Những mũi tiêm phòng cho trẻ được miễn phí hiện nay 2024

Những mũi tiêm phòng cho trẻ được miễn phí hiện nay ở Việt Nam bao gồm 12 loại vaccine được quy định theo Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu về những mũi vaccine này trong bài viết dưới đây nhé!

Chương trình tiêm chủng mở rộng

Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) được triển khai tại Việt Nam từ năm 1981 do Bộ Y tế khởi xướng cùng với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới – WHO và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc – UNICEF. Mục tiêu ban đầu của chương trình là cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi, giúp trẻ phòng ngừa 6 loại bệnh truyền nhiễm phổ biến lúc bấy giờ và có khả năng gây tử vong cao.

Chương trình dần được mở rộng đối tượng tiêm chủng và địa bàn. Những mũi tiêm chủng mở rộng miễn phí cho trẻ ngày một mở rộng về số lượng. Hiện đã có hơn 10 loại vaccine phòng bệnh truyền nhiễm được đưa vào Chương trình bao gồm vaccine phòng bệnh lao, bạch hầu, ho gà, bại liệt, uốn ván, viêm gan B, sởi, viêm não Nhật Bản, thương hàn, hả, viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib.

Vaccine khi được tiêm sẽ đưa thành phần kháng nguyên của virus hoặc vi khuẩn gây bệnh vào cơ thể khỏe mạnh, giúp kích thích hệ miễn dịch của trẻ sản xuất các loại kháng thể đặc hiệu chống lại kháng nguyên. Kháng thể được tạo ra sẽ tồn tại trong máu một thời gian dài để bảo vệ cơ thể chống lại các đợt tấn công của vi khuẩn, virus.

Trao đổi với bác sĩ để biết chính xác loại vắc xin mà con trẻ cần bổ sung tương ứng với độ tuổi:

Những mũi tiêm chủng miễn phí cho trẻ em đến từ Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia đã giúp sức đề kháng của các bé chống lại các bệnh truyền nhiễm và các bệnh nguy hiểm. Chi phí khi tiêm phòng được tính toán là thấp hơn rất nhiều so với chi phí điều trị khi bé bị mắc bệnh.

Hiện nay chương trình tiêm chủng được thực hiện thường xuyên hàng tháng. Mỗi năm có hơn 1,5 triệu trẻ em được tiêm chủng. Cũng như hàng triệu các trường hợp phụ nữ trong độ tuổi sinh sản được triển khai tiêm ngừa các loại vaccine cần thiết như HPV, uốn ván,…

Địa chỉ tư vấn và tiêm chủng cho trẻ em

Family Medical Practice: Không chỉ là nơi cung cấp dịch vụ y tế mà còn là một nơi thể hiện đạo đức nghề nghiệp và tận tâm với bệnh nhân, đặc biệt trong việc tư vấn và tiêm chủng cho trẻ em. Chương trình đào tạo và phát triển chuyên môn liên tục giúp đội ngũ y bác sĩ của FMP luôn cập nhật kiến thức và kỹ năng mới nhất về tiêm chủng và chăm sóc trẻ em. Phòng khám luôn mang lại sự yên tâm và sức khỏe tốt nhất cho mọi trẻ em, giúp họ phát triển khỏe mạnh và an toàn từ những lúc đầu đời.

Phòng khám Nhi đồng 315: Hệ Thống Phòng Khám Nhi Đồng 315 cung cấp dịch vụ nhi khoa toàn diện bao gồm khám bệnh, xét nghiệm, tiêm ngừa và tư vấn về dinh dưỡng, theo dõi sự tăng trưởng và phát triển của trẻ từ sơ sinh, nhũ nhi đến độ tuổi nhi đồng, thiếu niên (dưới 14 tuổi), đảm bảo sức khỏe và phát triển toàn diện cho các em nhỏ.

Bệnh viện Nhi đồng 1: Là một trong những cơ sở y tế uy tín và có uy tín hàng đầu tại thành phố Hồ Chí Minh, đảm bảo chất lượng chăm sóc sức khỏe trẻ em. Dịch vụ tư vấn và tiêm chủng cho trẻ em tại đây được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc bảo vệ sức khỏe của các em nhỏ.

Bệnh viện Nhi đồng 2: Là một trong 3 bệnh viện chuyên khám chữa bệnh cho trẻ em lớn nhất nước, cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn và tiêm chủng cho trẻ em với chất lượng và tận tâm cao. Đội ngũ chuyên gia y tế tại đây đảm bảo sự an toàn và hiệu quả trong việc bảo vệ sức khỏe của các em nhỏ, giúp các phụ huynh an tâm về sự phát triển và sức khỏe của con em mình.

Tại sao nên có những mũi tiêm phòng cho trẻ được miễn phí?

Từ khi sinh ra đến lúc 1 tuổi là thời điểm mỗi bé cần phải tiêm rất nhiều loại vaccine phòng ngừa nhiều bệnh khác nhau, do trong giai đoạn này vì mới sinh nên sức đề kháng của trẻ còn kém, rất dễ mắc các loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tỉ lệ tử vong và để lại di chứng cao.

Xem thêm:

Vaccine giúp trẻ trở nên khỏe mạnh hơn bằng cách giúp trẻ phòng ngừa và chống lại bệnh tật. Ở Việt Nam, chương trình tiêm chủng đã cứu hàng triệu mạng sống và bảo vệ rất nhiều trẻ em khỏi bệnh tật và tử vong.

