Bài viết được tham khảo từ các Bác sĩ Sản khoa Phí Thị Tuyết Nga và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị trên Docosan.com
Viêm nhiễm âm đạo, rối loạn kinh nguyệt, u nang buồng trứng, ung thư cổ tử cung,… là những bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới. Trong đó, ung thư nguy hiểm nhất vì ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và có tỷ lệ tử vong cao. Nên mọi người cần thực hiện tầm soát định kỳ để phát hiện sớm và có kế hoạch điều trị hiệu quả. Hãy cùng Docosan tìm hiểu về tầm soát ung thư cổ tử cung nhé.
Tóm tắt nội dung
1. Ung thư cổ tử cung là gì?
- Ung thư cổ tử cung là dạng ung thư khởi phát tại cổ tử cung – khe hẹp nối âm đạo và tử cung. Cổ trong cổ tử cung bình thường sẽ có màu hồng khỏe mạnh với lớp tế bào vảy mỏng và phẳng. Ống cổ tử cung được tạo thành bởi một dạng tế bào khác gọi là tế bào trụ. Khu vực giao nhau của hai dạng tế bào này được gọi là khu chuyển đổi, chính là nơi các tế bào bất thường hoặc tiền ung thư dễ phát triển nhất.

- Hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung là do nhiễm virus HPV. HPV là một loại virus xâm nhập vào tế bào và có thể khiến các tế bào biến đổi. Một số loại HPV có liên quan đến ung thư cổ tử cung cũng như ung thư âm hộ, âm đạo, dương vật, hậu môn, miệng và cổ họng. Các chủng HPV có khả năng gây ung thư được gọi là “chủng có nguy cơ cao.”
Đọc thêm về Những điều bạn cần biết về virus HPV
- 80 – 90% trường hợp ung thư cổ tử cung là ung thư biểu mô tế bào vảy. Ung thư tế bào tuyến là dạng ung thư phổ biến thứ hai của ung thư cổ tử cung, được ghi nhận khoảng 10 – 20% số ca. Dạng ung thư này phát triển từ các tuyến tiết chất nhờn trong ống cổ tử cung. Mặc dù ít phổ biến hơn ung thư biểu mô tế bào vảy, tỷ lệ mắc ung thư biểu mô tuyến đang gia tăng, đặc biệt là ở các bạn nữ tuổi đời còn trẻ.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh phụ khoa ở nữ giới như:
- Quan hệ tình dục sớm và không an toàn.
- Chế độ sinh hoạt không lành mạnh.
- Vệ sinh không sạch sẽ bộ phận sinh dục.
- Không thay đồ lót hay bằng vệ sinh thường xuyên.
- Tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm.
- Cá nhân đã từng mắc bệnh phụ khoa nhưng không điều trị triệt để nên dễ tái phát với mức độ nghiêm trọng hơn.
Các lý do trên cũng khiến phụ nữ mắc phải ung thư cổ tử cung. Trong tình trạng khỏe mạnh bình thường thì sẽ có màu hồng với lớp tế bào vảy mỏng và phẳng.
2. Lý do nên tầm soát ung thư cổ tử cung
- Thường sẽ mất từ 3 – 7 năm để các thay đổi nguy cơ cao trong các tế bào cổ tử cung biến đổi thành ung thư. Tầm soát ung thư cổ tử cung có thể phát hiện những thay đổi này trước khi chúng trở thành ung thư.
- Phụ nữ có những thay đổi nguy cơ thấp có thể được kiểm tra thường xuyên hơn để xem liệu tế bào của họ có trở lại bình thường hay không. Phụ nữ có những thay đổi nguy cơ cao có thể được điều trị để loại bỏ các tế bào.
3. Tầm soát ung thư cổ tử cung là gì?
- Tầm soát ung thư cổ tử cung là quá trình thực hiện các phương pháp xét nghiệm chuyên môn để phát hiện ra các các tổn thương tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung ở giai đoạn rất sớm.
- Điều này giúp bệnh nhân có được phác đồ điều trị phù hợp, theo dõi và can thiệp kịp thời, tăng cơ hội chữa khỏi bệnh và tỷ lệ sống só cho bệnh nhân.
4. Quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung
Quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung thường được thực hiện chuyên nghiệp và nhanh chóng theo các bước như sau:
- Bước 1: Khám lâm sàng tổng quát và bộ phận sinh dục
Đây là bước đầu tiên của quy trình. Để bác sĩ nắm rõ thông tin về tình trạng sức khỏe, biểu hiện bất thường, tiền sử bệnh lý của cá nhân hay gia đình,… Từ đó sẽ có những chỉ định tiếp theo phù hợp nhất.
- Bước 2: Xét nghiệm
Xét nghiệm Thin Prep hay Pap Smear
Để thực hiện xét nghiệm này, bệnh nhân cần nằm xuống để bác sĩ sử dụng dụng cụ mỏ vịt mở âm đạo, sau đó lấy tế bào ở cổ tử cung. Mẫu bệnh phẩm được bảo quản trong ống chứa và gửi đến phòng phân tích, cho ra kết quả chẩn đoán.

