lớn, thường gặp ở nông thôn hơn là thành thị.

nấm tóc
Hai loại tóc hột (trứng tóc)

Nấm xén tóc

Mảng trụi tóc lớn, màu xám, hình tròn, bầu dục, ranh giới rõ, có thể có nhiều mảng nhỏ liên kết lại thành mảng lớn. Trong đám thương tổn tóc bị xén đều cách mặt da 3-6mm, các chân tóc được bao một chất trắng như nhúng vào bột.

Nấm xén tóc thường gặp ở trẻ em 6-10 tuổi.

Nấm làm trụi tóc

Những mảng trụi tóc nhỏ, ranh giới không rõ, không có hiện tượng viêm, thường kèm ít vảy ở da đầu. Trong mảng rụng tóc, tóc bị gãy cách mặt da 1-2mm. Tóc gãy không đều, chỉ thấy tóc thưa, các mảng nhỏ liên kết thành mảng lớn.

Nấm làm trụi tóc thường gặp ở trẻ nhỏ. Vị trí thường gặp là ở mang tai và vùng chẩm có những mảng bong vảy xen kẽ teo da.

nấm tóc
Nấm làm trụi tóc

Nấm tóc gây mùi hôi

Chân tóc xuất hiện chấm đỏ phủ vảy tiết vàng, ở giữa lõm xuống, các chấm có thể liên kết thành mảng lớn. Tóc thường không rụng, vẫn mọc dài nhưng khô và không bóng. Nếu có rụng tóc nhiều thì sẽ trụi vĩnh viễn.

Khi soi sợi tóc dưới đèn Wood có thể thấy ánh sáng huỳnh quang màu trắng hơi xanh da trời. 

Nấm tóc thể thâm nhiễm và mưng mủ Kerion de celse (Nấm tổ ong)

Bắt đầu xuất hiện ở chân tóc những mụn mủ nhỏ, các mụn mủ này lan rộng dần ra và tạo thành một mảng lớn hình tròn hay bầu dục, ranh giới rõ, bờ gờ cao lên mặt da. Lớp biểu bì bên ngoài sợi tóc bị phá hủy. Khi soi tóc dưới ánh đèn Wood có thể thấy tóc bắt màu huỳnh quang.

Các mụn mủ dần dần ăn sâu xuống tạo thành các áp xe. Bề mặt thương tổn đóng vảy tiết, tóc trong đám thương tổn rụng hết. Nếu cạy hết vảy tiết bề mặt sẽ lõm lỗ chỗ như tổ ong nên có tên là Kerion de celse.

Trẻ em thường bị loại nấm tóc này, trẻ sẽ bị đau khu vực chân tóc những không sốt trừ khi bị bội nhiễm do cào gãi.

nấm tóc
Nấm tổ ông là loại nấm tóc nặng nề nhất, cần sớm điều trị

Xem thêm:

Nguyên nhân gây bệnh nấm tóc

Nấm tóc chủ yếu do nấm sợi thuộc loài nấm Trichophyton và Pierdraiahortai gây nên. Loại nấm này thường xuất hiện ở những nơi da đầu ẩm ướt, khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ sinh sôi, nảy nở, phát triển gây viêm nhiễm. Tuy nhiên, bạn có thể bị nhiễm nấm tóc khi lặp đi lặp lại các thói quen như: vệ sinh da đầu không cẩn thận, sạch sẽ, không gội đầu thường xuyên khiến cho dầu thừa, mồ hôi, bụi bẩn, tế bào chết tích tụ lại.

Môi trường ẩm ướt kết hợp với những chất kể trên sẽ tạo điều kiện khiến cho nấm sinh sôi, phát triển mạnh. Khi gội đầu, nếu bạn gãi quá mạnh khiến cho da đầu bị trầy xước cũng khiến cho vi khuẩn xâm nhập, tấn công sâu hơn. Nấm tóc còn xuất hiện khi bạn có thói quen gội đầu xong là đi ngủ hoặc đội mũ, buộc tóc khi tóc còn đang ẩm ướt hoặc dùng chung các đồ dùng cá nhân như: lược, mũ, gối, khăn lau đầu …với người bị nấm tóc.

