Hướng dẫn 1 số chiến lược điều trị đái tháo đường từ Bộ Y tế

Đái tháo đường đang làm một căn bệnh của thời đại với xu hướng ngày một tăng. Hướng dẫn điều trị đái tháo đường từ Bộ Y tế như thế nào?

Hướng dẫn 1 số chiến lược điều trị đái tháo đường từ Bộ Y tế

Đái tháo đường đang trở thành một căn bệnh của thời đại với xu hướng ngày một tăng không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Theo thống kê của Bộ Y tế vào cuối năm 2023, Việt Nam ghi nhận khoảng 7 triệu người mắc đái tháo đường. Sự gia tăng đột biến này đã thu hút sự quan tâm đặc biệt từ các chuyên gia y tế, khiến cho nghiên cứu và phát triển các phương pháp điều trị trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Dưới đây là hướng dẫn về các phương pháp điều trị đái tháo đường từ Bộ Y tế.

Mục tiêu kiểm soát đường huyết là bao nhiêu?

Bệnh đái tháo đường là một căn bệnh mãn tính nguy hiểm, đòi hỏi sự điều trị và theo dõi y tế suốt đời. Vậy nên mục tiêu kiểm soát đường huyết ở người bệnh cũng rất quan trọng. Mục tiêu của điều trị bệnh tiểu đường là kiểm soát tình trạng tăng đường huyết để làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng đồng thời giảm thiểu các đợt hạ đường huyết.

Kiểm soát đường huyết để giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng

Kiểm soát đường huyết để giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng

Mục tiêu điều trị đái tháo đường từ Bộ Y tế cho bệnh nhân là người trưởng thành, không có thai:

  • HbA1c < 7%
  • Glucose huyết tương mao mạch lúc đói, trước ăn: 80-130 mg/dL (4.4-7.2 mmol/L)
  • Đỉnh glucose huyết tương mao mạch sau ăn 1-2 giờ: <180 mg/dL (10.0 mmol/L)
  • Huyết áp: Tâm thu <140 mmHg, Tâm trương <90 mmHg Nếu đã có biến chứng thận: Huyết áp <130/85-80 mmHg
  • Lipid máu:
    • LDL cholesterol <100 mg/dL (2,6 mmol/L), nếu chưa có biến chứng tim mạch. 
    • LDL cholesterol <70 mg/dL (1,8 mmol/L) nếu đã có bệnh tim mạch.
    • Triglycerides <150 mg/dL (1,7 mmol/L)
    • HDL cholesterol >40 mg/dL (1,0 mmol/L) ở nam và >50 mg/dL (1,3 mmol/L) ở nữ.

Mục tiêu điều trị ở các cá nhân có thể khác nhau tùy tình trạng của bệnh nhân:

  • Mục tiêu có thể thấp hơn (HbA1c <6,5%) ở BN trẻ, mới chẩn đoán, không có các bệnh lý tim mạch, nguy cơ hạ glucose máu thấp.
  • Ngược lại, mục tiêu có thể cao hơn (HbA1c từ 7,5 – 8%) ở những BN lớn tuổi, mắc bệnh đái tháo đường đã lâu, có nhiều bệnh lý đi kèm, có tiền sử hạ glucose máu nặng trước đó.
  • Cần chú ý mục tiêu glucose huyết sau ăn (sau khi bắt đầu ăn 1-2 giờ) nếu đã đạt được mục tiêu glucose huyết lúc đói nhưng chưa đạt được mục tiêu HbA1c.

Mục tiêu điều trị đái tháo đường từ Bộ Y tế ở người già:

Mục tiêu điều trị đái tháo đường từ Bộ Y tế ở người già

Mục tiêu điều trị đái tháo đường từ Bộ Y tế ở người già

Đánh giá về kiểm soát đường huyết:

  • Thực hiện xét nghiệm HbA1c ít nhất 2 lần trong 1 năm ở những người bệnh đáp ứng mục tiêu điều trị (và những người có đường huyết được kiểm soát ổn định). 
  • Thực hiện xét nghiệm HbA1c hàng quý ở những người bệnh được thay đổi liệu pháp điều trị hoặc những người không đáp ứng mục tiêu về glucose huyết. 
  • Thực hiện xét nghiệm HbA1c tại thời điểm người bệnh đến khám, chữa bệnh để tạo cơ hội cho việc thay đổi điều trị kịp thời hơn.

Tải ngay ứng dụng DiaB app cho Người tiểu đường để kiểm soát đường huyết tại nhà dễ dàng. 

Hướng dẫn điều trị đái tháo đường từ Bộ Y tế

Thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống hay điều trị không dùng thuốc bao gồm luyện tập thể dục, chế độ dinh dưỡng và thay đổi lối sống.

