15 cách trị nhức răng hiệu quả, đơn giản tại nhà

Đa số các vấn đề bệnh lý liên quan đến răng miệng đều dẫn đến triệu chứng đau nhức răng. Việc xác định rõ nguyên nhân bệnh lý dẫn đến nhức răng cũng như điều trị kịp thời không những giúp thuyên giảm tình trạng răng đau nhức mà còn phòng ngừa tái diễn triệu chứng này về sau. Cùng Doctor có sẵn tìm hiểu những mối nguy cơ gây ra nhức răng và phương pháp điều trị thông qua bài viết này.

Tóm tắt nội dung

Nhức răng là gì?

Nhức răng là tình trạng cảm giác buốt nhức ở xung quanh bề mặt răng hoặc bên trong răng, xảy ra khi các dây thần kinh ở chân hoặc xung quanh răng bị kích thích. Thường nhức răng báo hiệu cho thấy bạn đang có vấn đề ở nướu hoặc răng. Nhưng tình trạng này cũng là triệu chứng do các vấn đề ở cơ quan khác trong cơ thể bạn. 

Các yếu tố dễ gây đau nhức răng

Theo thống kê bệnh răng miệng năm 2001 của Viện Răng Hàm Mặt, tại Việt Nam có tới 97% người dân mắc các bệnh về răng miệng. Trong đó, nhức răng chính là triệu chứng chung của đa số các vấn đề bệnh lý liên quan đến răng miệng. Do đó, các yếu tố gây đau nhức răng có thể kể đến:

  • Mọc răng khôn: Vì đây là những chiếc răng mọc sau cùng, khi mọc răng sẽ đẩy phần lợi để nhú lên gây nhức khó chịu hoặc khi răng không còn chỗ để mọc thường sẽ dẫn đến mọc lệch, xô đẩy các răng trưởng thành kế bên cạnh làm đau buốt răng. Đồng thời, vị trí mọc răng khôn thường nằm sâu bên trong sẽ khó vệ sinh gây sâu răng, viêm nướu và nhức răng.
  • Sâu răng: Tùy vào mức độ sâu răng nhẹ hay nặng mà tình trạng đau nhức răng sẽ ít hay nhiều. Khi bị sâu răng nặng đồng nghĩa với việc răng bị tổn thương nghiêm trọng. Lớp cấu trúc răng bên ngoài bao gồm men răng và ngà răng bị phá hủy, không thể bảo vệ tủy răng bên trong. Do đó, dễ làm tổn thương và chạm vào các hệ thống dây thần kinh bên trong gây đau nhức âm ỉ, khó chịu.  
  • Viêm nha chu: Là bệnh nhiễm trùng nướu nghiêm trọng gây sưng viêm mô mềm và phá hủy xương xung quanh răng gây đau nhức dữ dội, răng bị lung lay, giảm chức năng nhai hoặc gây mất răng.
  • Viêm tủy răng: Nguyên nhân do vi khuẩn ở khoang miệng xâm nhập vào trong tủy răng qua các vết sâu răng làm nhiễm trùng, gây viêm nên sẽ gây nhức. Khi bị viêm tủy răng nặng thì cảm giác đau nhức càng dữ dội, thậm chí phải bỏ răng bị viêm tủy.
  • Áp xe răng: Thường xuất hiện khi răng bị nhiễm trùng, có thể xuất hiện từ bên trong và sau đó lan sang chân răng các vùng lân cận gây đau nhức dữ dội. Nặng có thể dẫn tới viêm tủy, viêm xương, viêm hạch,…
  • Viêm xoang: Đau nhức răng có thể là triệu chứng của viêm xoang do chân răng hàm trên có vị trí gần với xương hàm. Khi bị viêm xoang dễ gây viêm nhiễm đến vùng chân răng hàm trên, nặng có thể gây mất răng và niêm mạc đóng mủ làm tiêu hủy xương hàm.
  • Trám răng hoặc bọc răng sứ: Khi trám răng hoặc bọc răng sứ đã tác động nhiều lực cơ học trên hàm răng khiến răng trở nên nhạy cảm hơn. Do các dây thần kinh bị kích thích nên dẫn tới ê nhức răng. 
  • Bị gãy răng: Khi bị chấn thương do tác động vật lý mạnh vào vùng răng hàm mặt khiến răng bị gãy, ngà răng và các phần bên trong răng như tủy răng, các dây thần kinh lộ ra bên ngoài. Vì vậy, khi ăn uống hoặc tác động đến vùng răng bị gãy có thể kích thích các cơn đau nhức.
  • Lộ chân răng: Chân răng khi bị lộ ra bên ngoài sẽ khiến răng trở nên nhạy cảm hơn, ngay cả khi đánh răng hoặc nhai thức ăn cũng có thể gây ê nhức răng.
  • Thường hay nghiến răng: Đây là thói quen rất có hại cho răng vì sẽ làm tăng kích thích các dây thần kinh dẫn đến làm cho răng nhạy cảm hơn, dễ gây đau nhức khi có tác động vào răng.