Trao đổi với bác sĩ để biết chính xác loại vắc xin mà con trẻ cần bổ sung tương ứng với độ tuổi:

Các mũi tiêm miễn phí cho trẻ ở trạm y tế

Thành quả to lớn của chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia (EPI), với sự hỗ trợ của UNICEF, đã thanh toan thành công bệnh bại liệt, loại trừ được uốn ván ở trẻ sơ sinh và kiểm soát được căn bệnh sởi. Trong 25 năm qua, vaccine đã góp phần bảo vệ 6.7 triệu trẻ em trên toàn quốc và giảm thiểu được 42.000 ca tử vong từ những căn bệnh nguy hiểm chết người ở trẻ em như bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván và bại liệt.

Xem thêm:

Các mẫu vaccine trước khi được đưa vào sử dụng đã được kiểm tra và đảm bảo về tính an toàn tại Viện Kiểm định quốc gia cũng như các phòng xét nghiệm chuẩn quốc tế. Trên thế giới đã có hơn hàng trăm triệu liều vaccine được sử dụng ở hơn hầu hết các nước trên thế giới. Tại Việt Nam có hơn 25 triệu liều vaccine phối hợp đã được sử dụng cho trẻ em từ 2-4 tháng tuổi.

Có những nhận định cho rằng các chương trình y tế miễn phí thì không đảm bảo về chất lượng và do đó họ ngại ngại cho con em tiêm vaccine miễn phí. Đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm. Hiện nay, các loại vaccine dịch vụ có giá tiền rất cao, người dân phải trả tiền cho từng loại một. Vaccine miễn phí do được đặt mua với số lượng lớn, đồng thời được nhà nước và các tổ chức quốc tế như WHO, UNICEF hỗ trợ kinh phí.

Chính những hiểu lầm về vaccine đã khiến lượng trẻ đi tiêm phòng không đạt được con số tối đa. Không có vaccine tương ứng trong tiêm dịch vụ các loại vaccine tiêm phòng 6 trong 1 hay tiêm phòng 5 trong 1 cho trẻ khiến một số bà mẹ chờ đợi khiến nhiều trẻ đã bị mắc ho gà.

Đặc biệt, có những đợt một số bệnh viện đã tiếp nhận gần 10 bệnh nhi mắc bệnh ho gà và tỉ lệ tăng hơn 2 lần so với cụm kỳ năm trước. Trẻ mắc bệnh phần lớn dưới 2 tháng tuổi chưa đượctiêm phòng hoặc tiêm không đầy đủ 3 mũi vaccine.

Tất cả những mũi tiêm phòng cho trẻ được miễn phí hiện nay đều đã đuộc đề xuất lịch tiêm chủng tối ưu. Do đó, chỉ cần tuân thủ lịch tiêm chủng của Bộ Y tế đưa ra. Nếu trường hợp mẹ quên lịch thì khi nhớ ra, cần đưa trẻ càng đi tiêm càng sớm càng tốt.

Trao đổi với bác sĩ để biết chính xác loại vắc xin mà con trẻ cần bổ sung tương ứng với độ tuổi:

Những mũi tiêm miễn phí cho trẻ hiện có ở Việt Nam

Những mũi tiêm chủng mở rộng miễn phí cho trẻ hiện có trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia như sau:

  • Vaccine phòng bệnh viêm gan B
  • Vaccine phòng bệnh lao
  • Vaccine phòng bệnh bạch hầu
  • Vaccine phòng bệnh ho gà
  • Vaccine phòng bệnh uốn ván
  • Vaccine phòng bệnh bại liệt
  • Viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib
  • Vaccine phòng bệnh rubella
  • Vaccine phòng bệnh sởi
  • Vaccine phòng viêm não Nhật Bản
  • Vaccine phòng bệnh tả (vùng có nguy cơ cao)
  • Vaccine phòng thương hàn (vùng có nguy cơ cao)
STTTuổi của trẻVaccine phòng bệnh
1Sơ sinh– Lao
– Viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh
202 tháng– Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván – Viêm gan B – Hib mũi 1
– Bại liệt uống lần 1
303 tháng – Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván – Viêm gan B – Hib mũi 2
– Bại liệt uống lần 2
404 tháng – Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván – Viêm gan B – Hib mũi 3
– Bại liệt uống lần 3
505 tháng Bại liệt tiêm (IPV)
609 tháng Sởi mũi 1
718 tháng – Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván mũi 4
– Sởi – Rubella
81 – 5 tuổi– Viêm não Nhật Bản mũi 1
– Viêm não Nhật Bản mũi 2 (1 – 2 tuần sau mũi 1)
– Viêm não Nhật Bản mũi 3 (một năm sau mũi 2)

Trao đổi với bác sĩ để biết chính xác loại vắc xin mà con trẻ cần bổ sung tương ứng với độ tuổi:

Các mũi tiêm miễn phí cho trẻ ở trạm y tế

Docosan hy vọng bài viết trên đã giúp cho bạn đọc biết được những mũi tiêm chủng mở rộng miễn phí cho trẻ hiện nay bao gồm những mũi nào, tại sao cha mẹ cần cho con tiêm ngừa đầy đủ cũng như lịch tiêm cụ thể của từng mốc tuổi.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

  • Recommended Child and Adolescent Immunization Schedule for ages 18 years or younger, United States, 2021, CDC.