Top 12 dấu hiệu thiếu vitamin B2 không nên xem thường

Thiếu vitamin B2 là tình trạng thiếu vitamin B2 thường gặp nhất trong số các loại vitamin B. Tình trạng thiếu vitamin B2 có thể cải thiện và hồi phục sau khi bổ sung vitamin B2 từ 3 – 6 tháng. Tuy nhiên, thiếu vitamin B2 cũng gây ra những bệnh lý nguy hiểm và không thể phục hồi. Thông qua bài viết này, Doctor có sẵn hy vọng có thể cung cấp những thông tin cần thiết về thiếu vitamin B2 và dấu hiệu thiếu vitamin B2.

Dấu hiệu thiếu vitamin B2

Vitamin B2 là gì? Công dụng của Vitamin B2

Vitamin B2 (hay còn gọi là riboflavin) là một vitamin quan trọng đối với sức khỏe. Đây là một vitamin tan trong nước, được thẩm thấu qua thành ruột vào hệ tuần hoàn máu. Vitamin B2 đóng vai trò thiết yếu trong quá trình tạo năng lượng, xúc tác chức năng enzym cũng như quá trình tổng hợp các hợp chất quan trọng cho cơ thể như chất béo và acid amin.

Cụ thể thì, Vitamin B2 là thành phần thiết yếu của hai coenzym chính là flavin mononucleotide (FMN; còn được gọi là riboflavin-5′-phosphate) và flavin adenine dinucleotide (FAD). Những coenzym này đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất năng lượng; thực hiện chức năng, tăng trưởng và phát triển của tế bào; và chuyển hóa chất béo, thuốc và steroid. Việc chuyển đổi axit amin tryptophan thành niacin (đôi khi được gọi là vitamin B3) cần có FAD. 

Tương tự, việc chuyển đổi vitamin B6 thành coenzym pyridoxal 5′-phosphate cần FMN. vitamin B2 giúp duy trì mức homocysteine, một loại axit amin trong máu ở mức bình thường. Ngoài ra, vitamin B2 còn hoạt động như một chất chống oxy hóa và cần thiết cho việc tái tạo glutathione – một hoạt chất bẻ gãy gốc tự do, giúp bài tiết các độc tố, gốc tự do và kim loại nặng ra khỏi cơ thể.

Ngoài ra, vitamin B2 cũng là thành phần cần thiết cho quá trình duy trì hoạt động sống, phát triển và tăng trưởng của tế bào, sinh sản, tiết sữa cũng như các hoạt động thể chất khác. Vitamin B2 cũng giúp cơ thể phòng người nhiều bệnh như thiếu máu, đục thủy tinh thể, đau nửa đầu và rối loạn chức năng tuyến giáp.

Cơ thể cần được cung cấp vitamin B2 hằng ngày do hầu hết lượng vitamin B2 được sử dụng ngay lập tức và không được lưu trữ lại trong cơ thể. Lượng dư thừa vitamin B2 sẽ được bài tiết qua nước tiểu khiến nước tiểu có màu vàng sáng.

Nhu cầu vitamin B2 được khuyến nghị như sau:

  • Ở trẻ em và thanh thiếu niên, lượng vitamin B2 trung bình hàng ngày từ thực phẩm là 1,8 mg đối với độ tuổi 2–5 tuổi, 1,9 mg đối với độ tuổi 6–11 và 2,1 mg đối với độ tuổi 12–19 . 
  • Ở người lớn, lượng vitamin B2 trung bình hàng ngày từ thực phẩm là 2,5 mg ở nam và 1,8 mg ở nữ. 

Thiếu Vitamin B2 ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu vitamin B2 có thể làm thay đổi sự hấp thụ sắt và gây thiếu máu, dẫn đến mệt mỏi. Vitamin B2 tham gia sản xuất hồng cầu và vận chuyển oxy đến tế bào. Cải thiện lượng vitamin B2 trong cơ thể có thể làm tăng nồng độ hemoglobin lưu thông và tăng sản xuất hồng cầu.

Thiếu vitamin B2 sẽ gây mụn, khô da, gãy rụng tóc do vitamin B2 giúp duy trì collagen – một loại protein được tìm thấy trong hầu hết da và tóc, giúp duy trì độ đàn hồi, căng bóng của da, giúp tóc bóng khỏe. 

Thiếu vitamin B2 cũng gây bệnh đau nửa đầu. Nghiên cứu cho thấy rằng sử dụng 400 mg riboflavin mỗi ngày cho hiệu quả trong việc ngăn ngừa chứng đau nửa đầu ở người lớn, nhưng phải dùng liều tối thiểu 3 tháng để có kết quả tốt. Phát hiện này rất có thể là do rối loạn chức năng ty thể đã được chứng minh có ảnh hưởng đến chứng đau nửa đầu, và vitamin B2 là tiền chất của đồng yếu tố flavin của chuỗi vận chuyển điện tử. 