Luyện tập thể dục để điều trị đái tháo đường từ Bộ y tế:

  • Cần kiểm tra các biến chứng liên quan tới tim mạch, mắt, thần kinh, biến dạng chân trước khi luyện tập và đo huyết áp, tần số tim. Không luyện tập gắng sức khi glucose huyết > 250-270 mg/dL và ceton dương tính. 
  • Đi bộ là loại hình luyện tập thông dụng và dễ áp dụng nhất, đi bộ mỗi tuần 150 phút (hoặc 30 phút mỗi ngày), không nên ngưng luyện tập 2 ngày liên tiếp. Mỗi tuần nên tập kháng lực 2-3 lần (kéo dây, nâng tạ). 
  • Đối với người cao tuổi, người đau khớp có thể chia nhỏ việc tập thành nhiều đợt trong ngày. Ví dụ, đi bộ sau 3 bữa ăn, mỗi lần 10-15 phút. Người còn trẻ nên tập khoảng khoảng 60 phút mỗi ngày, tập kháng lực ít nhất 3 lần mỗi tuần.
Bệnh nhân tiểu đường nên đi bộ 30 phút mỗi ngày

Bệnh nhân tiểu đường nên đi bộ 30 phút mỗi ngày

Dinh dưỡng:

  • Cần áp dụng chế độ ăn phù hợp với thói quen ăn uống của từng người bệnh và những thực phẩm phổ biến tại nơi sinh sống. Tốt nhất là nên có sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng.
  • Chi tiết về dinh dưỡng sẽ được thiết lập cho từng bệnh nhân tùy tình trạng bệnh, mức độ hoạt động, các bệnh lý và biến chứng đi kèm.
Tính toán lượng thực phẩm phù hợp cho người tiểu đường

Tính toán lượng thực phẩm phù hợp cho người tiểu đường

Tham khảo thêm: Bệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm?

Điều trị đái tháo đường bằng thuốc

Insulin:

Insulin được sử dụng ở bệnh nhân ĐTĐ type 1 và cả ĐTĐ type 2 khi có triệu chứng thiếu insulin hoặc không kiểm soát được glucose huyết dù đã ăn uống luyện tập và phối hợp nhiều loại thuốc viên theo đúng chỉ dẫn. Ngoài ra ĐTĐ típ 2 khi mới chẩn đoán nếu glucose huyết tăng rất cao cũng có thể dùng insulin để ổn định glucose huyết, sau đó sẽ dùng các loại thuốc điều trị tăng glucose huyết khác

Không nên tự ý tiêm insulin

Không nên tự ý tiêm insulin

Các nhóm thuốc hạ glucose huyết đường uống và thuốc dạng tiêm không thuộc nhóm insulin

  1. Sulfonylurea

Cơ chế của các thuốc điều trị tiểu đường type 2 nhóm Sulfonylurea là kích thích tế bào beta tụy tiết inslulin,  do đó tác dụng chính của thuốc là hạ glucose huyết và tăng cân. Nhóm Sulfonylurea giảm mức HbA1c khoảng 2%. Cần chú ý khi dùng cho bệnh nhân lớn tuổi vì có nguy cơ hạ glucose huyết cao hơn do bệnh nhân dễ bỏ ăn, ăn kém và có chức năng thận suy giảm. Đa số các thuốc thải qua thận nên cần chú ý giảm liều hay ngưng thuốc khi bệnh nhân có suy thận. Nếu thuốc được chuyển hóa ở gan, cần ngưng khi có suy tế bào gan. Thuốc được dùng trước ăn 30 phút. 

Hiệu quả hạ glucose huyết tối ưu của thuốc đạt ở liều bằng nửa liều tối đa cho phép. Cần thận trọng khi dùng liều cao hơn vì có thể làm tăng tác dụng phụ. 

Các loại Sulfonylurea:

  • Thế hệ 1: tolbutamide, chlorpropamide, diabetol… hàm lượng thường gặp là 500 mg, các thuốc thuộc nhóm này hiện nay ít được sử dụng do độc tính cao đối với thận.
  • Thế hệ 2: glibenclamide, gliclazide, glipizide, glyburide…
Biệt dược Diamicron MR(hoạt chất Gliclazide) thuộc nhóm Sulfonylurea

Biệt dược Diamicron MR(hoạt chất Gliclazide) thuộc nhóm Sulfonylurea

  1. Glinides

Cơ chế tác dụng tương tự như Sulfonylurea. Thuốc làm giảm HbA1c từ 1 – 1,5%.