Những dấu hiệu khi bị nhức răng

Đau nhức răng thường xuất hiện từng cơn hoặc đôi khi kéo dài, diễn ra liên tục, cảm giác ê đau âm ỉ nhưng có lúc sẽ nổi cơn đau nhức răng kinh khủng. Đặc biệt trong những trường hợp như khi đang nhai thức ăn hay uống các đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh thì các cơn nhức răng kinh khủng sẽ thường xuyên xuất hiện, có thể lan tỏa sang má, tai hoặc cả vùng xương hàm.

Thông thường khi bạn bị nhức răng, một số dấu hiệu sẽ dễ bắt gặp như sau:

  • Cảm giác đau nhức hoặc ê buốt ở xung quanh nướu răng, lấy tay chạm vào thì cảm giác đau buốt càng rõ.
  • Người mệt mỏi, cảm giác nặng đầu có thể kèm theo sốt nhẹ.
  • Nhai thức ăn hoặc tác động vào răng như khi đánh răng sẽ cảm thấy đau nhói.
  • Ê buốt răng khi dùng đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh. 
  • Vùng xung quanh chân răng bị viêm, sưng tấy.
  • Dịch chảy ra từ răng bị nhiễm trùng có mùi hôi.

Biến chứng khi bị nhức răng kéo dài

Nhức răng kéo dài có thể dẫn tới những tình trạng nghiêm trọng. Ban đầu, cơn đau nhức chỉ bắt đầu hơi âm ỉ, từng đợt nhưng nếu chủ quan, không chịu thăm khám, chữa trị kịp thời có thể dẫn tới nhiễm trùng nặng ở vùng răng hàm mặt, lây lan sang các vị trí khác trong cơ thể như xương hàm, mũi xoang,… ở vùng đầu mặt gây mất răng, viêm xoang nặng, viêm xương, tiêu hủy xương hàm,…

Nhức răng có cần đi khám không?

Một số trường hợp nhức răng như ê đau vùng xung quanh răng hoặc do kích ứng tạm thời, hơi đỏ ở nướu thì có thể thuyên giảm sau vài ngày nếu hạn chế các tác động vào răng. 

Khi các cơn đau nhức kéo dài liên tục từ 1 – 2 ngày và không có thuyên giảm dù đã thử chữa trị tại nhà bằng nhiều cách thì các bạn nên đến các cơ sở thăm khám uy tín chuyên về nha khoa để điều trị kịp thời, tránh bệnh tình trở nên nghiêm trọng. Đặc biệt, cần nhanh chóng thăm khám nếu gặp các triệu chứng:

  • Đau nhức đầu âm ỉ, khó chịu
  • Sốt nhẹ cho tới sốt cao
  • Cơn nhức răng kèm đau ngực
  • Chảy máu ở nướu răng
  • Cảm giác khó nuốt và đau nhiều vùng xương hàm
  • Xuất hiện dịch mủ, mùi hôi từ răng bị tổn thương

Phương pháp điều trị đau nhức răng

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh tình như thế nào thì sẽ có cách điều trị nhức răng phù hợp, an toàn và hiệu quả. Có thể kể đến:

Thủ thuật nha khoa

– Trị nhức răng do mọc răng khôn:

Theo tổ chức chăm sóc răng miệng Hoa Kỳ, ước tính tới nay có khoảng 85% răng khôn bị nhổ bỏ thay vì được tồn tại đến hết cuộc đời. Cần nhổ răng khôn khi răng mọc xô lệch, nằm quá sâu trong hàm khiến khó vệ sinh, vi khuẩn phát triển và tăng nguy cơ viêm nướu, sâu răng. 

– Trị nhức răng do sâu răng:

Nếu lỗ sâu còn nông thì sẽ được trị bằng cách trám răng. Khi lỗ sâu răng lan vào buồng tủy răng thì phải điều trị tủy bằng cách rút bỏ hoàn toàn phần tủy bên trong răng, kể cả dây thần kinh và các mạch máu nhỏ, sau đó vệ sinh sạch sẽ và bít kín lỗ sâu lại.

Trường hợp răng sâu cần nhổ bỏ khi tình trạng sâu viêm quá nặng, tụt lợi, viêm nha chu kèm gây kích thích tủy răng, vi khuẩn dễ nhiễm vào chân răng và ăn sâu vùng xương hàm.

nhức răng
Nhổ răng sâu ngừa đau nhức răng

– Trị nhức răng do viêm nha chu:

Nếu viêm nha chu gây các ổ áp xe có mủ khiến đau nhức răng nhiều phải tiến hành dẫn lưu thoát mủ, vệ sinh ổ áp xe và sát trùng vết thương sau đó. Nha sĩ sẽ chỉ định dùng thêm kháng sinh phù hợp kết hợp dùng nước súc miệng để vết thương nhanh phục hồi.

– Trị nhức răng do gãy răng:

Nhức răng do bị răng gãy sẽ được điều trị bằng cách đặt mão răng để có thể vừa thay thế cho phần răng bị phá hủy vừa giúp bảo vệ phần răng còn lại tránh nguy cơ bị tổn thương.

Thuốc giảm đau

Paracetamol

Đây là loại thuốc giảm đau, hạ sốt khá phổ biến, có thể dùng cho cả người lớn và trẻ em trong trường hợp bị nhức răng. Liều sử dụng thường dùng:

  • Người lớn: 500 – 1000mg/lần, dùng cách liều từ 4 – 6 tiếng, ngày dùng không quá 4000mg.
  • Trẻ em: 10 – 15mg/kg/lần, dùng cách liều từ 4 – 6 tiếng, ngày dùng không quá 75mg/kg.

Aspirin

Theo hướng dẫn sử dụng Aspirin, thuốc được chỉ định trong các trường hợp đau nhức răng dưới dạng viên nén 325mg. Liều dùng cho các đối tượng:

  • Người lớn và trẻ em ≥12 tuổi: Uống 1 – 2 viên/lần, dùng cách liều 4 tiếng hoặc 3 viên/lần, cách liều 6 tiếng. Không uống quá 12 viên/ngày.
  • Trẻ em <12 tuổi: Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Ibuprofen

Loại thuốc này chỉ định trong trường hợp bị nhức răng mức độ nhẹ và vừa. Để tránh tác dụng phụ gây xuất huyết dạ dày, khi bị nhức răng nên dùng trong thời gian ngắn và liều lượng thấp nhất để đảm bảo an toàn.

  • Với người lớn: Liều dùng 200 – 400mg, sử dụng cách liều từ 6 – 8 tiếng.
  • Với trẻ em ≥6 tháng tuổi: Liều dùng 4 – 10mg/kg, dùng cách liều 6 – 8 tiếng. Khuyến cáo liều dùng tối đa trong ngày là 40mg/kg. 

Diclofenac

Thuốc có tác dụng điều trị đau nhức trong nha khoa như nhổ răng, chỉnh hình, viêm sưng,…

  • Người lớn: Liều dùng khuyến cáo khởi đầu là 100 – 150mg/ngày. Đau nhức nhẹ điều trị duy trì liều 75 – 100mg/ngày là đủ, có thể chia 2-3 lần uống/ngày.
  • Trẻ em từ 1-18 tuổi: Liều dùng 0,5 – 2mg/kg/ngày chia 2 – 3 lần/ngày, tùy mức độ bệnh.