Ngoài ra, thiếu vitamin B2 dẫn đến tình trạng thiếu hụt phức hợp ty thể cũng dẫn đến những suy giảm về hoạt động cơ bắp, tim mạch và trí não. 

Về mắt, thiếu vitamin B2 có thể dẫn đến các tình trạng bệnh như đau mắt, khô mắt, tăng nhãn áp, bệnh giác mạc hình chóp. Nguy hiểm hơn, thiếu vitamin B2 có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể – một chứng bệnh rối loạn về mắt gây giảm thị lực và có thể dẫn đến mù lòa. Thiếu vitamin B2 có thể hồi phục và các tình trạng bệnh do thiếu vitamin B2 có thể cải thiện, ngoại trừ bệnh đục thủy tinh thể.

Thiếu vitamin B2 có thể dẫn tới đục thủy tinh thể
Thiếu vitamin B2 có thể dẫn tới đục thủy tinh thể

Thiếu vitamin thời gian dài có thể dẫn đến các bệnh rối loạn về tim mạch và tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Thiếu vitamin B2 nghiêm trọng có thể làm giảm mức FAD và FMN và ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng khác, đặc biệt là các vitamin B khác. Do đó, thiếu vitamin B2 dẫn đến thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng cần thiết khác cho cơ thể khiến xuất hiện nhiều triệu chứng phối hợp của nhiều loại thiếu hụt khác nhau.

Nếu bạn gặp những dấu hiệu trên, hãy đặt lịch khám tại phòng khám dinh dưỡng gần nhất:

Nguyên nhân gây thiếu vitamin B2

Có hai loại thiếu hụt riboflavin:

  • Thiếu vitamin B2 nguyên phát xảy ra khi chế độ ăn của người đó nghèo vitamin B2.
  • Thiếu vitamin B2 thứ cấp xảy ra vì một lý do khác, có thể do ruột không thể hấp thụ vitamin đúng cách hoặc cơ thể không thể sử dụng vitamin hoặc do vitamin bị đào thải quá nhanh. Nguyên nhân cho thiếu vitamin B2 thứ cấp còn liên quan đến các bất thường về nội tiết như giảm tiết hormon tuyến giáp và một số bệnh nội tiết khác.

Dưới đây là danh sách nguyên nhân góp phần gây ra tình trạng thiếu B2 :

  • Tiêu thụ thịt, thực phẩm tăng cường và các sản phẩm từ sữa không đúng cách.
  • Các rối loạn mãn tính như tiêu chảy, các vấn đề về gan và nghiện rượu.
  • Kém hấp thu thức ăn.
  • Các thủ thuật lọc máu, chẳng hạn như chạy thận nhân tạo và thẩm phân phúc mạc.
  • Sử dụng barbiturat trong thời gian dài.

Dấu hiệu thiếu vitamin B2

Một số dấu hiệu nhận biết thiếu vitamin B2 thường gặp như:

    • Thiếu vitamin B2 gây mụn, nhất là mụn trứng cá
    • Viêm khóe môi, hoặc vết nứt ở khóe miệng
    • Khô môi, nứt môi
    • Khô da, giảm độ đàn hồi của da
    • Viêm niêm mạc miệng
    • Viêm lưỡi
    • Loét miệng
    • Đau họng
    • Viêm biểu bì
    • Dịch trong màng nhầy
    • Thiếu máu thiếu sắt
    • Mắt có thể nhạy cảm với ánh sáng và có thể bị ngứa, chảy nước hoặc bị đỏ mắt

    Nếu bạn gặp những dấu hiệu trên, hãy đặt lịch khám tại phòng khám dinh dưỡng gần nhất:

    Những đối tượng có nguy cơ thiếu vitamin B2

    Thiếu vitamin B2 thường dễ gặp phải ở những nhóm đối tượng sau đây:

    Vận động viên ăn chay

    Tập thể dục quá mức cần tiêu hao nhiều vitamin B2  trong quá trình trao đổi chất và oxy của tế bào. Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng, Chuyên gia dinh dưỡng Canada và Trường Cao đẳng Y học Thể thao Hoa Kỳ tuyên bố rằng các vận động viên ăn chay có nguy cơ bị thiếu vitamin B2 vì nhu cầu ngày càng tăng về chất dinh dưỡng này nhưng chế độ ăn chay thiếu hụt trầm trọng vitamin B2.

    Nguyên nhân là một số người ăn chay đã loại trừ tất cả các sản phẩm động vật (bao gồm sữa, sữa chua, phô mai và trứng), có xu hướng là nguồn cung cấp vitamin B2 dồi dào cho họ. Các hiệp hội này khuyến nghị các vận động viên ăn chay nên tham khảo ý kiến ​​​​của chuyên gia dinh dưỡng thể thao để tránh vấn đề tiềm ẩn này.

    Phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ sơ sinh 

    Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú  tiêu thụ ít thịt hoặc các sản phẩm từ sữa có nguy cơ bị thiếu vitamin B2, có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả bà mẹ và trẻ sơ sinh. Ví dụ như, thiếu vitamin B2 khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ tiền sản giật. 

    Lượng vitamin B2 hấp thụ khi mang thai có mối liên hệ tích cực với cân nặng và chiều dài khi sinh của trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh của những bà mẹ bị thiếu hụt vitamin B2 hoặc chế độ ăn uống ít vitamin B2 (dưới 1,2 mg/ngày) khi mang thai có nguy cơ bị thiếu hụt và mắc một số dị tật bẩm sinh cao hơn (chẳng hạn như dị tật về van tim) .

    Những người ăn chay và/hoặc uống ít sữa

    Ở những người ăn thịt và các sản phẩm từ sữa, những thực phẩm này đóng góp một tỷ lệ đáng kể vitamin B2 trong chế độ ăn. Vì lý do này, những người sống ở các nước đang phát triển và hạn chế ăn thịt và các sản phẩm từ sữa sẽ có nguy cơ thiếu hụt vitamin B2 cao hơn. Những người ăn chay và những người tiêu thụ ít sữa ở các nước phát triển cũng có nguy cơ thiếu hụt vitamin B2.

    Những người bị thiếu hụt chất vận chuyển riboflavin

    Thiếu chất vận chuyển Riboflavin (trước đây gọi là hội chứng Brown-Vialetto-Van Laere hoặc Fazio-Londe) là một rối loạn thần kinh hiếm gặp. Nó có thể bắt đầu từ giai đoạn sơ sinh đến tuổi trưởng thành và có liên quan đến mất thính giác, liệt hành não (một bệnh về thần kinh vận động), khó thở và các triệu chứng khác. Bệnh gây ra do đột biến gen SLC52A3 hoặc SLC52A2 gen mã hóa chất vận chuyển vitamin B2. 

    Kết quả là những bệnh nhân này không thể hấp thụ và vận chuyển riboflavin đúng cách, do đó họ bị thiếu hụt vitamin B2. Mặc dù không có cách chữa trị tình trạng thiếu hụt chất vận chuyển vitamin B2, việc bổ sung vitamin B2 liều cao có thể là một phương pháp điều trị giúp cấp cứu  nhóm đối tượng này, đặc biệt là khi nó được bắt đầu ngay sau khi khởi phát triệu chứng.

    Khám dinh dưỡng thiếu vitamin B2

    Để chẩn đoán thiểu vitamin B2, các bác sĩ sẽ dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng.

    Các xét nghiệm cận lâm sàng bao gồm: xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu.

    Xét nghiệm máu hỗ trợ chẩn đoán thiếu vitamin B2
    Xét nghiệm máu hỗ trợ chẩn đoán thiếu vitamin B2

    Xét nghiệm máu: Đo nồng độ enzyme glutathione reductase trong hồng cầu có thể hỗ trợ phát hiện tình trạng thiếu vitamin B2. Hệ số hoạt động enzyme glutathione reductase của hồng cầu (EGRAC), dựa trên tỷ lệ giữa hoạt động in vitro của enzyme này với sự hiện diện của FAD và hoạt động không thêm FAD . 

    EGRAC từ 1,2 trở xuống thường được sử dụng để biểu thị tình trạng đủ vitamin B2, 1,2 – 1,4 để biểu thị sự thiếu hụt cận biên và lớn hơn 1,4 để biểu thị sự thiếu hụt rõ ràng vitamin B2. Tuy nhiên, EGRAC cao hơn không nhất thiết tương quan với mức độ thiếu hụt vitamin B2. Hơn nữa, EGRAC không thể được đánh giá ở những người bị thiếu hụt glucose-6-phosphate dehydrogenase, hiện diện ở khoảng 10% người Mỹ gốc Phi.

    Xét nghiệm nước tiểu: Đo huỳnh quang lượng vitamin B2 bài tiết qua nước tiểu trong 24 giờ. Tổng lượng bài tiết riboflavin ở người trưởng thành khỏe mạnh, tiêu thụ đầy đủ vitamin B2 khoảng từ 120 mcg/ngày; tỷ lệ dưới 40 mcg/ngày cho thấy dấu hiệu sự thiếu hụt vitamin B2. Kỹ thuật này phản ánh tình trạng thiếu vitamin B2 mạn tính kém chính xác hơn EGRAC.