Ngoài ra, thú cưng rất dễ bị các loại nấm xâm nhập nếu như chúng không được tắm rửa vệ sinh thường xuyên. Nếu bạn thường xuyên tiếp xúc như ôm, chơi đùa, ngủ chung… với thú cưng bị nấm thì nguy cơ mắc phải nấm tóc của bạn cũng rất cao.

Tóc hột ( trứng tóc)

  • Trứng tóc đen: Nấm Trichophyton beigelii gây nên. Nhiễm nấm thường bắt đầu dưới lớp biểu bì của sợi tóc và lan rộng ra ngoài. Tóc vỡ có thể xảy ra do vỡ nốt tại thân tóc. Khi các nốt lớn, chúng có thể bọc thân tóc.
  • Trứng tóc trắng: Nấm Piedraia hortae gây nên, nhiễm nấm cũng bắt đầu bên dưới lớp biểu bì và phát triển thông qua thân tóc gây suy yếu và gãy tóc.
nấm tóc
Nấm Trichophyton beigelii là nguyên nhân gây tóc trứng

Tỷ lệ Piedra trắng tăng lên kể từ khi bắt đầu của đại dịch HIV. Ở những người bệnh suy giảm miễn dịch, T. beigelii có thể gây ra nhiễm nấm hệ thống nghiêm trọng với sốt, nấm huyết, thâm nhiễm phổi, tổn thương da ( mụn nước và xuất huyết, hoại tử trung tâm) và bệnh thận.

Da đầu ẩm ướt là điều kiện sinh sôi của trứng tóc. Chính vì thế, những bạn nữ thường xuyên buộc tóc khi tóc đang còn ướt hoặc gội đầu vào ban đêm rồi để tóc ướt đi ngủ hoặc đội mũ nón khi tóc chưa khô có nguy cơ mắc bệnh nấm tóc rất cao. Ngoài ra, những người lao động, hoạt động dưới trời nắng đổ nhiều mồ hơi gây bết dính cho tóc cũng rất dễ mắc bệnh nấm tóc.

Nấm xén tóc

Tác nhân gây bệnh là nấm Microsporum audouinii hoặc Microsporum canis. Loại nấm này kí sinh trên mèo và lây qua người thông qua tiếp xúc gần như ôm ấp và cho thú cưng lên giường nằm cùng. Loại nấm

Nấm làm trụi tóc

Dạng nấm tóc này gây ra bởi các chủng Trichophyton tonsurans ( ở Mỹ ) hoặc Trichophyton violaceum ( ở Ấn Độ, Đông Âu hoặc các nước trong khu vực Châu Phi).

nấm tóc
Chủng Trichophyton tonsurans là nấm làm trụi tóc

Nấm tóc gây mùi hôi

Nấm tóc gây mùi hôi còn được gọi là nấm tóc Favus. Nấm tóc Favus do nấm Trichophyton schoenleini gây ra.

Nấm tổ ong

Gây ra bởi các chủng nấm Trichophyton Mentagrophytes hoặc Trichophyton verrucosum. Các loại nấm này chủ yếu sống ký sinh trên động vật và lây truyền sang người theo các con đường trực tiếp hoặc giãn tiếp, chẳng hạn như ôm thú cưng, để chó mèo nhiễm mầm bệnh ngủ trên giường…

nấm tóc
Chủng nấm Trichophyton Mentagrophytes – Nguyên nhân gây nấm tổ ong

Như vậy, trẻ em là đối tượng mắc nấm tóc nhiều hơn so với người lớn. Tuy nhiên bạn cũng đừng chủ quan, bởi ít hơn không có nghĩa là không bị. Trẻ em thường xuyên hoạt động vui chơi, tình trạng đổ mồ hôi, tạo môi trường ẩm ướt cũng nhiều hơn khiến cho nấm xuất hiện và phát triển.