Etoricoxib

Theo hướng dẫn sử dụng Etoricoxib, thuốc được chỉnh định trong các cơn đau nhức liên quan đến nha khoa. Liều dùng và cách dùng trị đau nhức trong nha khoa như sau:

  • Người lớn và trẻ em ≥16 tuổi: Liều dùng 90mg x 1 lần/ngày, tối đa uống 3 ngày.
  • Trẻ em: Cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Thuốc kháng viêm

Một số nhóm thuốc giảm đau như Aspirin, Ibuprofen, Diclofenac, Etoricoxib ngoài có tác dụng giảm đau còn có tác dụng chống viêm, giúp giảm viêm sưng vùng xung quanh chân và trong răng gây nhức khó chịu. Ngoài ra, các loại thuốc kháng sinh và corticosteroid cũng có tác dụng kháng viêm trong điều trị nha khoa.

Prednisolon

  • Người lớn: Liều dùng khởi đầu từ 5 – 60mg/ngày, chia uống 2-4 lần/ngày.
  • Trẻ em: Liều dùng 0,14 – 2mg/kg/ngày hoặc 4 – 60mg/kg/ngày, chia uống 4 lần/ngày.

Dexamethason

  • Người lớn: Liều dùng 0,75 – 9mg/ngày, chia uống 2 – 4 lần/ngày. Bệnh ít trầm trọng dùng liều thấp hơn 0,75mg/ngày còn bệnh nặng dùng liều cao hơn 9mg/ngày.
  • Trẻ em: Liều dùng 0,02 – 0,03mg/ngày ngày chia 3 – 4 lần.

Thuốc tê

Lindocain hydrochlorid

Thuốc có tác dụng gây tê tại chỗ để giảm triệu chứng đau trong nhiều bệnh. Trên răng miệng, liều lượng và cách dùng như sau:

  • Người lớn: Bôi trực tiếp dung dịch Lindocain hydrochlorid 2 – 10%. Liều dùng tối đa an toàn cho người lớn cân nặng 70kg là 500mg Lindocain hydrochlorid.
  • Trẻ em: Hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Benzocain

Thuốc giúp giảm đau nhức răng nhanh do gây tê cục bộ, làm dịu tại nơi đau nhức. Liều lượng sử dụng:

  • Người lớn: Sử dụng dung dịch bôi tại chỗ 2,5 – 20%, có thể bôi lặp lại sau mỗi 4 tiếng.
  • Trẻ em: Hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Thuốc đông y

Trong đông y, có một số loại thảo dược cũng có tác dụng gây tê tại chỗ, giúp giảm đau, kháng viêm trong các trường hợp nhức răng mà khá an toàn, không gây nhiều tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài.

Bạc hà

Theo Y học cổ truyền, bạc hà có vị cay, tính hàn với công dụng sát khuẩn, tiêu viêm, giảm đau hiệu quả đặc biệt trên răng miệng. Trong bạc hà chứa một lượng lớn tinh dầu với thành phần chính là menthol.

Theo nhiều nghiên cứu, menthol có khả năng ức chế kênh ion Na+ dẫn truyền xung thần kinh cảm giác đau nhức. Ngoài ra, menthol còn có tác dụng kháng khuẩn nên được dùng trong các sản phẩm nước súc miệng, kem đánh răng,… để bảo vệ răng miệng.

Khi bị nhức răng, có thể nhai 2 – 4 lá bạc hà cho tới khi dịch lá phủ hết vùng đau nhức. Súc miệng sau khi ngậm 10 phút với nước ấm.

nhức răng
Tinh dầu bạc hà chứa nhiều menthol

Đinh hương

Nụ hoa đinh hương chứa một lượng lớn hợp chất eugenol có tác dụng sát khuẩn trong nha khoa. 

