Những chiếc răng sâu khiến bạn đau nhức, khó chịu, gặp nhiều khó khăn trong ăn uống cũng như giao tiếp. Trám răng sâu là một biện pháp điều trị trong nha khoa rất phổ biến, giúp bạn vượt qua nỗi lo ấy. Tuy vậy không phải ai cũng hiểu rõ bản chất và hiệu quả của phương pháp này. Đặc biệt, để trám răng bền, đẹp và không đau, bạn cần tìm đến địa chỉ uy tín, chuyên nghiệp. Hãy cùng Docosan tìm hiểu thêm những thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn về trám răng sâu là gì và tìm được địa chỉ uy tín bạn nhé.
Tóm tắt nội dung
- 1 Sâu răng là gì? Nguyên nhân khiến răng bị sâu
- 2 Trám răng sâu là gì?
- 3 Các phương pháp khắc phục sâu răng
- 4 Tại sao nên trám răng sâu?
- 5 Vật liệu trám răng sâu
- 6 Ưu và nhược điểm của các loại vật liệu trám răng sâu
- 7 Quy trình trám răng sâu như thế nào?
- 8 Chi phí trám răng sâu là bao nhiêu tiền?
- 9 Những điều cần lưu ý sau khi trám răng sâu
- 10 Chăm sóc răng miệng sau khi trám răng sâu
- 11 Phòng khám và bác sĩ trám răng sâu uy tín
Sâu răng là gì? Nguyên nhân khiến răng bị sâu
Sâu răng là bệnh lý nha khoa đứng đầu (chiếm tới 60 – 70%) trong danh sách các vấn đề liên quan đến răng miệng. Gần như ai cũng gặp tình trạng sâu răng ít nhất một lần trong cuộc đời. Bệnh này có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em và những người không biết cách chăm sóc, hoặc chăm sóc răng miệng nhưng không đúng cách.
Trong quá trình ăn uống và hoạt động hàng ngày, mảng bám hình thành trên bề mặt răng và trong khoảng giữa các răng. Nếu không được vệ sinh đều đặn, mảng bám sẽ biến thành cao răng, bám chặt vào viền lợi và kẽ giữa răng. Điều này tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại sinh sống và phát triển.
Sự phát triển quá mức của vi khuẩn có hại dẫn đến tổn thương các mô răng, tạo nên tình trạng sâu răng phổ biến. Triệu chứng thường gồm đau nhức. khó chịu, làm giảm khả năng ăn nhai. Nếu không được chữa trị kịp thời, sâu răng hàm có thể dẫn tới nhiễm trùng, tổn thương tủy răng và thậm chí mất răng.
Sâu răng là nỗi ám ảnh của nhiều người, kể cả trẻ em hay người lớn
Trám răng sâu là gì?
Sâu răng là bệnh lý nha khoa phổ biến, hầu như ai cũng có thể mắc phải một lần trong đời. Bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi nhất là trẻ em và những người không chăm sóc răng miệng đúng cách. Răng sâu nếu không được điều trị xử lý kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng cũng như tâm lý của người bệnh.
Trám răng sâu là một kĩ thuật thường được áp dụng để khắc phục vấn đề trên. Phương pháp này không chỉ hiệu quả, tiết kiệm được chi phí mà còn giữ được răng thật của người bệnh, tránh trường hợp có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu phải nhổ răng, trồng răng giả.
Trám răng là biện pháp khôi phục răng bị sâu, nứt hoặc vỡ mà không làm giảm chức năng của răng do không chụp hoặc mài cùi răng. Việc trám răng lúc này là rất cần thiết vì nó không chỉ giúp phục hồi lại răng ban đầu mà còn bảo vệ răng khỏi tình trạng vi khuẩn tấn công sâu thêm vào bên trong. Tuy nhiên trám răng thường chỉ được áp dụng khi sâu răng ở mức độ nhẹ, vỡ mẻ ít, chưa gây viêm tủy.
