Bệnh viêm bàng quang: Triệu chứng và điều trị.

Viêm bàng quang (hay còn gọi là nhiễm trùng bàng quang) là tình trạng bệnh lý thuộc chuyên khoa Tiết niệu. Bệnh xảy ra khi bộ phận này xuất hiện dấu hiệm viêm nhiễm do vi khuẩn gây nên. Các triệu chứng thường gặp là đi tiểu ra máu, đau bụng dưới âm ỉ, nóng rát khi đi tiểu. Một số phương pháp điều trị viêm bàng quang là sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bac sĩ hoặc các phương pháp khác tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về tình trạng viêm niệu đạo ở bài viết phía dưới.

1. Viêm bàng quang là gì ?

Viêm bàng quang là một tình trạng nhiễm trùng cấp tính do một hoặc nhiều loại vi khuẩn ở trong bộ phận bàng quang gây ra.

Đây là một bệnh khá phổ biến, xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên, bệnh xuất hiện nhiều hơn ở nữ giới . Do bộ phận niệu đạo ở nữ giới ngắn hơn ở nam giới, nên vi khuẩn có thể xâm nhập vào bàng quang dễ dàng hơn. Đối với nam giới, nguyên nhan gây bệnh thông thường do tắc nghẽn đường tiểu do sỏi hoặc phì đại tuyến tiền liệt

viem bang quang la gi
Hiện tượng bàng quang bị viêm

Bệnh có khả năng tái phát nếu không điều trị đúng cách. Thậm chí gây tổn thương thận vĩnh viễn. Đối với người già và trẻ nhỏ, các dấu hiệu của viêm bàng quang rất ít khi được phát hiện hoặc bị nhầm sang các bệnh khác. Qua đó, dễ bị bỏ qua bệnh.

2. Triệu chứng – Dấu hiệu của viêm bàng quang

Để có hướng điều trị kịp thời, bạn cần phải nhận biết dấu hiệu của bệnh viêm bàng quang. Những triệu chứng thông thường của viêm bàng quang là:

  • Nước tiểu có máu hoặc xuất hiện mùi hôi gây khó chịu
  • Đi tiểu nhiều lần trong một ngày, mỗi lần đi tiểu chỉ có thể đi tiểu được rất ít.
  • Thường xuyên có cảm giác phải đi tiểu gấp.
  • Đau bụng dưới âm ỉ.
  • Đau hoặc có cảm giác giác nóng rát khi đi tiểu
  • Đau lưng ở 2 bên hoặc đau giữa lưng
  • Đối với trẻ em thì sẽ hiện tượng tè dầm

3. Viêm bàng quang có nguy hiểm không?

Nếu viêm bàng quan không được phát triển kịp thời sẽ dễ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm nhiễm đường tiết niệu mãn tính và sẽ dễ dàng bị tái phát về sau. Gây rất nhiều khó khăn cho việc điều trị.
  • Viêm thận bể thận cấp, gây ảnh hưởng lớn tới chức năng của thận.
  • Suy thận cấp.
  • Xuất hiện nấm Candidemia trong bàng quang.
  • Nhiễm trùng máu.
  • Vỡ bàng quang.
  • Nếu tình trạng bệnh trở nên nặng hơn có thể gây ung thư bàng quang.

4. Nguyên nhân của viêm bàng quang

Nguyên nhân gây nên viêm bàng quan sẽ được chia thành 2 loại: do vi khuẩn gây ra và không do vi khuẩn gây ra

  • Do vi khuẩn gây ra: Nhiễm khuẩn ở bàng quang là nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm bàng quang. Vi khuẩn khi xuất hiện sẽ bám vào bàng quang, không đi theo dòng nước tiểu để đi ra ngoài. Chúng sẽ sinh sôi và gây tình trạng viêm nhiễm. Vi khuẩn chính gây bệnh là vi khuẩn Ecoli. Một số loại vi khuẩn khác có thể gây bệnh viêm bàng quang như: Chlamydia, Mycoplasma. 2 loại vi khuẩn này chủ yếu lây lan qua đường tình dục.
  • Không do vi khuẩn gây ra: một số lí do khác cũng có thể gây nên bệnh viêm bàng quang:
    • Viêm bàng quang kẽ.
    • Một số loại thuốc hóa trị như cyclophosphamide và ifosfamide cũng có thể gây nên tình trạng viêm bàng quang.
    • Phương pháp xạ trị, đặc biệt là xạ trị vùng khung chậu.
    • Dùng ống thông tiểu.
    • Yếu tố hóa chất: các hóa chất trong xà phòng, hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ cũng có thể gây nên bệnh viêm bàng quang.
    • Viêm bàng quang do các biến chứng từ các bệnh khác như: tiểu đường, sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt hoặc tổn thương tủy sống.

