Bài viết được tham khảo từ các Bác sĩ Sản khoa Lê Kim Sang và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị trên Docosan.com
Đau dạ dày là một căn bệnh phổ biến ở đường tiêu hóa, có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này là do chế độ ăn uống chưa phù hợp, không hợp vệ sinh hoặc lạm dụng thực phẩm, đồ uống có tính kích thích.
Đau dạ dày nên ăn gì là câu hỏi rất được nhiều người quan tâm vì thực phẩm bạn đưa vào trong cơ thể có liên quan mật thiết đến những cơn đau dạ dày mà bạn mắc phải. Người bị đau dạ dày nên chọn những loại thực phẩm giúp xoa dịu cơn đâu và giảm cảm giác khó chịu ở dạ dày. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc về đau dạ dày nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Tóm tắt nội dung
1. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống điều trị đau dạ dày
Cần chú ý những nguyên tắc sau khi xây dựng chế độ ăn uống dành cho người bị đau dạ dày:
- Ưu tiên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa, những loại thực phẩm này có khả năng giảm đau, kháng viêm tự nhiên.
- Tránh đồ ăn, thức uống gây kích ứng cho niêm mạc dạ dày hoặc làm tăng sản xuất axit trong dịch vị.
- Nên ăn các bữa ăn vào một khung giờ cố định trong ngày để tạo thói quen sinh lý cho dạ dày, tránh bỏ bữa hoặc nhai nuốt quá vội vàng.
- Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày và sử dụng lượng thức ăn vừa phải để hạn chế các cơn đau ở thượng vị dạ dày, cũng như giảm các triệu chứng khác đi kèm như buồn nôn, nôn ói, đầy bụng, ăn không tiêu.
- Chế biến thức ăn giúp dạ dày dễ tiêu hóa: băm nhuyễn, hầm mềm, hấp hoặc luộc để dạ dày dễ tiêu hóa hơn.
2. Người bị đau dạ dày nên ăn gì
Dưới đây là những loại thực phẩm mang lại hiệu quả cao để trả lời cho câu hỏi đau dạ dày nên ăn gì:
Táo
Táo chứa một hàm lượng pectin lớn có khả năng thúc đẩy tiêu hóa, cải thiện tình trạng táo bón, ăn uống khó tiêu. Bạn nên duy trì thói quen ăn 1-2 trái táo mỗi ngày để thường xuyên bổ sung khoáng chất, nguồn vitamin phong phú có trong loại trái cây này.
Chuối
Chuối chín là một loại thực phẩm dễ tiêu hóa, cung cấp cho cơ thể nhiều chất điện giải giúp đảm bảo cho hoạt động tiêu hóa diễn ra bình thường. Bên cạnh đó, thành phần kali có nhiều trong chuối chín còn giúp giảm hiện tượng buồn nôn, tiêu chảy, đồng thời ổn định hoạt động co thắt của các cơ trơn trong ruột.
Cơm trắng
Cơm gạo trắng không chỉ cung cấp năng lượng cho cơ thể mà còn có công dụng giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày của bạn. Khi vào trong bao tử, thức ăn này sẽ bao phủ lớp lót bên trong dạ dày, làm dịu kích ứng, đồng thời hấp thụ bớt lượng axit dư thừa cũng như các chất độc hại từ nguồn thức ăn không hợp vệ sinh tích tụ trong dạ dày giúp lành những tổn thương ở niêm mạc dạ dày.
Cá hồi
Thực phẩm cá hồi có chứa chất kháng viêm, nhiều omega 3 làm nhanh lành tổn thương trong dạ dày. Cá hồi cũng cung cấp nhiều chất đạm dễ tiêu hóa, giúp xây dựng lên các tế bào mới thay thế cho các mô bị bệnh ở niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên bạn chỉ nên ăn cá hồi từ 2 – 3 bữa/tuần để không gặp tình trạng thừa chất dinh dưỡng.
Sữa chua
Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho dạ dày, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm táo bón, tiêu chảy, kích thích tái tạo tổn thương ở niêm mạc ruột.
Nước
Ngoài việc bổ sung các loại thực phẩm phù hợp, người bệnh cũng cần phải đảm bảo việc bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể (2-2,5l lít nước mỗi ngày). Chất lỏng có tác dụng làm dịu kích ứng ở niêm mạc dạ dày, hỗ trợ đào thải độc tố, vi khuẩn có hại cùng axit dư thừa ra khỏi dạ dày, hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa diễn ra bình thường.
3. Đau dạ dày kiêng ăn gì?
Bên cạnh quan tâm đến bị đau dạ dày nên ăn gì, một số loại thực phẩm không phù hợp có thể thúc đẩy cơn đau bùng phát dữ dội, làm chậm quá trình điều trị bệnh đau dạ dày. Dưới đây là những loại thực phẩm mà người bị đau dạ dày nên tránh:
Sữa và các sản phẩm từ sữa
Ngoại trừ sữa chua, sữa tươi hay những loại chế phẩm từ sữa khác được khuyến nghị không nên sử dụng nếu bạn bị đau dạ dày. Những loại thực phẩm này gây cảm giác khó tiêu, làm cơn đau dạ dày tăng nặng hơn.
Đồ chiên xào
Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ và chất béo được sử dụng thường xuyên làm ảnh hưởng không tốt đến tim mạch và hệ tiêu hóa. Khiến bạn đối mặt với các triệu chứng như đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy v.v.
Thức ăn cay, nóng
Thức ăn cay, nóng có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và làm các cơ trơn trong ruột co thắt mạnh hơn, thậm chí khiến cho vết loét dạ dày lan rộng, từ đó làm nặng hơn cơn đau cũng như cảm giác nóng rát, khó chịu trong dạ dày.
Đường
Các loại thức ăn/ đồ uống chứa nhiều đường chẳng hạn như bánh ngọt, kẹo, nước ngọt v.v. sử dụng trong thời gian mắc bệnh đau dạ dày có thể gây tiêu chảy và kích thích sản xuất nhiều axit trong dịch vị, khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
Bia, rượu
Bia, rượu (hay các thức uống có cồn nói chung) là những thủ phạm gây đau dạ dày hàng đầu, khiến cho cơ thể bị mất nước, táo bón và khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương nếu sử dụng lâu dài.
4. Bác sĩ điều trị đau dạ dày
BSCKII. Lê Kim Sang đã có hơn 30 năm kinh nghiệm điều trị trong lĩnh vực nội soi và nội tiêu hóa.
ThS. BS. Trần Quang Đại tốt nghiệp trường Đại học Y Dược TP HCM và đã có 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị Ngoại tổng hợp.
Phòng khám Vigor Health có hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc chăm sóc, thăm khám sức khỏe và chữa bệnh.
Bài viết đã cung cấp cho người đọc những thông tin cần thiết về đau dạ dày nên ăn gì. Việc xây dựng chế độ ăn uống phù hợp là vô cùng quan trọng đối với người bị đau dạ dày, tuy nhiên đây chỉ là biện pháp hỗ trợ giúp cho việc điều trị đau dạ dày tiến triển nhanh hơn. Để chấm dứt hoàn toàn cơn đau dạ dày, bạn nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ hoặc phòng khám tiêu hóa uy tín.
Đọc thêm:
Nguồn tham khảo: Webmd