Viêm phổi ở trẻ có thể do virus hoặc vi khuẩn gây ra với những triệu chứng và cách điều trị khác nhau. Bên cạnh đó, việc bảo vệ không gian sống sạch sẽ và lành mạnh giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng hô hấp cho trẻ. Vậy viêm phổi do virus và vi khuẩn của trẻ phân biệt như thế nào? Hãy cùng Docosan tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tóm tắt nội dung
Tổng quan về viêm phổi ở trẻ em

Viêm phổi ở trẻ là một bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp nghiêm trọng. Viêm phổi thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh do các tác nhân nhiễm trùng gây nên các kích thích, phản ứng tổn hại nhu mô phổi. Khi khỏe mạnh, các phế nang của phổi sẽ chứa không khí nhưng khi bị viêm phổi, các phế nang này bị viêm nhiễm, chứa đầy mủ và dịch.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), viêm phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi. Ước tính tại các nước đang phát triển, hàng năm có khoảng 150 triệu trẻ bị viêm phổi, trong đó có đến 11 triệu trẻ phải nhập viện điều trị tích cực. Mỗi năm, trên thế giới có hơn 725.000 trẻ tử vong do viêm phổi, tức trung bình cứ 43 giây sẽ có ít nhất 1 bệnh nhi tử vong do viêm phổi.
Việt Nam là một trong 15 quốc gia có nhiều trẻ mắc bệnh viêm phổi nhiều nhất trên thế giới. Thống kê mỗi năm nước ta có khoảng 2.9 triệu lượt trẻ bị viêm phổi và có khoảng 4.000 trẻ tử vong do bệnh lý này. Do đó, chủ động phòng ngừa và trang bị kiến thức về viêm phổi là “chìa khóa” quan trọng giúp bảo vệ con khỏi viêm phổi.
Phân biệt viêm phổi do virus và vi khuẩn
Bệnh viêm phổi ở trẻ có thể gây ra bởi nhiều tác nhân khác nhau như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng,… Tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh, trẻ sẽ có các triệu chứng khác nhau và mức độ tổn thương, nguy hiểm khác nhau.
Viêm phổi do virus

Nguyên nhân:
Một số loại virus thường gặp gây viêm phổi bao gồm:
- Virus cúm là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra viêm phổi do virus ở người trưởng thành.
- Respiratory syncytial virus – RSV hay virus hợp bào đường hô hấp là nguyên nhân thường gặp gây bệnh viêm phổi ở trẻ em và đặc biệt là trẻ nhỏ.
- Các loại virus khác như corona virus, rhino virus, parainfluenza virus, và adeno virus.
Triệu chứng:
Một số virus mặc dù có khả năng, nhưng hiếm khi gây viêm phổi bao gồm virus sởi, virus thủy đậu, herpes simplex. Những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của viêm phổi do virus bao gồm:
- Ho khan.
- Sốt.
- Ớn lạnh, hoặc rét run.
- Khó thở, thở nhanh.
- Đau ngực, đau tăng lên khi ho hoặc khi thở vào.
Điều trị:
Điều trị viêm phổi do virus về nguyên tắc sẽ không sử dụng kháng sinh, bởi kháng sinh chỉ có tác dụng trên vi khuẩn. Tùy mức độ và nguyên nhân gây ra viêm phổi, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định sử dụng thuốc kháng virus. Một số thuốc kháng virus có thể được chỉ định cho bệnh nhân như là oseltamivir (Tamiflu), zanamivir (Relenza), hay peramivir (Rapivab). Những thuốc kháng virus này có tác dụng hạn chế quá trình tiến triển của virus trong cơ thể.
Bên cạnh thuốc kháng virus, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các thuốc điều trị triệu chứng như thuốc giảm đau, hạ sốt,… Trong trường hợp viêm phổi do virus nặng, bệnh nhân cần nhập viện để được hỗ trợ thêm các can thiệp điều trị cần thiết. Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cần tăng cường nghỉ ngơi và uống đủ nước.
Viêm phổi do vi khuẩn