5. Chẩn đoán viêm bàng quang như thế nào ?

Để chẩn đoán tình trạng viêm bàng quang, các bác sĩ sẽ tiến hành một số phương pháp chẩn đoán như:

  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Nội soi bàng quang
  • Các xét nghiệm hình ảnh: như chụp X-quang, MRI

6. Cách chữa viêm bàng quang

Nếu bệnh viêm bàng quang ở mức độ nhẹ và bạn chưa thể tới bác sĩ chuyên khoa thăm khám, bạn có thể tham khảo cách chữa viêm bàng quang tại nhà. Tuy nhiên, nếu bạn đã tham khám, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh viêm bàng quang phù hợp theo một số hướng như sau:

6.1. Đối với viêm bàng quang do vi khuẩn gây nên

Để điều trị bệnh viêm bàng quang do vi khuẩn gây nên, điều đầu tiên bác sĩ cần làm là sẽ chỉ định thuốc kháng sinh cho bệnh nhân:

  • Đối với bệnh nhân nhiễm bệnh lần đầu: sử dụng thuốc kháng sinh từ 3 ngày tới 1 tuần. Tiếp tục sử dụng thuốc cho tới khi hết thời gian chỉ định của bác sĩ, không ngừng giữa chừng.
  • Nhiễm trùng tái phát: lúc này bạn cần sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài hơn.
  • Đối với phụ nữ tiền mãn kinh có thể cần dùng thêm estrogen dạng kem.

6.2 . Đối với viêm bàng quang không do vi khuẩn gây nên

Đối với viêm bàng quang không do vi khuẩn, tùy vào nguyên nhân điều trị thì bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp

  • Uống thuốc hoặc đưa thuốc trực tiếp vào bàng quang
  • Nong bàng quang bằng nước, khí hoặc phương pháp phẫu thuật
  • Viêm bàng quang do xạ trị: bệnh nhân có thể dùng thuốc để giảm bớt các triệu chứng hoặc uống nhiều nước hơn để đào thải các chất kích thích ra bên ngoài.

Chú ý: những phương pháp điều trị trên chỉ mang tính chất tham khảo, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ dụng phương pháp phù hợp nhất đối với người bệnh.

7. Cách phòng tránh bệnh viêm bàng quang

Để phòng tránh bệnh viêm bàng quang, bạn nên có thay đổi trong cách sinh hoạt vệ sinh cá nhân của mình như sau:

  • Thường xuyên uống nhiều nước để làm loãng nước tiểu, giảm lượng vi khuẩn trong bọng đái.
  • Không nên nhịn tiểu quá nhiều lần trong ngày. Bạn cần đi tiểu khi cảm thấy cần thiết.
  • Tráng sử dụng các thuốc vệ sinh âm đạo dạng xịt;
  • Vệ sinh thường xuyên bộ phận sinh dục, dùng băng vệ sinh thay thế cho tampon khi hành kinh
  • Không nên mặc quần áo bó sát khiến nhiệt độ khu vực bị viêm tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
  • Nên đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục.
  • Hạn chế sinh hoạt tình dục để giảm khả năng lây nhiễm các loại vi khuẩn khác.

8. Bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị bệnh viêm bàng quang

Bác sĩ Chuyên Khoa I: Nguyễn Thị Thái Hà, hiện đang công tác tại Bệnh viện quốc tế City

Bác sĩ Chuyên Khoa I: Lê Ngọc Trân, hiện đang công tác tại Bệnh viện quốc tế City

Thạc sĩ, Bác sĩ Trang Võ Anh Vinh, hiện đang công tác tại Bệnh viện Bình dân

Kết luận

Như vậy bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về bệnh viêm bàng quang. Do đó nếu có bất kì triệu chứng – dấu hiệu nào của bệnh. Bạn nên tìm đến các bác sĩ tiết niệu gần nhất để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

Bạn cũng có thể truy cập Website Docosan hoặc tải ứng dụng trên điện thoại để dặt lịch hẹn với bác sĩ uy tín một cách tiện lợi hơn.


Bài viết được tham khảo bác sĩ Trần Bảo Ngọc và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị trên Docosan.com

Nguồn tư liệu tham khảo: Mayoclinic.org, Medicalnewstoday