Vậy răng sâu lỗ to có trám được không? Câu trả lời là có nhưng đây chỉ là một phương pháp tạm thời, bởi răng thường phải chịu áp lực lớn từ việc nhai, nghiền thức ăn. Khi chịu áp lực lớn với thời gian dài, miếng trám dễ bị bong ra trong quá trình đó.
Ở trẻ em, dù răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn nhưng khi răng bị sâu bố mẹ vẫn nên cho bé đi trám. Khi khám, nha sĩ sẽ căn cứ vào độ tuổi, tình trạng răng, kết quả khám mà chỉ định trám, điều trị hay nhổ luôn.
Răng cửa, răng khôn bị sâu có trám được không? Răng cửa, răng khôn hay bất kỳ răng nào nếu đang ở mức độ sâu nhẹ thì đều có thể khắc phục bằng cách trám. Như vậy, khi răng cửa, răng khôn bị sâu, tùy thuộc vào tình trạng răng sâu mà nha sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Sâu răng lâu ngày không được điều trị kịp thời, tạo điều kiện cho vi khuẩn ăn sâu vào bên trong tủy răng gây ra những cơn đau nhức, khó chịu. Khi răng sâu tới tủy, tùy vào tình trạng tủy mà nha sĩ sẽ chỉ định trám hoặc nhổ. Nếu răng vẫn có thể trám được, nha sĩ sẽ điều trị tủy sau đó mới tiến hành trám răng, ngăn vi khuẩn xâm nhập, tấn công tủy răng.
Trám răng sâu một phương pháp không gây đau nhức khi thực hiện. Nếu răng bạn quá nhạy cảm, bạn sẽ cảm thấy có một chút ê buốt. Tuy nhiên, cảm giác này chỉ xuất hiện một thời gian ngắn và không kéo dài. Nên bạn đừng quá lo lắng khi trám răng sâu nhé.

Một số trường hợp khác cần trám răng là: mòn cổ chân răng, mẻ do chấn thương, răng thưa,…Khi gặp những vấn đề về răng, bạn nên gặp nha sĩ để có phương án điều trị phù hợp nhất.
Các phương pháp khắc phục sâu răng
Khi mắc phải sâu răng, tùy theo tình trạng cụ thể, sâu răng có thể được xử lý thông qua các phương pháp trám, bọc sứ hoặc nhổ răng. Bác sĩ nha khoa sẽ đưa ra tư vấn về việc phục hình hoặc nhổ răng sâu để bảo vệ sức khỏe toàn bộ hàm răng. Dưới đây là mô tả chi tiết về các phương pháp khắc phục sâu răng:
Trám răng sâu
Quá trình trám răng sâu sẽ sử dụng vật liệu trám được gắn chặt vào vùng bị sâu bằng ánh sáng laser. Thủ thuật này được thực hiện nhanh chóng, không xâm lấn và không làm mài mòn men răng, do đó bạn sẽ không phải chịu đau nhức trong quá trình điều trị.
Bọc sứ răng sâu
Phương pháp này là một giải pháp phục hình phổ biến, sử dụng bọc sứ để khắc phục những khiếm khuyết và tổn thương trên bề mặt răng, bao gồm răng ố vàng, răng bị sứt mẻ, răng gãy vỡ và răng bị sâu. Điều này không chỉ giúp ngăn chặn tình trạng sâu răng lan rộng mà còn cải thiện thẩm mỹ răng.
Nhổ răng sâu
Nếu vết sâu đã xâm nhập tới tủy răng, gây ra đau nhức dai dẳng và làm hỏng phần chân răng, bác sĩ có thể quyết định nhổ răng để loại bỏ vết sâu và ngăn chặn bệnh lý lan rộng. Sau khi răng bị nhổ, bác sĩ sẽ tư vấn về việc cấy ghép implant để thay thế răng đã bị mất.
Tại sao nên trám răng sâu?
Hàn trám là phương pháp khắc phục mô răng bị tổn thương do sâu răng. Cách này giúp ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm sâu vào tủy răng, nhờ đó, chức năng và vẻ đẹp của răng được bảo tồn, giúp người ta cảm thấy tự tin trong sinh hoạt và giao tiếp.