Nguyên nhân:
Viêm phổi do vi khuẩn là một tình trạng bệnh lý hay gặp do nhiễm khuẩn tại phổi gây ra, khiến các tổ chức tại phổi bị viêm và ảnh hưởng tới hoạt động chức năng của phổi. Viêm phổi do vi khuẩn gồm nhiều mức độ khác nhau, từ mức độ nhẹ cho tới mức độ nặng có thể đe dọa tính mạng.
Loại vi khuẩn thường gặp nhất gây ra viêm phổi là liên cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae), tuy nhiên liên cầu khuẩn không phải là loại vi khuẩn duy nhất gây viêm phổi. Bình thường vùng hầu họng của con người có sự hiện diện tự nhiên của liên cầu khuẩn, nhưng với người khỏe mạnh sẽ không có vấn đề gì xảy ra. Nếu vì lý do nào đó sức khỏe kém đi thì liên cầu khuẩn có thể xâm nhập sâu xuống phổi và gây viêm phổi.
Triệu chứng: Các triệu chứng của viêm phổi do vi khuẩn thường là:
- Sốt cao (có thể lên tới 40,50C).
- Ho nhiều, ho có đờm, đờm màu xanh, màu vàng hoặc có thể có lẫn chút máu.
- Ớn lạnh, thậm chí rét run.
- Khó thở, khó thở tăng lên nhiều khi bệnh nhân vận động
- Cảm thấy rất mệt mỏi.
- Ăn không thấy ngon, chán ăn.
- Đau ngực.
- Đổ nhiều mồ hôi
- Thở nhanh, thở gấp.
- Trường hợp nặng bệnh nhân có thể lơ mơ, tím môi, tím đầu chi
Điều trị:
Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng sinh đối với viêm phổi do vi khuẩn. Bên cạnh thuốc kháng sinh, bác sĩ có thể chỉ định các thuốc khác để điều trị triệu chứng, chẳng hạn như thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau,… Đối với những trường hợp viêm phổi nặng, bệnh nhân sẽ cần nhập viện để có thể áp dụng thêm các biện pháp điều trị và can thiệp hỗ trợ khác, như thở oxy,…
Cách nhận biết và chăm sóc viêm phổi cho trẻ
Nhận biết triệu chứng

Phát hiện dấu hiệu viêm phổi ở trẻ em và điều trị sớm có thể giảm thiểu nguy cơ biến chứng nặng và tử vong ở trẻ. Dựa theo kết quả của các cuộc nghiên cứu đã được tiến hành, các nhà nghiên cứu cho biết có thể phát hiện sớm bệnh viêm phổi dựa vào các dấu hiệu sau:
- Sốt, ho kéo dài.
- Thở gấp, khó thở, đau ngực.
- Các dấu hiệu suy hô hấp như mạch nhanh, môi tím tái, co kéo cơ hô hấp.
Chăm sóc tại nhà và y tế
Trẻ bị viêm phổi có thể được bác sĩ kê thuốc và hướng dẫn chăm sóc, điều trị tại nhà hoặc yêu cầu nhập viện điều trị. Nguyên tắc chính trong điều trị là làm thông thoáng đường thở, hạ sốt, bù đủ dịch, liệu pháp oxy nếu có suy hô hấp và liệu pháp kháng sinh phù hợp. Ngoài ra cần quan tâm đến dinh dưỡng của trẻ, uống đủ nước và giữ ấm cho trẻ trong quá trình điều trị.
Giải pháp hỗ trợ bảo vệ không gian sống với thẻ lọc không khí và khử mùi ion e air Card Plus
Thẻ lọc không khí – khử mùi ion e air Card Plus là một chiếc thẻ nhựa có tính năng lọc được không khí, vi khuẩn, virus, mùi xung quanh nó. Với công nghệ ion âm tiên tiến, thẻ phát ra các ion âm có khả năng bám dính và loại bỏ hiệu quả bụi mịn, vi khuẩn, virus cùng các tác nhân gây dị ứng trong không khí, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp.
Ngoài ra, khả năng khử mùi hôi của thẻ mang lại cảm giác dễ chịu; đặc biệt hữu ích khi sử dụng trong không gian chật hẹp như tủ lạnh, xe hơi

