Tăng nhãn áp là gì? 12 cách hạ nhãn áp hiệu quả nhất hiện nay

Tăng nhãn áp hay glocom còn được gọi là chứng bệnh thiên đầu thống trong y học cổ truyền. Đây vốn dĩ là căn bệnh nguy hiểm có thể gây mù lòa nếu không có cách hạ nhãn áp kịp thời. 

tăng nhãn áp

Theo nhiều kết quả khảo sát, tăng nhãn áp là nguyên nhân gây mù lòa xếp thứ hai chỉ đứng sau bệnh đục thủy tinh thể. Hiện nay, tăng nhãn áp không chỉ xuất hiện ở những người trưởng thành, người cao tuổi mà còn gặp ở trẻ em, thanh thiếu niên. 

Do đó, tăng nhãn áp nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới tăng áp lực trong mắt, làm tổn thương nghiêm trọng thần kinh thị giác, lâu dần sẽ gây mất thị lực vĩnh viễn. Vậy có những cách hạ nhãn áp hiệu quả hiện nay cho bệnh nhân glocom? Hãy cùng Diab tìm hiểu qua bài viết này.

Tăng nhãn áp là căn bệnh như thế nào?

Khái niệm

Tăng nhãn áp thông thường còn được gọi là bệnh glocom, cườm nước, glaucoma hay trong y học cổ truyền gọi là chứng thiên đầu thống. Tăng nhãn áp chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra mù lòa không thể hồi phục vì bệnh lý này thường tiến triển chậm và không có triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu. Vì vậy, khi người bệnh phát hiện ra bệnh thì bệnh đã trở nên nghiêm trọng. Có thể nói glocom là “kẻ trộm tầm nhìn”.

Phân loại

Bệnh tăng nhãn áp là một căn bệnh phức tạp, với nhiều biểu hiện và giai đoạn cũng như nguyên nhân khác nhau. Do đó, bệnh được phân ra thành nhiều loại khác nhau. Dưới đây là các phân loại tăng nhãn áp phổ biến ở Việt Nam.

Tăng nhãn áp nguyên phát

  • Tăng nhãn áp góc đóng nguyên phát bao gồm:
    • Tăng nhãn áp góc đóng cơn cấp: Có thể xuất hiện lần đầu hoặc sau những cơn sơ phát trước đó.
    • Tăng nhãn áp góc đóng bán cấp: Là biểu hiện của những giai đoạn góc đóng không hoàn toàn nhưng nhẹ hơn.
    • Tăng nhãn áp góc đóng mạn tính: Là tình trạng có thể xảy ra sau tăng nhãn áp góc đóng cấp hoặc khi góc tiền phòng đóng dần và nhãn áp tăng dần.
  • Tăng nhãn áp góc mở nguyên phát: 

Là loại tăng nhãn áp diễn tiến âm thầm, lần lượt qua từng giai đoạn. Thường khi phát hiện ra bệnh đã nặng, thị lực ngày càng giảm dần và trong giai đoạn tiến triển. Bệnh thường gặp ở hai mắt nhưng có thể nặng hơn ở một mắt.

Tăng nhãn áp thứ phát 

Thường xuất hiện sau những rối loạn tại mắt và toàn thân, là loại glocom do chấn thương, viêm màng bồ đào, bệnh lý thể thủy tinh, thủng động mạch cảnh – xoang hang,…

Tăng nhãn áp bẩm sinh

Do có sự phát triển bất thường của góc tiền phòng, có thể có hoặc không kết hợp với những dị thường khác ở mắt và toàn thân.

Tình trạng bệnh tăng nhãn áp hiện nay

Có khoảng 3 triệu người Mỹ và 64 triệu người trên thế giới bị tăng nhãn áp, nhưng chỉ 50% được phát hiện. bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng gặp phổ biến hơn ở những người trên 60 tuổi. Riêng tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh ở một hoặc hai mắt là 2,5% số người trên 40 tuổi và tăng nhãn áp góc đóng nguyên phát là bệnh hay gặp nhất trên người Việt Nam.

Theo số liệu thống kê về bệnh tăng nhãn áp cho thấy rằng, dự báo có tới 111,8 triệu người được dự án là tăng nhãn áp (glocom) vào năm 2040 với khoảng 90% người bị tăng nhãn áp không được phát hiện ở các nước đang phát triển. Cứ 200 người ở độ tuổi 40 thì có 1 người bị bệnh glocom, đồng thời tỷ lệ này tăng lên ⅛ ở độ tuổi 80.

Nguyên nhân tăng nhãn áp

Nguyên nhân tăng nhãn áp thường do tăng áp suất của thủy dịch trong mắt người bệnh, làm tổn thương dây thần kinh thị giác. Tùy thuộc vào áp lực thủy dịch trong mắt mà mức độ tổn thương thần kinh thị giác khác nhau ở mỗi người.

Thông thường, thủy dịch là chất lỏng trong suốt do mắt tiết ra để nuôi dưỡng và giữ hình dạng phồng cho mắt. Chất lỏng này thường thoát ra ngoài qua góc tiền phòng hoặc dẫn lưu. Nếu xảy ra tổn thương ở các góc này thì tốc độ thủy dịch tạo ra ở mắt lớn hơn tốc độ thủy dịch thoát ra sẽ dẫn ngay đến tình trạng tăng áp lực trong mắt.

Chính áp lực này lâu ngày sẽ làm tổn thương dây thần kinh thị giác sau mắt gây ra tình trạng suy giảm thị lực không thể phục hồi, nghiêm trọng hơn có thể mù lòa. Các yếu tố có nguy cơ dễ gây tăng nhãn áp như:

  • Nhãn áp cao liên tục trên 27mmHg.
  • Bệnh đái tháo đường thường dễ mắc bệnh võng mạc tiểu đường ngăn chặn hệ thống thoát thủy dịch ở mắt.
  • Cận thị hoặc viễn thị, nhất là những người bị cận thị trên 8 độ.
  • Tiền sử chấn thương mắt như đụng dập, chấn thương thể thao, phẫu thuật mắt nhiều lần,…
  • Huyết áp cao hoặc thấp.
  • Sử dụng thuốc corticoid kéo dài trong quá khứ hoặc hiện tại.
  • Tiền sử gia đình mắc glocom vì glocom thể phổ biến nhất là glocom góc mở có tính di truyền.
  • Dân tộc châu Á, châu Mỹ gốc Latinh như Tây Ban Nha hoặc châu Phi
  • Người trên 50 tuổi.

Triệu chứng tăng nhãn áp

Các triệu chứng tăng nhãn áp thường hay xuất hiện về đêm, đột ngột và dữ dội với các biểu hiện như sau:

  • Đau nhức vùng hốc mắt sau đó lan lên nửa đầu.
  • Nhìn mờ, cảm giác như có màn sương trước mặt.
  • Thấy quầng xanh đỏ khi nhìn vào bóng đèn.
  • Có thể nôn hoặc buồn nôn.
  • Mí mắt bị co quắp, hơi phù nề và khó mở mắt.
  • Kết mạc bị phù nề.
  • Tiền phòng rất nông do mống mắt áp sát vào giác mạc.
  • Đồng tử giãn và mất phản xạ.
  • Nhãn áp tăng cao, có thể trên 30mmHg; sờ nhãn cầu thấy cứng.
  • Góc tiền phòng đóng hoàn toàn trên 360 độ.
 tăng nhãn áp

Tăng nhãn áp gây đau nhức vùng mắt

=> Xem thêm: Các bệnh về mắt thường gặp ai cũng nên biết

Tăng nhãn áp nguy hiểm như thế nào?

Tăng nhãn áp sẽ nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bên cạnh đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực:

  • Nguy cơ dẫn đến mù lòa cho đôi mắt, khó khăn trong điều trị bệnh.
  • Làm giảm chất lượng sống của bệnh nhân do ảnh hưởng đến tầm nhìn, khả năng quan sát trong sinh hoạt hàng ngày, tham gia giao thông, làm việc, thậm chí khó thực hiện hoạt động sinh hoạt cá nhân,…
  • Người bệnh dễ mắc trầm cảm, căng thẳng, tinh thần sa sút, sợ hãi.

=> Xem thêm: Những nguyên nhân dẫn đến mù lòa (khiếm thị) bạn nên biết

Cách hạ nhãn áp bằng phương pháp y khoa

Cách hạ nhãn áp theo những phương pháp hiện nay đó chính là điều chỉnh nhãn áp để không gây tổn thương đến thần kinh thị giác và võng mạc bằng các loại thuốc uống, nhỏ mắt hoặc can thiệp bằng phẫu thuật.

Điều trị nội khoa

Thuốc Pilocarpin

  • Thuộc nhóm thuốc đối giao cảm làm co đồng tử, tăng cường lưu thông thủy dịch từ tiền phòng qua vùng bè.
  • Dạng gel pilocarpin hydroclorid 2%, 4% tra mắt dùng trong thời gian dài giúp điều trị glocom góc mở mạn tính, không sung huyết. Người lớn tra 1 giọt x 4 lần/ ngày.
  • Dạng nhỏ mắt pilocarpin hydroclorid 2%, 4%; pilocarpin nitrat 2%, 4% sử dụng khi cần giảm nhãn áp nhanh hoặc co đồng tử mạnh khi cấp cứu glocom góc đóng cấp tính trước khi phẫu thuật. Người lớn nhỏ 1 giọt (2%) vào mắt 10 phút/ lần, trong 30 – 60 phút, sau đó nhỏ 1 giọt cứ 1 – 3 giờ/ lần đến khi hạ nhãn áp.

Thuốc Timolol (chẹn β1 – β2) hoặc Betaxolol (chẹn β1)

  • Là thuốc thuộc nhóm ức chế thụ thể β không chọn lọc. Thuốc có tác dụng giảm sản xuất thủy dịch và tăng lưu thông thủy dịch qua vùng bè.
  • Dạng nhỏ mắt Timolol maleate 0,25% dùng cho bệnh nhân glocom góc mở với liều 1 giọt x 2 lần/ ngày. Nếu không đáp ứng giảm nhãn áp có thể tăng 1 giọt 0,5% x 2 lần/ ngày.

Thuốc Epinephrin

  • Có tác dụng giãn đồng tử yếu nên giảm lượng thủy dịch do thể mi tiết.
  • Dạng nhỏ mắt Epinephrin hydroclorid 1% dùng cho người bị glocom góc mở nguyên phát với liều 1 giọt/ 8 giờ/ lần.

Thuốc Acetazolamid 250 mg

  • Thuốc có tác dụng ức chế enzyme carbonic anhydrase nên sẽ giảm tạo ion H+ và HCO3- từ nước và CO2, hạn chế vận chuyển tích cực các ion này trong nội mô, vì vậy làm giảm sản xuất thủy dịch của thể mi.
  • Dạng viên uống cho bệnh nhân glocom góc đóng và glocom góc mở với liều 1 viên 250mg/ 6 giờ/ lần. Sau đó dùng 500 mg/ 12 giờ/ lần.

Thuốc tăng thẩm thấu

  • Manitol 15 – 20%: truyền tĩnh mạch 1,5 mg/kg trong 30 – 60 phút có tác dụng làm tăng áp lực thẩm thấu của máu và thủy dịch đó rút nước từ thủy dịch ra, làm hạ nhãn áp.

Thuốc Lidocain 2%

  • Pha với 1 ml Ethanol 90% để chích hậu cầu trong các ca glocom tuyệt đối, trước khi có chỉ định cắt bỏ nhãn cầu.
tăng nhãn áp

Thuốc dạng nhỏ mắt thường dùng trị tăng nhãn áp

Điều trị bằng cách phẫu thuật glocom

Khi sử dụng thuốc không có kết quả, cần phẫu thuật glocom để hạ nhãn áp, ngăn ngừa tổn hại đến thần kinh thị giác.

Phẫu thuật lỗ dò

  • Cắt bè củng mạc:
    • Trước mổ: Hạ nhãn áp bằng Acetazolamid 250mg. Ngừng thuốc Adrenergic.
    • Trong mổ:
      • Nên chọc tiền phòng, hạ nhãn áp để phòng xuất huyết.
      • Cắt củng mạc có hình tam giác hoặc chữ nhật, cắt bè củng mạc.
      • Cắt mống chu biên, tránh bít lỗ cắt.
  • Sau mổ:
  • Thuốc liệt thể mi Atropin 1% nhỏ 2 lần/ngày.
  • Kháng sinh uống và nhỏ.
  • Corticoid uống và nhỏ.
  • Cắt mống chu biên:
  • Mổ ngừa mắt bằng: Laser mống mắt chu biên.

Phẫu thuật hỗn hợp

  • Cắt bè phối hợp với lấy thể thủy tinh trong bao và ngoài bao.
  • Cắt bè phối hợp với lấy thể thủy tinh và đặt thể thủy tinh nhân tạo hậu phòng.
 tăng nhãn áp

Cần kiểm tra mắt trước khi phẫu thuật tăng nhãn áp

=> Xem thêm: Ghép giác mạc và 8 thông tin quan trọng bạn cần lưu lại

Cách hạ nhãn áp theo y học cổ truyền

Ngoài các phương pháp tây y được dùng để chữa trị bệnh tăng nhãn áp thì hiện nay đã có các cách hạ nhãn áp bằng các thuốc có nguồn gốc thực vật, châm cứu, xúc giác…. 

Tất cả liệu pháp trên được gọi là phương pháp chữa trị theo y học cổ truyền, bản chất của phương pháp này là sử dụng các thảo dược tự nhiên cùng với các hoạt chất sinh học tác động trên những huyệt đạo vùng mắt cho nhiều ưu điểm như sau: 

  • Cho tác dụng và hiệu quả tăng dần theo thời gian điều trị
  • Tác dụng toàn diện: Có khả năng cải thiện các triệu chứng căng tức, đau nhức, sưng đỏ,… đồng thời bảo vệ, nuôi dưỡng phục hồi các tế bào thần kinh thị lực nhằm cải thiện chức năng của mắt.
  • Hạn chế gây ra các tác dụng phụ, biến chứng hại mắt như dùng các thuốc hóa dược, phẫu thuật trực tiếp trên mắt.

Các thảo dược, hoạt chất tự nhiên được dùng để chữa trị chứng thiên đầu thống, tên gọi khác của bệnh tăng nhãn áp trong đông y với những thành phần chính như: Bạch quả, Cúc hoa, Câu kỷ tử, Hạ khô thảo, Lutein, Zeaxanthin, …. Những thành phần này sẽ mang lại những hiệu quả sau đây:

  • Tham gia cấu tạo, củng cố cấu trúc hệ thống dây thần kinh thị giác.
  • Tăng cường quá trình trao đổi chất, từ đó loại bỏ các gốc tự do gây hại đến dây thần kinh thị giác cùng các bộ phận khác của mắt.
  • Ngăn ngừa các tác nhân gây hại cho mắt từ môi trường bên ngoài như: Tia cực tím, khói bụi, vi khuẩn,…

Bạch quả (Ngân hạnh)

Bạch quả – Ginkgo biloba được sử dụng chủ yếu dạng chiết xuất từ lá với tiêu chuẩn 24% flavonoid và 6% terpenoid. Có tác dụng làm tăng lưu lượng máu và đóng vai trò trong cách các dẫn truyền thần kinh ở vùng mắt.

Với trường hợp tăng nhãn áp không cao (Normal-Tension Glaucoma), liều dùng chiết xuất lá Bạch quả được khuyến cáo với 40mg uống 3 lần mỗi ngày trong 4 tuần. 

tăng nhãn áp

Bạch quả hỗ trợ tăng lưu lượng máu đến mắt

Câu kỷ tử

Thành phần chính trong Câu kỷ tử – Lycium barbarum là các beta carotenoid, flavonoid và các hợp chất phenol. Các hoạt chất này đa số đều có khả năng chống oxy hóa mạnh, chống viêm và bảo vệ tế bào thần kinh, giúp phòng và điều trị các bệnh lý đáy mắt như tăng nhãn áp.

Theo Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Câu kỷ tử được xem là vị thuốc bổ có tác dụng ngừa hoa mắt, thị lực giảm với liều dùng 6 – 12g/ ngày dùng để sắc nước uống, chế thành cao, ngâm rượu hoặc các dạng hoàn tán.

 tăng nhãn áp

Câu kỷ tử giúp tăng cường bảo vệ đôi mắt

Cúc hoa trắng (Bạch cúc)

Theo y học cổ truyền; Cúc hoa trắng – Chrysanthemum morifolium có vị ngọt, đắng, tính hơi hàn; trên bệnh tăng nhãn áp có tác dụng làm sáng mắt, đỡ nhức đầu. Liều dùng 9 – 15g/ ngày ở dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.

Theo kinh nghiệm dân gian ở nước ta cũng như Trung Quốc, Cúc hoa trắng được dùng làm vị thuốc chữa các chứng như nhức đầu, đau mắt, chảy nước mắt, đau dây thần kinh thị giác (các biểu hiện của tăng nhãn áp) và tăng huyết áp (nguyên nhân gây ra nhãn áp cao).

 tăng nhãn áp

Uống trà Cúc hoa trắng để phòng ngừa tăng nhãn áp

Việt quất hoang (Bilberry)

Hoạt chất Anthocyanin có trong Bilberry có tác dụng chống oxy hóa mạnh, thải trừ các gốc tự do – tác nhân phá vỡ cấu trúc collagen, dẫn đến các bệnh về mắt (giác mạc ở mắt).  

Đối với tăng nhãn áp, lối thoát của thủy dịch ở mắt bị cản trở hoặc tắc nghẽn làm tăng áp lực nội nhãn, dẫn đến tổn thương thần kinh thị giác và lớp sợi thần kinh ở võng mạc gây mất thị lực. Vì vậy, Anthocyanin có tác dụng bảo vệ cấu trúc collagen cho thủy dịch lưu thông vào ra nhãn cầu liên tục giúp cân bằng áp lực nội nhãn nhờ đó mà giúp cải thiện bệnh tăng nhãn áp, với liều khuyến cáo 160mg x 2 lần/ ngày.

 tăng nhãn áp

Bilberry – khắc tinh hàng đầu của bệnh tăng nhãn áp

Nguồn tham khảo