Thuốc được hấp thu nhanh ở ruột, chuyển hoá hoàn toàn ở gan và thải qua mật, do đó thời gian bán hủy ngắn dưới 1 giờ. Thuốc làm tăng tiết insulin nhanh nên liều thường dùng là 0,5-1 mg uống trước các bữa ăn 15 phút. Liều tối đa 16 mg/ngày. 

Tác dụng chủ yếu của thuốc là giảm glucose huyết sau ăn. Thuốc cũng làm tăng cân và có nguy cơ hạ glucose huyết tuy thấp hơn nhóm sulfonylurea. Do thời gian bán hủy ngắn, thuốc có thể dùng ở người già, khi suy thận.

  1. Metformin

Là thuốc duy nhất trong nhóm biguanide còn được sử dụng hiện nay. Metformin thường được lựa chọn là thuốc khởi đầu điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2.

Cơ chế tác dụng: giảm sản xuất glucose ở gan. Có tác dụng yếu trên tăng hiệu ứng incretin. Thuốc làm giảm HbA1c khoảng 1 – 1,5%. Liều thường dùng 500-2000 mg/ngày. Metformin được dùng trước hoặc sau ăn, nên khởi đầu ở liều thấp và tăng liều từ từ mỗi 5 – 7 ngày để làm giảm tác dụng phụ trên đường tiêu hóa  

Chống chỉ định trên những bệnh nhân suy thận, suy tim nặng, các tình huống giảm lượng máu đến tổ chức (mô) và/hoặc giảm oxy đển các tổ chức (mô) như choáng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Thuốc điều trị tiểu đường Metformin trên thị trường

Thuốc điều trị tiểu đường Metformin trên thị trường

  1. Thiazolidinedione (TZD hay glitazone)

Cơ chế tác dụng của nhóm thiazolidinedione là làm tăng nhạy cảm vơi insulin ở tế bào cơ, mỡ và gan. Giảm HbA1c từ 0.5 – 1,4%. 

Hiện nay tại Việt Nam chỉ có Pioglitazone còn được sử dụng, thuốc được dùng 1 lần mỗi ngày, không phụ thuộc bữa ăn. Liều khuyến cáo Pioglitazone 15-45 mg/ngày.

Chống chỉ định: suy tim độ II-IV theo Hiệp Hội Tim New York (NYHA), bệnh gan đang hoạt động, emzyme gan ALT tăng gấp 2,5 giới hạn trên của trị số bình thường.

Biệt dược Actos có thành phần Pioglitazone trên thị trường

Biệt dược Actos có thành phần Pioglitazone trên thị trường

  1. Ức chế enzyme α-glucosidase

Cơ chế tác dụng: thuốc cạnh tranh và ức chế tác dụng của enzyme thủy phân đường phức thành đường đơn, do đó làm chậm hấp thu carbohydrat từ ruột. Giảm HbA1c từ 0,5 – 0,8%

Thuốc chủ yếu giảm glucose huyết sau ăn, dùng đơn độc không gây hạ glucose huyết. Tác dụng phụ chủ yếu ở đường tiêu hóa do tăng lượng carbohydrat không được hấp thu ở ruột non đến đại tràng, bao gồm: sình bụng, đầy hơi, đi ngoài phân lỏng. 

Uống thuốc ngay trước ăn hoặc ngay sau miếng ăn đầu tiên. Bữa ăn phải có carbohydrat. 

Thuốc hiện có tại Việt Nam: Acarbose, hàm lượng 50 mg. Liều đầu có thể từ 25 mg uống ngay đầu bữa ăn, 3 lần/ngày.

Biệt dược Glucobay chứa Acarbose 50mg điều trị tiểu đường

Biệt dược Glucobay chứa Acarbose 50mg điều trị tiểu đường

  1. Thuốc có tác dụng Incretin

Thuốc có tác dụng incretin làm tăng tiết insulin tùy thuộc mức glucose và ít nguy cơ gây hạ glucose huyết. Nhóm này gồm 2 loại: thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 dạng tiêm (glucagon like peptide 1 receptor analog- GLP-1RA) và thuốc ức chế enzyme dipeptidyl peptidase-4 (DPP-4)