ion e air Card Plus phát sinh các ion âm trong không khí xung quanh, giúp khử mùi và làm sạch không khí. Các ion âm (O₂⁻) này hoạt động liên tục trong 24 giờ, giúp bạn tận hưởng không khí trong lành mọi lúc mọi nơi.
Sản phẩm hoàn toàn an toàn cho mọi đối tượng, từ trẻ nhỏ và người lớn tuổi đến phụ nữ mang thai. Với thiết kế thân thiện và không chứa chất độc hại, thẻ lọc không khí – khử mùi ion e air Card Plus là giải pháp lý tưởng để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình, đặc biệt là những người nhạy cảm với ô nhiễm và các vấn đề về không khí.
Câu hỏi thường gặp (FAQ)
Thẻ lọc không khí e air Card Plus có thực sự hiệu quả trong việc giảm nguy cơ viêm phổi?
Nhờ tác dụng giúp loại bỏ các bụi min, vi khuẩn, virus cùng các tác nhân gây dị ứng trong không khí. Thẻ lọc không khí e air Card Plus có thể giúp giảm nguy cơ viêm phổi.
Làm thế nào để phòng ngừa viêm phổi tái phát ở trẻ?

Nguyên nhân thường gặp nhất gây viêm phổi ở trẻ nhỏ là phế cầu khuẩn. Phế cầu khuẩn cũng có thể gây viêm màng não, nhiễm trùng huyết và viêm tai, vì vậy vắc xin phòng bệnh do phế cầu khuẩn đã được đưa vào lịch tiêm chủng thường kỳ của trẻ em. Đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch các vaccine cần thiết. Ngoài ra ba mẹ cần phối hợp thêm:
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.
- Giữ vệ sịnh môi trường xung quanh trẻ.
- Nên cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh.
- Nhận biết sớm các dấu hiệu viêm phổi của trẻ.
- Giữ ấm cho trẻ.
Thời gian điều trị viêm phổi kéo dài bao lâu?
Thông thường, thời gian điều trị viêm phổi sơ sinh khoảng 5-10 ngày phụ thuộc vào mức độ nặng, khả năng đáp ứng của trẻ và loại tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thời gian điều trị có thể kéo dài tới 2-3 tuần, đặc biệt nếu viêm phổi nặng, có biến chứng, viêm phổi do vi khuẩn bệnh viện
Tại sao trẻ dễ mắc viêm phổi vào mùa lạnh?
Sự thay đổi thời tiết đột ngột sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp và làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể. Bên cạnh đó, giao mùa với điều kiện khí hậu lạnh, ẩm cũng là thời điểm các loại virus gây bệnh cảm lạnh phát triển mạnh và dễ dàng là lan truyền hơn. Trong đó, đường hô hấp là cơ quan mà mầm bệnh có thể dễ dàng xâm nhập và tấn công khi chúng ta hít thở.
Trên đây là bài viết về phân biệt viêm phổi do virus và vi khuẩn. Hãy chia sẻ thông tin hữu ích này đến mọi người xung quanh nhé.
Xem thêm:
- Cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản cha mẹ cần biết
- Viêm tiểu phế quản cấp: Nguyên nhân và 19 cách để điều trị bệnh tại nhà
- Top 11 cách tiêu đờm cho trẻ có thể bạn chưa biết
Nguồn tham khảo:
1. Pediatric Pneumonia
- Link tham khảo: https://www.cdc.gov/pneumonia/index.html.
- Ngày tham khảo: 05/3/2025.
2. Respiratory Infections in Children
- Link tham khảo: https://iris.who.int/bitstream/handle/10665/40093/9241542268_eng.pdf?sequence=1.
- Ngày tham khảo: 05/3/2025.