Ngoài ra, trẻ còn đùa nghịch, tiếp xúc nhiều với môi trường bụi bẩn, đất cát, hiếu động, cào cấu khiến da bị tổn thương, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập hơn. Bên cạnh đó, trẻ em thường rất thích chơi, ôm ấp, ngủ chung với thú cưng, điều này khiến cho trẻ dễ bị mắc nấm tóc hơn. Bệnh nấm tóc ở trẻ em có thể chữa được nếu bố mẹ phát hiện sớm, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và điều trị cho bé theo hướng dẫn của bác sĩ.

Điều trị nấm tóc

Nấm tóc là bệnh có nhiều nguyên nhân nên cần được điều trị theo đơn của bác sĩ. Bệnh nhân cần hiểu rõ về bệnh tật để dùng thuốc một cách phù hợp, không tự dùng các loại thuốc kháng nấm vì có thể gây ảnh hưởng tới gan, thận.

  • Thuốc bôi tại chỗ: dung dịch BSI, kem nizoral, kem clotrimazol…Tuy nhiên, các thuốc bôi tại chỗ thường ít tác dụng vì nấm theo sợi tóc ăn xuống sâu.
  • Thuốc uống tác dụng toàn thân: có thể dung một trong các loại thuốc sau đây: terbinafine, itraconazol, ketoconazol. Điều trị theo từng nguyên nhân và từng thể bệnh.
  • Riêng với nấm tổ ong (Kerion de celse): chích rạch mủ, bôi thuốc chống nhiễm khuẩn, phối hợp thuốc chống nấm. Có thể cho kháng sinh chống nấm đường toàn thân.
nấm tóc
Điều trị nấm tóc bằng thuốc kê đơn của bác sĩ chuyên khoa

Khi sử dụng thuốc chống nấm toàn thân chữa rụng tóc, bạn cần thận trọng dùng theo đúng khuyến cáo của bác sĩ để tránh gặp phải những tác dụng phụ dưới đây:

  • Buồn nôn
  • Chóng mặt
  • Rối loạn dạ dày
  • Đau đầu
  • Rụng lông và tóc
  • Cao men gan
  • Giảm tiểu cầu

Lưu ý: Nếu không may gặp phải một trong những tác dụng phụ nói trên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ về việc có nên tiếp tục sử dụng thuốc hay không.

Nấm tóc không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nó ảnh hưởng đến vẻ đẹp thẩm mỹ của mái tóc và khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày, làm giảm tự tin trong cuộc sống.

Khi nấm tóc trở nên nghiêm trọng, những mảng nấm có kích thước to lộ rõ ra ngoài, gây ngứa ngáy và khiến mái tóc trở nên xơ rối, gãy rụng. Không ít trường hợp bị rụng tóc nhiều đến mức hói đầu. Đặc biệt, nấm có thể theo tóc ăn sâu xuống da đầu dẫn đến viêm nhiễm, tổn thương da. Nếu không được chăm sóc đúng cách, da đầu rất dễ bị nhiễm trùng, lở loét.

Vì vậy, để việc chữa nấm tóc đặt hiệu quả và không bị các hậu quả như hói đầu, nhiễm trùng, lở loét, người bệnh nên sớm được thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ da liễu.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bạn cũng nên kết hợp với việc sử dụng các loại dầu gội có thành phần từ thiên nhiên an tòan, dịu nhẹ theo sự tư vấn của các bác sĩ da liễu. Hoặc bạn có thể gội đầu bằng các nguyên liệu tự nhiên sẵn có như: bồ kết, lá trầu không, hương nhu, chanh…

Để điều trị nấm chân tóc hiệu quả, bạn nên thay đổi một số thói quen như:

  • Gội đầu sạch sẽ, thường xuyên và có thói quen làm khô tóc, tốt nhất là để tóc khô tự nhiên hoặc trong trường hợp phải đi ra ngoài, đi ngủ, buộc tóc bạn hãy dùng máy sấy để sấy khô tóc, tránh tình trạng đầu tóc ẩm ướt.
  • Khi gội đầu hoặc khi da đầu ngứa ngáy không nên cào gãi quá mạnh, điều này khiến cho da đầu bị tổn thương làm nấm chân tóc ăn sâu vào da, lan rộng hơn.
  • Không dùng chung các đồ dùng cá nhân như: lược, khăn lau, mũ, gối…với người bị nấm tóc.
  • Nếu nhà có nuôi thú cưng, bạn hãy tắm rửa, vệ sinh cho chúng thật sạch sẽ. Nếu chúng bị nấm hãy đưa đến bác sĩ thú y để chữa trị và tránh tiếp xúc gần gũi như ôm ấp, ngủ chung với chúng.
  • Không nên sử dụng các loại hóa chất như thuốc nhuộm, duỗi, uốn khi đang bị nấm tóc. Các loại thuốc này không chỉ ảnh hưởng đến da đầu mà con ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng, bạn hãy tìm những loại thuốc có thành phần an toàn, tốt nhất là theo sự tư vấn của bác sĩ.
  • Thường xuyên vệ sinh ga gối, khăn lau, mũ…để hạn chế sự xuất hiện và phát triển của nấm chân tóc. Khi tóc còn ướt, không nên đi ngủ hoặc đội mũ ngay.

Bác sĩ da liễu chuyên trị nấm tóc

  • Bác sĩ Đỗ Thị Minh Nghĩa- Phó khoa da Liễu BV Y học cổ truyền Trung Ương – Hà Nội
  • Bác sĩ Lê Đức Thọ – 35 năm kinh nghiệm chuyên Khoa Da Liễu- quận Bình Tân
  • Bác sĩ Nguyễn Đại Hoàng Đức – 15 năm kinh nghiệm chuyên khoa Da liễu – Quận 2

Các câu hỏi thường gặp về bệnh nấm tóc

Bệnh nấm tóc có lây không?

Các bệnh nấm tóc có lây từ người sang người thông qua việc sử dụng chung nón, khăn lau đầu, lược chải tóc. Vì vật, khi nghi ngờ bị nấm tóc, bệnh nhân cần chủ động bảo vệ người thân bằng cách dùng riêng đồ dùng sinh hoạt.u003cbru003e

u003cstrongu003eBệnh nấm tóc nên và kiêng ăn gì?u003c/strongu003e

Những thực phẩm bạn không nên bổ sung, phải kể đến: thịt gà, thịt bò, hải sản có vỏ cứng, trái cây có chứa hàm lượng Vitamin C cao, sữa và các sản phẩm từ sữa…những thực phẩm này dễ gây kích ứng da đầu, khiến cho bạn bị ngứa ngáy hơn đồng thời khiến cho vi khuẩn nấm phát triển và sinh sôi mạnh hơn. Ngoài ra, người bị nấm tóc nên hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, những món cay, nóng, chứa nhiều dầu, mỡ, chất béo cao, các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…do chúng gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, cản trở việc móc tóc cũng như phục hồi da do nấm tóc gây nên.

u003cstrongu003eBị nấm tóc có nên nhuộm tóc không?u003c/strongu003e

Nếu bạn đang bị nấm tóc, bạn không nên nhuộm vì thuốc nhuộm có thể gây hại, kích thích da đầu khiến cho tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm và khó điều trị dứt điểm. Bạn hãy đợi khi tóc và da đầu thật khỏe mạnh để có thể nhuộm những màu tóc hot và nổi bật theo phong cách mà bạn yêu thích nhé. Tương tự như vậy, bạn cũng không nên uốn duỗi khi tóc đang bị nấm. Bởi vì thuốc uốn duỗi có thể gây ảnh hưởng đến da đầu của bạn.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Tư liệu tham khảo: Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh, Health Việt Nam

Contact Me on Zalo
Call Now Button