Xét nghiệm HPV
HPV là virus chủ yếu gây nên ung thư cổ tử cung. Khi xâm nhập vào cơ thể sẽ khiến tế bào biến đổi bất thường. Ngoài cổ tử cung thì chúng còn được tìm thấy ở âm đạo, âm hộ, miệng, cổ họng, dương vật,… Nếu quan hệ tình dục không an toàn thì loại virus dễ dàng lây nhiễm sang đối phương.

Vì vậy, xét nghiệm này để tìm kiếm sự hiện diện của 14 chủng HPV có nguy cơ cao gây nên bệnh ung thư cổ tử cung.
Người bệnh có thể thực hiện 1 trong 2 hoặc cả 2 xét nghiệm này dựa vào chỉ định của bác sĩ.
- Bước 3: Trả kết quả
Phụ thuộc vào cơ sở y tế bạn lựa chọn mà kết quả xét nghiệm sẽ được trả trong vòng vài ngày đến 1 tuần. Để đảm bảo sự an toàn, chính xác, mọi người cần lựa chọn địa chỉ uy tín, được phản hồi tốt, các dịch vụ đều công khai, rõ ràng và có giấy phép hoạt động của Bộ Y tế.
5. Thời điểm tầm soát ung thư cổ tử cung
- Từ 21 đến 29 tuổi: nên bắt đầu làm xét nghiệm Pap ở tuổi 21 và làm xét nghiệm Pap smear hay Thin Prep 3 năm/1 lần. Xét nghiệm HPV không được khuyến cáo với những đối tượng này.
- Từ 30 đến 65 tuổi: dễ mắc phải căn bệnh này nhất với mức độ nguy hiểm cao. Nhiều trường hợp tử vong cũng nằm trong nhóm đối tượng này. Có thể thực hiện đồng thời cả xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV để đảm bảo cho ra kết quả chính xác nhất. Nên làm 3 năm/1 lần.
- Từ 65 tuổi trở lên: nếu không có sự bất thường nào ở tế bào cổ tử cung, hay thực hiện xét nghiệm Pap và HPV đều cho ra kết quả âm tính trong vòng 10 năm qua thì có thể ngừng tầm soát ung thư.
6. Bác sĩ phụ khoa tầm soát ung thư cổ tử cung
Trung Tâm Công Nghệ Y Khoa DNA là đơn vị cung cấp giải pháp toàn diện, uy tín về ứng dụng giải mã gen trong việc phòng ngừa và điều trị ung thư.
BS. Bùi Thị Châu tốt nghiệp trường Học Viện Quân Y phía Nam TPHCM và đã có gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị sản phụ khoa.
BS. Trần Thiện Vĩnh Quân là một vị bác sĩ phụ khoa kì cựu với hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa, chuyên về khám phụ khoa định kỳ, các bệnh ung thư vú, viêm nhiễm như âm đạo, v.v.
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 4 đối với phụ nữ trên toàn thế giới, nhưng theo thời gian, nó trở thành một trong những loại ung thư có thể phòng ngừa nhất. Để phát hiện sớm và kịp thời trong những giai đoạn đầu tiên của bệnh, các bạn có thể tham khảo Tầm soát ung thư di truyền tổng quát.
Docosan là nền tảng đặt lịch hẹn khám bệnh với các bác sĩ và phòng khám đầu ngành tại Việt Nam.
Nguồn tham khảo: thebump