  • Ức chế enzyme DPP-4 (Dipeptidyl peptidase-4)
  • Cơ chế tác dụng: ức chế enzyme DDP- 4, một enzyme thoái giáng GLP-1, do đó làm tăng nồng độ GLP-1 (glucagon-like peptide) có hoạt tính. Thuốc ức chế enzyme DPP-4 làm giảm HbA1c từ 0,5 – 1,4%
  • Dùng đơn độc không gây hạ glucose huyết, không làm thay đổi cân nặng. 
  • Thuốc được dung nạp tốt. 
  • Hiện tại ở Việt Nam có các loại: Sitagliptin, Saxagliptin, Vildagliptin, Linagliptin
  • Tác dụng phụ có thể gặp: ho, viêm hầu họng, mẩn ngứa, dị ứng, viêm tụy cấp.
  • Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 (GLP-1RA)
  • Cơ chế: Thuốc làm tăng tiết insulin khi glucose tăng cao trong máu đồng thời ức chế sự tiết glucagon, thuốc cũng làm chậm nhu động dạ dày và giảm cảm giác thèm ăn. 
  • Thuốc giảm HbA1c khoảng 0,6-1,5%
  • Tác dụng phụ chính của thuốc là buồn nôn, nôn gặp khoảng 10% trường hợp, tiêu chảy. 
  • Sử dụng thận trọng ở người có tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị ung thư giáp dạng tủy hoặc bệnh đa u tuyến nội tiết loại 2.
Thuốc điều trị tiểu đường Liraglutide ( nhóm thuốc đồng vận thụ thể GLP-1)

Thuốc điều trị tiểu đường Liraglutide ( nhóm thuốc đồng vận thụ thể GLP-1)

  1. Thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển Natri-glucose SGLT2

Cơ chế: Ức chế tác dụng của kênh đồng vận chuyển SGLT2 tại ống thận gần, tăng thải glucose qua đường tiểu. Nhóm ức chế kênh đồng vận chuyển Natri – glucose SGLT2 giàm HbA1c 0,5-1%.

Các tác dụng phụ có thể gặp: Nhiễm nấm đường niệu dục, nhiễm trùng tiết niệu. Có thể gặp nhiễm ceton acid với mức glucose huyết bình thường (do đó không sử dụng thuốc này ở ĐTĐ típ 1 và thận trọng nếu nghi ngờ bệnh nhân ĐTĐ típ 2 thiếu insulin trầm trọng). 

Tham khảo thêm: Top 12 thuốc trị tiểu đường phổ biến và dễ tìm nhất hiện nay

Điều trị các bệnh phối hợp và các biến chứng nếu có

Điều trị các bệnh phối hợp và các biến chứng nếu có theo hướng dẫn chuyên môn của các bệnh và biến chứng đó. Các biến chứng tiểu đường thường gặp bao gồm: bệnh võng mạc, bệnh thận, bệnh thần kinh, bệnh tim mạch,…

Bệnh Võng mạc là một biến chứng của tiểu đường

Bệnh Võng mạc là một biến chứng của tiểu đường

Tham khảo thêm: 5 biến chứng về mắt ở bệnh nhân đái tháo đường

Hỗ trợ người bệnh

Bệnh đái tháo đường không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn tác động đáng kể tới tâm lý. Dù mới được chẩn đoán hoặc đã sống chung với bệnh trong một thời gian dài, nhiều người bệnh có thể trải qua những cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, chán nản, kiệt sức… Việc áp dụng các phương pháp hỗ trợ tinh thần là vô cùng quan trọng.

Người bệnh và gia đình nên duy trì việc thường xuyên trò chuyện và chia sẻ với nhau. Thông qua nói chuyện và những lời động viên, người bệnh có thể ổn định tinh thần và duy trì mức đường huyết ổn định. Bởi căng thẳng được xem là một trong những nguyên nhân góp phần làm tăng lượng đường trong máu.

Nên trò chuyện và quan tâm nhiều tới người bệnh tiểu đường

Nên trò chuyện và quan tâm nhiều tới người bệnh tiểu đường

Tham khảo thêm: 8 dấu hiệu nhận biết tiểu đường bạn cần biết

Chương trình sống khỏe cùng đái tháo đường của DiaB

DiaB với sứ mệnh đồng hành và hỗ trợ cùng người bệnh Đái tháo đường trong hành trình thay đổi lối sống khỏe mạnh hơn. Chương trình sống khỏe cùng đái tháo đường của DiaB sẽ giúp bạn tự kiểm soát đường huyết dễ dàng, dự trên Chương trình Giáo dục và Hỗ trợ tự quản lý bệnh đái tháo đường uy tín từ Hoa Kỳ.

Với cam kết:

  • Giảm HbA1c, ổn định đường huyết
  • Phòng ngừa các biến chứng
  • Cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh
  • Hoàn tiền 100% nếu khách hàng không đạt mục tiêu sức khỏe

Sẽ là một chương trình phù hợp với các bệnh nhân tiểu đường, với các nội dung chương trình cụ thể cá nhân hóa từng người bệnh cùng đội ngũ bác sĩ và chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực nội tiết. Hãy cùng nhau để kiểm soát đường huyết tốt hơn!

Tài liệu tham khảo:

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường từ Bộ Y tế

Quyết định 5481/QĐ-BYT

https://novi-health.com/magnum

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường type 2