    Ngoài ra, mức độ bài tiết qua nước tiểu có thể giảm theo tuổi tác và tăng lên khi tiếp xúc với một số loại thuốc hoặc bị căng thẳng, và lượng bài tiết phản ánh mạnh mẽ lượng tiêu thụ gần. Do đó, dẫn đến những kết quả không phản ánh phản ánh không đúng thực tế về mức độ thiếu vitamin B2 của bệnh nhân.

    Thiếu vitamin B2 nên ăn gì? Bổ sung vitamin B2 như thế nào?

    Vitamin B2 có thể được bổ sung thông qua chế độ ăn uống và thực phẩm chức năng:

    Chế độ ăn

    Thực phẩm  giàu vitamin B2 bao gồm trứng, nội tạng (thận và gan), thịt nạc và sữa chua, sữa bò và phô mai. Một số loại rau như rau chân vịt, bông cải xanh  và các loại trái cây như chuối, táo  cũng chứa vitamin B2. Ngũ cốc, các loại hạt và các sản phẩm từ bánh mì cũng là nguồn cung cấp vitamin B2 hữu ích cho cơ thể. Vitamin này trong hầu hết các loại thực phẩm đều ở dạng FAD, còn dạng chính trong trứng và sữa là vitamin tự do.

    Vitamin B2 có trong nhiều loại thực phẩm khác nhau

    Khoảng 95% vitamin B2 ở dạng FAD hoặc FMN từ thực phẩm có sinh khả dụng lên tới tối đa  khoảng 27 mg vitamin B2 mỗi bữa ăn.. Vì vitamin B2 hòa tan trong nước nên hàm lượng vitamin B2 bị mất trong nước nấu khi đun sôi thực phẩm cao gấp đôi so với khi chúng được chế biến theo những cách khác, chẳng hạn như hấp hoặc cho vào lò vi sóng.

    Thực phẩm chức năng

    Vitamin B2 có sẵn trong nhiều loại thực phẩm chức năng. Thuốc bổ sung vitamin tổng hợp/đa khoáng chất có vitamin B2 thường cung cấp 1,3 mg chất này. Trong hầu hết các thực phẩm chức năng, vitamin ở dạng tự do, nhưng một số thực phẩm chức năng cũng có riboflavin 5′-phosphate.

    Khi sử dụng thực phẩm chức năng chứa vitamin B2, cần lưu rằng: Dùng một số loại thuốc như thuốc kháng cholinergic, thuốc chống co giật, phenothiazines và phenytoin có thể làm giảm mức độ vitamin B2 do không thể hấp thụ hiệu quả vào cơ thể. 

    Vitamin B2 cũng có thể can thiệp đến quá trình chuyển hóa của một số loại thuốc như tetracycline, một loại thuốc kháng sinh và doxorubicin-một loại thuốc hóa trị khiến các thuốc không đạt hiệu quả điều trị hoặc xuất hiện các tác dụng không mong muốn.

    Ngoài ra, dùng một lượng lớn vitamin B2 có thể dẫn đến các tác dụng phụ như ngứa, tê, rát da, mẫn cảm, nước tiểu sậm màu và nhạy cảm ánh sáng. Dùng nhiều vitamin B2 cũng gây mất cân bằng các loại vitamin B. Do đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng vitamin B2 và sử dụng vitamin B2 ở dạng phối hợp với các vitamin B khác.

    Câu hỏi thường gặp

    Vitamin B2 có trong trái cây nào?

    Vitamin B2 có trong nhiều loại trái cây như táo, chuối, lê,…

    Vitamin B2 có tác dụng gì với da?

    Vitamin B2 giúp duy trì lượng collagen giúp da không bị khô, căng bóng, đàn hồi tốt và ít bị mụn.

    Vitamin B2 có trị mụn không?

    Vitamin B2 được sử dụng kèm theo để trị mụn và làm sáng da. Thiếu Vitamin B2 gây mụn, nhất là mụn trứng cá.

    Vitamin B2 chữa nhiệt miệng?

    Bổ sung đầy đủ vitamin B2 sẽ giúp hồi phục tình trạng nhiệt miệng.

    Liều dùng vitamin B2 cho người lớn là bao nhiêu?

    Lượng khuyến nghị của vitamin B2 cho người lớn là: Nam: 1,3 mg mỗi ngày. Phụ nữ: 1.1 mg mỗi ngày.

    Thiếu vitamin B2 có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm và không thể phục hồi, điển hình như đục thủy tinh thể. Thông qua bài viết này, hi vọng bạn có thể biết được câu trả lời cho các câu hỏi thiếu vitamin B2 ăn gì hay dấu hiệu thiếu vitamin B2.

    Nếu bạn và người thân có dấu hiệu thiếu vitamin B2, xin vui lòng đặt lịch khám bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng tại Docosan.com.