Phương pháp hàn trám được áp dụng trong các trường hợp bao gồm tình trạng sâu răng nhẹ và trung bình. Mô răng bị ảnh hưởng sẽ được làm sạch và sau đó được trám bằng các loại chất liệu đặc biệt. Chất trám này hoạt động tương tự như một tấm mặt nạ, bao phủ mô răng để ngăn vi khuẩn xâm nhập. Thông thường, chất hàn trám răng khá an toàn và bền vững, đảm bảo khả năng ăn uống bình thường.
Tuy nhiên, không phải tất cả những người bị sâu răng đều phù hợp với phương pháp hàn trám, việc tư vấn và quyết định điều trị phụ thuộc vào mức độ tổn thương và sự phù hợp của chất trám. Những tình huống như cổ răng bị tổn thương, chân răng yếu hoặc kích ứng với chất trám có thể yêu cầu các phương pháp phục hình khác.
Trám răng sâu giúp ngăn tình trạng viêm nhiễm lây lan
Vật liệu trám răng sâu
Một số loại vật liệu trám răng có mặt trên thị trường, bao gồm:
- Vàng;
- Sứ;
- Hỗn hống bạc (chứa thủy ngân trộn với bạc, thiếc, kẽm và đồng);
- Composite – Chất liệu giống màu răng, nhựa và thủy tinh.
Tùy thuộc vào vị trí và mức độ sâu răng, chi phí vật liệu trám răng, bảo hiểm và khuyến nghị của nha sĩ sẽ giúp xác định loại trám răng phù hợp nhất với nhu cầu của từng người.
Ưu và nhược điểm của các loại vật liệu trám răng sâu
Ưu điểm
- Vàng: Tồn tại ít nhất 10 – 15 năm, một số người cho rằng vàng có vẻ ngoài đẹp mắt.
- Hỗn hống: Tuổi thọ ít nhất từ 10 – 15 năm, rẻ hơn so với trám composite.
- Composite: Màu sắc gần giống với màu của răng hiện tại.
- Sứ: Tuổi thọ trên 15 năm, chống ố màu tốt hơn vật liệu composite.
- Glass ionomer: Chủ yếu được sử dụng để trám bên dưới đường viền nướu, giải phóng fluoride có thể giúp bảo vệ khỏi sâu răng.
Nhược điểm
- Vàng: Đắt hơn các vật liệu khác, có thể cần nhiều lần để thực hiện.
- Hỗn hống: Có thể cần phải nhổ nhiều răng hơn để tạo khoảng trống đủ rộng để chứa miếng trám, tạo ra màu xám cho cấu trúc răng xung quanh, khả năng dị ứng ở một số người .
- Composite: Tồn tại ít nhất 5 năm, có thể làm sứt mẻ răng tùy theo vị trí, có thể đắt gấp đôi so với trám răng hỗn hợp và mất nhiều thời gian hơn để đặt.
- Sứ: Có thể có giá bằng vàng.
- Glass ionomer: Yếu hơn nhựa composite, dễ bị mài mòn và dễ gãy hơn, tuổi thọ từ 5 năm trở xuống, chi phí tương đương với vật liệu trám composite.
Quy trình trám răng sâu như thế nào?
Khi thấy răng xuất hiện những vấn đề như: lỗ sâu răng màu đen, ăn uống đồ nóng, lạnh bị ê buốt hay thức ăn dễ bị mắc vào… Bạn hãy đến ngay nha sĩ để được thăm khám và điều trị theo tình trạng răng đang mắc phải. Bạn có thể giữ lại được răng thật của mình nếu trám răng sâu, còn nếu răng sâu nặng bạn có thể phải nhổ đi chiếc răng ấy. Chính vì vậy, việc điều trị kịp thời giúp bạn xử lý được những cơn đau, giúp giảm đi những tổn thương của răng miệng đồng thời tiết kiệm được thời gian, chi phí chữa trị.
