Người bệnh tiểu đường nên kiêng gì, nếu kiêng thì sử dụng với lượng bao nhiêu để bảo vệ sức khỏe.
Tóm tắt nội dung
Kiểm soát đường tại nhà giúp người bệnh đái đường cải thiện sức khỏe
Carbohydrate sẽ được cơ thể tiêu thụ, chuyển hóa thành đường glucose lưu hành trong máu. Bữa ăn càng giàu carbs thì lượng đường hấp thu càng cao, đây là cơ chế quan trọng gây đề kháng insulin về sau.
Do đó, lựa chọn hàm lượng carbs trong bữa ăn sẽ rất quan trọng, cũng như lựa chọn cách tiêu thụ chúng. Ví dụ như thực phẩm có dạng lỏng sẽ được hấp thụ glucose vào máu nhanh hơn so với dạng rắn, tức bạn uống một ly nước cam sẽ làm làm tăng đường huyết nhanh hơn khi bạn ăn một trái cam.
Tham khảo thêm: 7 loại trái cây tốt cho người đái tháo đường
Khi glucose vào trong máu chúng sẽ được lưu trữ bên trong các tế bào, chuyển thành năng lượng khi cơ thể có nhu cầu sử dụng. Khi chỉ số đường huyết tăng quá cao sẽ gây hại đến cơ thể, gây ra các bệnh lý trong đó điển hình là tiểu đường. Ở những bệnh nhân này, việc kiểm soát chỉ số đường huyết là rất quan trọng vì chúng góp phần hạn chế biến chứng nguy hiểm, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Mục tiêu kiểm soát đường huyết tại nhà là khác nhau trên từng bệnh nhân, do đó, người bệnh cần tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, trường hợp có uống thuốc/tiêm thuốc cần tuân theo đúng y lệnh, toa thuốc được cho, tránh tự ý thay đổi liều hay thời gian sử dụng thuốc.
Tiểu đường nên kiêng gì để tránh làm tăng đường huyết
- Giàu tinh bột
Các loại thực phẩm giàu tinh bột, có chỉ số GI cao sẽ làm đường huyết cao một cách nhanh chóng và khó kiểm soát. Trong các nhóm thực phẩm có thành phần là tinh bột, người bệnh tiểu đường nên kiêng gì để có bữa ăn lành mạnh, không ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh.
Các thực phẩm giàu tinh bột có thể kể đến như gạo trắng, bánh mì trắng, ngũ cốc đã qua chế biến,… Điểm chung của các loại tinh bột này đó là món ăn quen thuộc trên khắp các bàn cơm. Nhiều người lầm tưởng rằng làm ngọt đơn thuần chỉ đến từ đường, kiêng đường nhưng không kiêng tinh bột có chỉ số GI cao.
Tham khảo thêm: Người đái tháo đường ăn gạo lứt được không?
Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc người tăng đường huyết phải loại bỏ hoàn toàn các nhóm thực phẩm này ra khỏi bữa ăn. Bạn có thể sử dụng các thực phẩm giàu tinh bột ở mức thỉnh thoảng, hoặc dùng với lượng hạn chế, ví dụ gạo trắng thì nên ăn 1-2 chén mỗi bữa ăn, không nên ăn quá nhiều tinh bột trong một bữa ăn. Điều này có thể dẫn đến đường huyết tăng khó kiểm soát bằng liệu trình điều trị tại thời điểm này.
Các loại tinh bột không tốt cho sức khỏe làm tăng đường huyết trong thời gian ngắn, tăng nhanh nguồn năng lượng nhưng cũng giảm rất nhanh, do đó người bệnh sẽ cảm thấy đói nhanh và tăng tăng nhu cầu bổ sung năng lượng bằng cách ăn nhiều hơn. Ngoài ra, giá trị dinh dưỡng của nhóm tinh bột xấu (chỉ số GI cao) tương đối không cao.Do đó đây là giải đáp cho câu hỏi người bệnh tiểu đường nên kiêng gì.
Tìm hiểu thêm: Những lầm tưởng về chế độ ăn kiêng tiểu đường
- Giàu đường
Các loại thức ăn có lượng đường cao hay gặp trong đời sống hàng ngày như nước ngọt, bánh kẹo, chè, nước trái cây đóng hộp, sữa,… Đây đều là những món ăn, thức uống quen thuộc, hiện hữu và có thể là thói quen khó bỏ đối với nhiều người bệnh. Với giá thành tương đối rẻ, các loại thực phẩm này luôn được tiêu thụ với số lượng lớn và trở thành thành mối đe dọa lớn cho người bệnh tiểu đường.
Tham khảo thêm: Chỉ số tiểu đường – Làm sao để duy trì chỉ số ổn định?
Nguyên nhân vì đâu chúng là đối tượng hàng đầu được đặt ra trong vấn đề tiểu đường nên kiêng gì.
Vì đây là những thực phẩm thường xuyên bắt gặp trong bữa ăn phụ, tần suất sử dụng có thể lên tới nhiều lần trong một ngày. Hầu hết các thực phẩm như bánh kẹo, sữa, chè, nước trái cây,… đều có chỉ số GI cao, làm tăng lượng đường trong máu. Bệnh nhân tiểu đường rất dễ bỏ qua lời khuyên của bác sĩ trong vấn đề kiêng khem nhóm thực phẩm này, tuy nhiên điều này có thể dẫn đến việc kiểm soát đường huyết khó khăn, chỉ số HbA1c không đạt mục tiêu.
Ví dụ như các sản phẩm sữa cho người tiểu đường, thường chỉ được sử dụng với chỉ định tương đối giới hạn, chúng sẽ thay thế cho bữa ăn chính cho người tiểu đường trong một số trường hợp người bệnh không thể ăn uống đường miệng. Các sản phẩm sữa đều có thành phần là đường vì bản chất của chúng là đường lactose. Nhiều người bệnh tiểu đường vì sụt cân nên tự ý hoặc được người thân cho sử dụng các loại sữa này, hậu quả là đường huyết luôn ở trạng thái không đạt mục tiêu điều trị.
Lưu ý khi kiêng các nhóm thực phẩm đường bột
Lưu ý quan trọng rằng các thực phẩm giàu tinh bột, giàu đường chỉ ở mức kiêng khem, không đồng nghĩa với việc cấm sử dụng. Do đó, người bệnh trong những tình huống khác nhau có thể sử dụng ở mức ít, kiêng khem đến mức tối đa để có thể đạt được mục mục tiêu điều trị.
Tham khảo thêm: 5 tips giúp người tiểu đường ăn uống lành mạnh
Trong trường hợp người bệnh muốn theo dõi đường huyết liên tục, đặc biệt là trước và sau khi ăn, DiaB xin giới thiệu đến quý bạn đọc trọn bộ sản phẩm theo dõi đường huyết liên tục FreeStyle Libre gồm 1 Cảm Biến và 1 Đầu đọc. Loại máy đo đường huyết này sẽ giúp bạn theo dõi đường huyết liên tục, không cần phải dùng kim lấy máu và có thể theo dõi chỉ số đường huyết mọi lúc, mọi nơi, và đặc biệt kiểm tra được chỉ số ngay sau khi ăn.
Sản phẩm đang được bày bán và có sẵn tại DiaB, khi mua sản phẩm này tại trang web cửa hàng của chúng tôi, bạn sẽ được tặng tài khoản theo dõi đường huyết cao cấp của DiaB + Chương trình điều chỉnh dinh dưỡng.
Xem thêm về sản phẩm FreeStyle Libre và các chương trình khuyến mãi TẠI ĐÂY.
Nguồn tham khảo: