Nhìn đôi (song thị) xảy ra khi nhìn thấy hai hình của cùng một vật. Đây là một triệu chứng thường gặp và mang tính nguy hiểm nhất định, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Song thị có thể xảy ra ở một hay cả hai mắt. Có nhiều nguyên nhân gây ra song thị, do đó người bệnh cần phải được thăm khám kĩ càng để được điều trị thích hợp và kịp thời. Hãy cùng Docosan tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Tóm tắt nội dung
Nhìn đôi là gì?
Nhìn đôi (song thị) là một trong những triệu chứng ở mắt gây khó chịu và nguy hiểm cho người bệnh, xảy ra khi nhìn một vật thành hai khi nhìn một hay hai mắt. Song thị có thể mắc bẩm sinh, do chấn thương, tổn thương thần kinh hay một bệnh lý nhãn khoa mắc phải. Theo một số tài liệu, song thị là một tật khúc xạ, khi ảnh của vật hội tụ nhưng lại không rơi trên hoàng điểm theo đường thị giác truyền lên não hậu quả ảnh cuối cùng không rõ ràng, ảnh ảo mờ bên cạnh ảnh thật.
Nguyên nhân gây nhìn đôi?
Nguyên nhân gây song thị một mắt
Đối với song thị một mắt, những nguyên nhân có thể gây ra song thị là:
- Đục thủy tinh thể: thường do đục thủy tinh thể không đồng nhất khiến cho ánh sáng đi qua mắt bị đục không hội tụ được tại hoàng điểm. Mắt còn lại vẫn có khả năng nhìn tốt, lúc này sẽ tạo nên hiện tượng nhìn đôi.
- Vấn đề giác mạc: sẹo giác mạc, giác mạc hình nón, suy giảm cấu trúc giác mạc, viêm giác mạc
- Tật khúc xạ không được xử lý đúng cách như loạn thị.
- Đứt chân mống mắt
Nguyên nhân gây song thị hai mắt
Với song thị ở cả hai mắt, nguyên nhân gây ra là:
- Liệt dây dây thần kinh 3,4 hay 6: những tổn thương trực tiếp hoặc gián tiếp lên não gây tác động lên trung tâm thị lực và các dân thần kinh đảm nhiệm chức năng cử động của mắt.
- Nhược cơ, yếu cơ: bệnh lý thần kinh cơ khiến cơ vận nhãn trở nên yếu, mất kiểm soát.
- Thâm nhiễm hốc mắt
- Bệnh đái tháo đường: biến chứng thần kinh ảnh hưởng đến hoạt động của dây thần kinh chi phối hoạt động của mắt.
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác ví dụ như tai nạn, chấn thương ở mắt, phình mạch máu, khối u, đột quỵ, tăng huyết áp, tắc nghẽn động mạch…
Đáng chú ý, đôi khi nhìn đôi cũng xuất hiện sau một cuộc phẫu thuật khúc xạ do gây ra những thay đổi về giác mạc, khiến các tia sáng phân tán thay vì tập trung như bình thường.
Triệu chứng nhìn đôi là như thế nào?
Bệnh nhân sẽ than phiền rằng nhìn một vật tháy được hai hình ảnh của vật trong tầm mắt. Một số triệu chứng khác cũng được ghi nhận thông qua các ca bệnh: sụp mi, buồn nôn, đau đầu, đau quanh mắt, đau khi chuyển động mắt.
Những triệu chứng cần lưu ý:
- Tổn thương trên nhiều thần kinh
- Ảnh hưởng đến đồng tử
- Đau
- Lồi mắt
- Các triệu chứng khác
Một số gợi ý tổn thương ở các dây thần kinh khi bị song thị:
- Dây số 3: sụp mi, lác ngoài xuống dưới
- Dây số 4: Bệnh nhân nghiêng đầu hay cúi xuống sẽ thấy nhìn đôi rõ hơn
- Dây số 6: lé trong, nhìn đôi nghiêm trọng khi nhìn ra ngoài
Dấu hiệu nhận biết nhìn đôi?
Một số dấu hiệu nhận biết song thị:
- Khi nhìn mắt nheo (nhíu) rõ rệt thay đổi liên tục góc nhíu để nhìn rõ vật
- Nhắm một bên mắt hoặc dùng tay che một bên mắt để nhìn
- Biểu hiện đau đầu, buồn nôn, đau quanh mắt kèm theo
- Sụp mí mắt
- Nhìn vật dưới nhiều góc hay hướng khác nhau
Điều trị nhìn đôi như thế nào?
Nhìn đôi là một tật của mắt không dễ điều trị, do đó khi có các dấu hiệu nghi ngờ bản thân mắc phải đang có tình trạng nhìn đôi, bạn cần phải đến ngay trung tâm y tế để nhận được sự thăm khám và chẩn đoán kịp thời điều trị, giảm thiểu biến chứng.
Phẫu thuật là một trong những phương pháp hiệu quả cùng với các phương pháp điều trị thị giác, lăng kính, uống thức.
Để điều trị song thị một mắt: chủ yếu dựa vào tác nhân gây bệnh đã được chẩn đoán trước đó. Ví dụ như loạn thị thì sử dụng kính điều chỉnh kính để điều chỉnh ánh sáng đi vào mắt. Hay ở bệnh đục thủy tinh thể thì phẫu thuật cũng là phương án tốt nhất.
Đối với song thị hai mát: cũng điều trị dựa vào nguyên nhân của từng loại bệnh. Phương pháp chung là cho người bệnh đeo kính, thực hiện các bài tập massage vùng mắt, ….
Tuy nhiên hiện tại ở Việt Nam không có kính khắc phục song thị nên phẫu thuật vẫn là sự lựa chọn tối ưu nhất.
Cách giảm triệu chứng song thị?
Các bác sĩ nhãn khoa và một số chuyên gia đã đưa ra các cách giúp giảm triệu chứng song thị bao gồm:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Ăn nhiều rau xanh, thực phẩm giàu vitamin và các chất giúp ngăn ngừa lão hóa
- Hạn chế thời gian sử dụng các thiết bị điện tử khiến mắt mỏi mệt. Đồng thời phải cho mắt hoạt động trong điều kiện ánh sáng đầy đủ, tránh để mắt phải hoạt động trong bóng tối như sử dụng điện thoại khi đã tắt đền đi ngủ, sử dụng máy tính để làm việc trong bóng đêm.
- Đồng thời phải biết bảo vệ bản thân khỏi các yếu tố nguy cơ tổn thương đến mắt
Một số bác sĩ khám và điều trị song thị
- Bác sĩ Jan Dirk Ferwerda – 25 năm kinh nghiệm – Quận 2
- BSCKII Huỳnh Thị Thu Ba – 30 năm kinh nghiệm – Quận 8
- BSCKII Lê Hồng Hà – 15 năm kinh nghiệm – Quận Phú Nhuận
Kết luận
Bệnh song thị nhìn chung có thể dễ gây tai nạn cho người bệnh cũng như những biến chứng quan trọng khác. Do đó, khi nhận thấy những triệu chứng hay dấu hiệu của bệnh, người bệnh cần tìm các bác sĩ chuyên khám mắt để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa hàng đầu, trang thiết bị hiện đại, phục vụ đa dạng các dịch vụ khám và điều trị mắt, mời bạn tham khảo Bệnh Viện Mắt Sài Gòn
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
Tài liệu tham khảo
- Diplopia (Double Vision, song thị/nhìn đôi), WebMD.com
- What Causes Diplopia (Double Vision)?, Healthline.com