Thông thường, quy trình trám răng sâu sẽ được bác sĩ nha khoa thực hiện theo các bước cơ bản sau:
- Bước 1: Thăm khám, tư vấn – Bác sĩ tiến hành thăm khám để xác định mức độ tổn thương của răng cần trám (có chụp X-quang để xác định răng sâu). Sau đó, tư vấn cho khách hàng về cách thực hiện trám răng cũng như vật liệu sẽ sử dụng.
- Bước 2: Vệ sinh răng miệng – Đây là bước cực kỳ quan trọng trong điều trị sâu răng, bạn sẽ được vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng nước súc miệng chuyên dụng. Sau đó sát trùng vùng răng sâu cần điều trị nhằm tránh được sự viêm nhiễm không cần thiết trong quá trình điều trị bệnh.
- Bước 3: Gây tê và tạo hình xoang trám – Bác sĩ gây tê và khoan một đường nhỏ trên thân răng thông xuống ống tủy, rồi tiến hành nạo sạch những mô tủy bị hư hại. Sau đó bác sĩ sẽ vệ sinh sạch ống tủy và chụp phim X-quang lần nữa, để xác định xem còn tủy viêm trong ống hay không. Đây là một trong những bước quan trọng đối với quy trình trám răng. Vì nếu không làm sạch được phần răng sâu thì các vi khuẩn sẽ tiếp tục hình thành và răng không được điều trị dứt điểm.
- Bước 4: So sánh màu răng – Cách hàn răng sâu tuyệt đối không thể thiếu bước so màu răng, giúp bác sĩ lựa chọn chính xác màu của vật liệu trám.
- Bước 5: Đặt khuôn trám hoặc dùng chỉ co nướu – Sử dụng chỉ co nướu hoặc đặt khuôn trám trong những trường hợp bờ xoang sâu dưới nướu hoặc xoang sâu lớn.
- Bước 6: Tiến hành trám răng – Thực hiện quy trình trám răng qua các bước tiêu chuẩn: xói mòn acid (etching), tạo lớp dán (bonding) và trám composite resin quang trùng hợp (light polymerization).
- Bước 7: Kiểm tra lại – Sau khi hoàn tất các bước trám răng ở trên, bác sĩ sẽ kiểm tra lại để chỉnh những điểm vướng, cộm để bệnh nhân ăn nhai dễ dàng và thoải mái hơn.

Bạn hãy lựa chọn những phòng nha khoa uy tín, chất lượng, có quy trình trám răng sâu an toàn để đảm bảo sức khỏe cũng như có vết trám bền lâu, không bị bong tróc nhanh, gây khó chịu, tốn kém. Tùy thuộc vào việc bạn chọn chất liệu, tình trạng răng, vị trí khám, cơ sở vật chất nha khoa, tay nghề nha sĩ và cách chăm sóc răng miệng sau khi trám răng sau thì miếng trám có thể giữ được 2-5 năm hoặc hơn thế.
Sau khoảng 6 tháng hoặc khi miếng trám có dấu hiệu bất thường như bong, rơi, bạn hãy đến nha khoa để được xử lý cũng như có phương pháp điều trị phù hợp.
Chi phí trám răng sâu là bao nhiêu tiền?
Để biết được trám răng sâu bao nhiêu tiền, bác sĩ sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như: tình trạng răng miệng hiện tại, mức độ sâu răng nặng hoặc nhẹ, chất liệu hàn trám răng sâu mà khách hàng lựa chọn, số lượng răng sâu cần trám bít,…Bên cạnh đó, chi phí còn có sự chênh lệch ở mỗi phòng khám tùy vào điều kiện trang thiết bị, tay nghề, trình độ nha sĩ…Khi đến thăm khám, nha sĩ sẽ tư vấn tình trạng răng sâu đồng thời báo giá trám răng sâu để bạn lựa chọn sao cho phù hợp với kinh tế, nhu cầu của bản thân.
Bạn cũng có thể tham khảo giá trám răng sâu từ phòng khám nha khoa đối tác của Docosan:
Bảng giá tham khảo tại Nha khoa Tâm Anh
Dịch vụ trám răng | Giá tham khảo |
Trám răng sữa | 100.000 – 200.000 đồng/răng |
Trám răng thẩm mỹ tiêu chuẩn | 300.000 – 400.000 đồng/răng |
Trám kẻ hỡ răng cửa bằng Composite | 400.000 – 600.000 đồng/răng |
Chốt sợi | 400.000 đồng/răng |
Đặt pin/Chốt kim loại | 200.000 đồng/cái |
Bôi Vecni Flour răng trẻ em (phòng ngừa sâu răng) | 200,000 đồng/lần |
Bảng giá tham khảo tại Nha khoa New York
Dịch vụ trám răng | Giá tham khảo |
Trám răng sữa | 200.000 đồng/xoang răng |
Trám răng thẩm mỹ tiêu chuẩn | 450.000 đồng/xoang răng |
Trám răng thẩm mỹ cao cấp (Composite thế hệ mới Ivoclar – Thụy Sỹ) | 900.000 đồng/xoang răng |
Đắp mặt răng, trám răng mẻ góc, 2 xoang sâu trên răng | 1.400.000 đồng/xoang răng |
Bảng giá trám răng sâu tham khảo tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn:
- Trám Răng Thẩm Mỹ Xoang Nhỏ: 200.000 – 300.000 VNĐ/răng
- Trám Răng Thẩm Mỹ Xoang Lớn, Xoang II: 250.000 – 400.000 VNĐ/răng
- Đắp Mặt Răng : 200.000 – 400.000 VNĐ/răng
- Trám Răng Sữa: 200.000 VNĐ/răng
- Phủ nhựa Sealant ngừa sâu răng: 400.000/răng
Bảng giá trám răng sâu tham khảo tại Nha khoa I-DENT:
- Trám răng sữa: 100.000 – 150.000 VNĐ/răng
- Trám răng mòn cổ: 300.000 VNĐ/răng
- Trám răng sâu men: 300.000 VNĐ/răng
- Trám răng sâu ngà nhỏ: 300.000 – 400.000 VNĐ/răng
- Trám răng sâu ngà to/vỡ lớn: 400.000 – 500.000 VNĐ/răng
- Trám kẽ răng: 400.000 VNĐ/răng
- Đắp mặt răng: 400.000 VNĐ/răng
- Trám răng sau khi điều trị tủy: 400.000 VNĐ/răng
- Trám Onlay/Inlay Zirconia CAD CAM: 3.000.000 VNĐ/răng
Những điều cần lưu ý sau khi trám răng sâu
Trám răng sâu có thể giúp cho răng của bạn trở lại hoạt động với chức năng nhai nghiền bình thường. Tuy nhiên, miếng trám sẽ bị ảnh hưởng trong quá trình đó như bị vỡ, bong tróc nếu bạn không chăm sóc răng cẩn thận. Sau khi thực hiện trám răng sâu, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tránh ăn uống trong 2 tiếng sau khi trám răng: Khi chiếu đèn laser, vật liệu đã được đông cứng trên răng nhưng sau đó cần có thời gian để đông đặc và khô hoàn toàn. Vì vậy, bạn cần tránh ăn trong khoảng thời gian này để tạo cơ hội cho chất trám liên kết bền vững nhất với các mô răng.
- Bạn nên tránh ăn gì sau khi trám răng sâu xong: Khi vừa trám răng xong, lớp trám còn chưa được cố định chặt chẽ. Để lớp trám được bền, có rất nhiều loại thực phẩm bạn không nên ăn sau khi trám răng xong. Cụ thể như sau:
- Những thức ăn quá cứng: Bạn nên tránh ăn những thức ăn quá cứng như mía, xương, kẹo cứng… vì lúc ấy răng phải dùng nhiều lực để nhai và nghiền nhỏ thức ăn. Chất trám không thể thay thế được men và ngà nên rất dễ bong tróc và rơi khi bệnh nhân có thói quen ăn thức ăn quá cứng.
- Thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh: Bạn nên tránh ăn các thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Không giống như bọc răng sứ, những chất liệu dùng để trám răng như amalgam hay composite thường có độ bền không cao và đặc biệt nhạy cảm với nóng lạnh. Những thức ăn dạng này sẽ gây kích thích cho răng và khoang miệng, làm miếng trám bị bong tróc.
- Thức ăn và nước uống có màu sậm: Các loại thực phẩm có màu sậm sẽ dễ làm răng ố vàng trông thiếu thẩm mỹ. Cà phê, nước ngọt có ga, trà đen, các loại nước chấm,… là những thực phẩm bạn nên tránh dùng sau khi trám răng. Những đồ uống này sẽ làm miếng trám đổi màu, gây mất thẩm mỹ, đặc biệt là đối với miếng trám composite.
- Bạn nên ăn gì sau khi trám răng sâu? Khi răng gặp bất kỳ tổn thương nào hoặc khi bạn vừa mới trám răng thì bạn nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ nhai như súp, cháo,…Uống nhiều nước nhưng là các loại nước uống không chứa phẩm màu và các loại nước ép trái cây để tốt cho sức khỏe.

Chăm sóc răng miệng sau khi trám răng sâu
- Chải răng đúng cách mỗi ngày 2 lần sau bữa ăn với bàn chải lông mềm, chú ý chải đều các mặt răng nhé. Không nên đánh răng quá nhiều lần trong ngày gây ảnh hưởng đến răng trám.
- Thay bàn chải thường xuyên để đảm bảo chất lượng cũng như đẩm bảo vệ sinh, an toàn cho hàm răng.
- Lựa chọn thật kỹ loại kem đánh răng, muối, nước súc miệng có hàm lượng fluor cao trong khoảng 0,2% để phục vụ cho nhu cầu làm sạch răng miệng.
- Sử dụng nước muối hoặc nước súc miệng sau khi đánh răng để răng miệng luôn sạch sẽ, thơm tho.
- Nên dùng bàn chải điện, tăm nước để việc vệ sinh răng miệng được kĩ càng, chăm sóc sâu hơn.
- Không nên dùng tăm mà dùng chỉ nha khoa, tăm nước để vệ sinh răng miệng sau khi ăn uống.
- Không ăn thức ăn quá cứng, nóng, lạnh mà nên ăn thức ăn mềm, dễ nhai để lớp trám được bền, không bị bong.
- Hạn chế hút thuốc lá, uống bia rượu, các thực phẩm có màu ảnh hưởng đến màu sắc của miếng trám gây mất thẩm mỹ.
- Khám răng định kỳ để luôn luôn kiểm soát được tình trạng sức khỏe răng miệng. Nếu như miếng trám bị mòn, bể thì bạn nên trám lại càng sớm càng tốt, để tránh tình trạng mòn răng ăn sâu vào trong.

Phòng khám và bác sĩ trám răng sâu uy tín
- Nha khoa 2000 – Quận 1, TPHCM quy tụ đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực chăm sóc răng miệng.
- Bác sĩ Lê Nguyễn Như Ngọc – Quận 2, TPHCM đã có trên 10 năm kinh nghiệm công tác tại bệnh viện Quốc tế lớn và nhiều nha khoa lâu đời.
- Bác sĩ Mai Ngọc Yến – Quận 1, TPHCM đã có hơn 10 năm kinh nghiệm thăm khám và điều trị trong lĩnh vực Nha khoa.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã giải đáp được thắc mắc về quy trình trám răng sâu, trám răng sâu bao nhiêu và chăm sóc răng miệng tốt hơn sau khi trám răng sâu. Nếu bạn cần tìm nơi uy tín để thăm khám nha khoa, đừng ngần ngại đặt lịch hẹn khám với bác sĩ qua Docosan nhé!
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị. Để được tư vấn trực tiếp, bạn đọc vui lòng liên hệ hotline 1900 638 082 hoặc CHAT để được hướng dẫn đặt hẹn.