Cườm nước – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Mổ cườm nước hay phẫu thuật glaucoma không phải là cách duy nhất để điều trị bệnh. Tuy nhiên, nếu các phương pháp khác không giúp ích cho bệnh nhân thì phẫu thuật là phương án cuối cùng khả thi.

Bệnh glaucoma là chuyển biến xấu của tình trạng tăng nhãn áp. Tăng nhãn áp là khi nước ở trong mắt không thể thoát ra ngoài như bình thường, gây nên áp lực trong mắt gọi là áp lực nội nhãn. Sự tăng áp lực này kéo dài dẫn đến tổn thương thần kinh thị giác và giảm thị lực, giảm tầm nhìn.

Biểu hiện của bệnh nhân cườm nước

Có 2 loại bệnh cườm nước: Loại tiến triển nhanh (cấp tính) và loại tiến triển âm thầm, mạn tính. Có trường hợp bệnh nhân bị cườm nước ở một mắt nhưng cũng có người bị bệnh ở cả hai mắt.

Ở dạng tiến triển cấp tính, người bệnh thấy nhức mắt, nhức nửa đầu, đôi khi rất dữ dội, có thể kèm theo buồn nôn hay nôn mửa, đau bụng, nhìn thấy các màu giống “cầu vồng”, hay thị lực giảm sút (nhìn mờ), mắt đỏ, cảm giác căng cứng, đồng tử giãn (con ngươi nở lớn).

Dạng mạn tính thì rất khó nhận biết, thường người bệnh chỉ có cảm giác xốn mắt, mắt mỏi, đôi khi nhìn mờ. Ở cả hai trường hợp cấp tính hoặc mãn tính, bệnh nhân đều bị tổn thương thần kinh thị giác, thị lực bị mất sẽ không thể phụ hồi. Vì vậy, khám mắt định kỳ để phát hiện sớm nguy cơ bệnh glaucoma là điều cần thiết cho mọi lứa tuổi.

Trẻ em bị bệnh cườm nước có các biểu hiện: Sợ ánh sáng, khi bật đèn bé sẽ khóc thét lên, nếu bé còn bú mẹ thì lúc bú no bé vẫn úp mặt vào ngực mẹ, không khóc mà chảy nước mắt nhiều ở cả hai bên mắt và hay nheo mắt. Trẻ bị bệnh cườm nước, từ 6 tháng trở lên, thị lực sẽ giảm dần, gia đình dễ phát hiện qua hội chứng “mắt trâu”, tức mắt của bé sẽ nở to tròn, con ngươi to như mắt trâu.

cườm nước
Tầm nhìn của người bị bệnh cườm nước

Khi nào thì cần phẫu thuật cườm nước?

Bác sĩ nhãn khoa sẽ cho bạn thuốc nhỏ mắt theo toa hoặc thuốc uống để giảm áp lực trong mắt. Nếu thuốc không có tác dụng, phẫu thuật là bước tiếp theo.

Nếu thuốc điều trị glaucoma gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như huyết áp cao, tim đập nhanh, … mổ cườm nước là cách thay thế. Một số người cần phẫu thuật glaucoma lập tức nếu nhãn áp của họ cao và có nguy cơ gây mù lòa.

cườm nước
Chỉ định phẫu thuật cườm nước đối với trường hợp nặng

Những điều cần biết về mổ cườm nước

Mổ cườm nước thông thường là thủ thuật cắt tạo lỗ thoát nước để giảm nhãn áp. Lỗ thoát nước này cho phép dịch nội nhãn đi qua các ống dẫn lưu bị tắc và chảy ra khỏi ống dẫn lưu nhân tạo mới này.

Phẫu thuật có thể giúp hạ áp lực nội nhãn thay thế cho việc điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, mổ cườm nước không giúp lấy lại thị lực đã mất. Quá trình mổ cườm nước được thực hiện bởi bác sĩ chuyên nhãn khoa thường diễn ra nhanh chóng, không đau đớn.

cườm nước
Những điều cần biết về mổ cườm nước

Chi phí mổ cườm nước

Chi phí mổ cườm nước phụ thuộc tình trạng bệnh cườm nước và thủ thuật mổ sẽ được bác sĩ Trịnh Bạch Tuyết tư vấn kỹ càng theo tình trạng của bệnh nhân.

Chăm sóc mắt đúng cách sau khi mổ cườm nước

Mắt bạn có thể nhìn mờ một chút ngay sau khi điều trị. Mắt cũng có thể cảm thấy hơi đau. Trong vài giờ sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ kiểm tra nhãn áp của bạn. Hãy nhờ người đưa bạn về nhà sau khi phẫu thuật.

Sau khi phẫu thuật, bạn sẽ nghỉ ngơi ở nhà khoảng một tuần. Không lái xe, đọc sách, cúi gập người hoặc nâng bất cứ vật gì nặng trong tối đa 4 tuần. Không để nước vào mắt. Mắt của bạn có thể sưng, đỏ, đau hoặc chảy nước mắt.

cườm nước
Mắt của bạn có thể sưng, đỏ, đau hoặc chảy nước mắt sau khi mổ cườm nước

Như vậy, mổ cườm nước là phương án thay thế cho việc uống thuốc và nhỏ thuốc nếu như bệnh nhân bị đồng thời các bệnh lý khác. Việc mổ cườm nước nếu chần chừ không được thực hiện sớm thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến thị lực bởi vì tác động của áp lực nội nhãn.

Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, hãy đặt lịch khám để được tư vấn tốt nhất