Khi răng bị đau nhức, dùng đinh hương giã nhỏ ngâm với cồn cao độ, càng lâu càng tốt rồi tẩm vào bông gòn sạch, chấm lên chỗ đau nhức. Có thể phối hợp với xuyên tiêu (lượng như nhau) tán mịn với một ít băng phiến (borneol), trộn với mật ong, bôi hằng ngày.

nhức răng
Eugenol trong đinh hương giúp sát khuẩn cho răng

Lá lốt

Lá lốt chứa nhiều tinh dầu, có vị cay, mùi thơm, tính ấm. Có tác dụng ôn trung tán hàn, hạ khí, chỉ thống. Theo Chuyên luận lá lốt – dược điển Việt Nam, lá lốt có tác dụng trị đau đầu, đau nhức răng. Ngày dùng từ 8 – 12g lá khô hoặc từ 15 – 30g lá tươi, dạng thuốc sắc. 

Dùng ngoài: Lá sắc đặc, ngậm chữa đau nhức răng. Lấy 1 nắm lá tươi rửa sạch, để ráo, đun sôi với 500ml nước, để nguội (có thể pha thêm ít muối). Dùng nước sắc súc miệng khoảng 3 – 4 phút rồi súc lại bằng nước thường.

nhức răng
Lá lốt – vị thuốc đầu bảng trị nhức răng

Hương nhu

Trong Đông y, hương nhu có 2 loại bao gồm hương nhu trắng và hương nhu tía có công dụng tương tự nhau. Hương nhu chứa tới 0,5% tinh dầu ở dược liệu khô chủ yếu là eugenol, methyl eugenol.

Trong y học hiện đại, eugenol được dùng nhiều trong nha khoa với tác dụng gây tê tại chỗ, trị viêm ngà răng, viêm xương ổ răng, chất hàn eugenat trong sâu răng, đặc biệt trị đau nhức răng. Nồng độ eugenol thường dùng điều trị bôi tại chỗ từ 0,5 – 0,8%.

Khi điều trị nhức răng cần lưu ý gì?

Trong quá trình điều trị nhức răng, cần lưu ý những  điều sau để tránh răng bị tổn thương nghiêm trọng hơn:

  • Không nên đánh răng, nhai thức ăn quá mạnh vì sẽ khiến nhanh hỏng lớp men bảo vệ răng.
  • Ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như súp, cháo, sữa,…
  • Tránh các thức ăn, đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh, có vị chua chứa nhiều acid, nhiều đường, có gas, chứa cồn,… vì có thể tăng kích ứng răng gây đau nhức, ê buốt.
  • Súc miệng làm sạch khoang miệng.
  • Sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc tê theo liều lượng chỉ định của bác sĩ, không nên dùng trong thời gian dài.
  • Theo dõi, thăm khám định kỳ tình trạng bệnh theo lịch bác sĩ.

Biện pháp phòng ngừa nhức răng

Phần lớn các bệnh về răng miệng gây đau nhức răng đều phát sinh từ việc vệ sinh răng miệng không tốt. Do đó, vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách là biện pháp phòng ngừa nhức răng hiệu quả nhất:

  • Đánh răng đúng cách bằng cách sử dụng bàn chải mềm tránh làm chảy máu nướu răng, làm sạch các kẽ răng từ trong ra ngoài và từ trên xuống dưới.
  • Đánh răng sau khi ăn và sau khi ngủ dậy với kem đánh răng chứa fluorid.
  • Không nên dùng vật nhọn, to để xỉa răng mà dùng chỉ nha khoa để loại bỏ mảnh thức ăn dính trong kẽ răng.
  • Súc miệng sau khi ăn với dung dịch sát khuẩn chứa chlohexidin, menthol, eugenol, muối bạc,… hoặc với nước muối hằng ngày.
  • Hạn chế các thói quen nghiến răng, ăn uống thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, hút thuốc lá, dùng rượu bia thường xuyên để tránh tổn thương, tăng kích thích các dây thần kinh ở răng dễ gây đau nhức.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra tổng quát răng miệng.
nhức răng
Vệ sinh răng miệng phòng ngừa nhức răng hiệu quả

Câu hỏi thường gặp

u003cstrongu003eCách làm hết nhức răng vĩnh viễnu003c/strongu003e

Để làm hết nhức răng vĩnh viễn cần có sự can thiệp của nha khoa. Các chuyên gia nha khoa sẽ dựa trên nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng và hướng điều trị kịp thời để tránh bị tái nhức răng.

u003cstrongu003eCách trị nhức răng tức thờiu003c/strongu003e

Một số cách trị nhức răng tức thời có thể làm tại nhà:u003cbru003eChườm lạnhu003cbru003eSử dụng thuốc giảm đauu003cbru003eSúc miệng bằng dung dịch chứa tinh dầu bạc hàu003cbru003eSử dụng nước gừng tươiu003cbru003eSúc miệng bằng nước muối

u003cstrongu003eCách trị nhức răng có lỗu003c/strongu003e

Dùng nước oxy già để súc miệngu003cbru003eDùng nước súc miệng chứa tinh dầu bạc hàu003cbru003eDùng bông gòn chấm tinh dầu đinh hương lên vùng đau nhức răngu003cbru003eSúc miệng với nước muối ấm

u003cstrongu003eNhức răng có nhổ được không?u003c/strongu003e

Chỉ nhổ răng khi có chỉ định của nha sĩ trong các trường hợp răng bị sâu không thể phục hồi, răng khôn mọc lệch, khó khăn ăn uống,…

u003cstrongu003eTại sao khi nhức răng không được nhổ?u003c/strongu003e

Khi đau nhức răng dữ dội, sưng viêm mà tiến hành nhổ răng sẽ gây biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu lan rộng,…

u003cstrongu003eNhức răng có ảnh hưởng đến thai nhi không?u003c/strongu003e

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng đau nhức răng làm tăng nguy cơ sinh non, sinh nhẹ cân và tiền sản giật gấp 2 – 3 lần so bình thường.

u003cstrongu003eNhức răng uống panadol được không?u003c/strongu003e

Panadol chứa acetaminophen là hoạt chất giảm đau nhức răng khá an toàn, có thể dùng được cho người lớn và trẻ em mà không gây nhiều tác dụng phụ.

u003cstrongu003eNhức răng đau nửa đầu phải làm sao?u003c/strongu003e

Cách tốt nhất là đến cơ sở nha khoa thăm khám càng sớm càng tốt để kịp thời chữa trị.

u003cstrongu003eTại sao hay nhức răng vào ban đêm?u003c/strongu003e

Do khi nằm xuống, máu dồn lên đầu. Lượng máu tăng thêm tại khu vực này làm tăng áp lực cho mạch máu và cảm giác đau.

u003cstrongu003eNhức răng ăn thịt gà được không?u003c/strongu003e

Khi bị nhức răng nên kiêng ăn thịt gà vì thịt gà khá mềm, sợi dài rất dễ dính vào kẽ răng khiến dễ đau nhức răng hơn.

u003cstrongu003eBà bầu nhức răng có sao không?u003c/strongu003e

Bà bầu nhức răng nguy cơ sảy thai, sinh non cao gấp 2-3 lần, tăng nguy cơ sâu răng cho trẻ mới sinh.

u003cstrongu003eNhức răng có nên uống nước đá không?u003c/strongu003e

Không nên uống nước đá vì tăng kích thích thầnthân kinh ở răng khiến răng bị ê nhức dữ dội hơn.

u003cstrongu003eUống thuốc nhức răng nhiều có sao không?u003c/strongu003e

Các nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm khi điều trị nhức răng cần theo chỉ định của bác sĩ. Tránh lạm dụng, sử dụng lâu gây nhiều tác dụng phụ cho cơ thể như xuất huyết dạ dày, phù nề, suy giảm miễn dịch,…

u003cstrongu003eNhức răng uống thuốc không hếtu003c/strongu003e

Khi nhức răng uống thuốc không hết cần báo cho bác sĩ để thăm khám, biện pháp xử trí kịp thời, có thể loại bỏ răng nếu không có khả năng phục hồi.


Như vậy, qua bài viết này hi vọng các bạn sẽ hiểu thêm mức độ nghiêm trọng khi bị nhức răng đồng thời theo dõi, thăm khám chữa trị kịp thời để không mắc phải các biến chứng nghiêm trọng xảy ra. Nếu bạn hoặc người thân có các dấu hiệu bị đau nhức răng, xin vui lòng đặt lịch khám với bác sĩ nha khoa.