Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn lựu được không? Những lưu ý cần biết

Lựu là một loại trái cây giàu dinh dưỡng và chứa nhiều vitamin quan trọng cho sức khỏe, đặc biệt là với thai phụ. Tuy nhiên, với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thì việc ăn lựu có an toàn hay không? Hãy cùng Docosan tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tiểu đường thai kỳ ăn lựu được không?

Tiểu đường thai kỳ có ăn lựu được không? Câu trả lời ở đây là có. Khi mang thai, việc xem xét kỹ lưỡng mức độ dinh dưỡng và sự an toàn của thực phẩm để bổ sung những dưỡng chất tốt nhất cho thai nhi là điều vô cùng cần thiết, đặc biệt là khi mẹ bầu còn đang mắc đái tháo đường thai kỳ. Lựu có một số đặc tính như sau:

  • Cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng quả lựu có thể cung cấp cho phụ nữ mang thai các chất như vitamin K, canxi, vitamin B9, sắt và chất xơ. Những dưỡng chất này giúp cải thiện sức khỏe cho mẹ bầu và bảo vệ thai nhi trong suốt thai kỳ.
  • Chỉ số đường huyết (GI) thấp: Lựu có chỉ số đường huyết vào khoảng 35-50, do đó việc ăn lựu sẽ không làm tăng nhanh mức đường huyết lên cao, nên rất phù hợp cho mẹ bầu mắc đái tháo đường thai kỳ.
  • Chống oxy hóa: Các chất chống oxy hóa như anthocyanin và punicalagin, giúp ngăn chặn biến chứng viêm nhiễm liên quan đến bệnh lý đái tháo đường ở thai phụ. Đối với thai nhi, các chất chống oxy hóa trong nước ép lựu giúp giảm nguy cơ tổn thương nhau thai và làm giảm chu kỳ chết tế bào tự nhiên ở thai, điều này sẽ giúp tế bào của thai nhi phát triển tốt hơn.
  • Cải thiện tình trạng đề kháng insulin: Lựu giúp giảm lượng đường huyết lúc đói và tăng cường chức năng tế bào beta tuyến tụy của cơ thể. Đặc biệt, hàm lượng chất xơ phong phú trong quả lựu giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường tạo cảm giác no lâu và hỗ trợ ổn định lượng đường huyết cho bà bầu mắc đái tháo đường thai kỳ đang điều trị theo dõi chế độ ăn.
Lựu có chỉ số đường huyết thấp nên phù hợp với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ
Lựu có chỉ số đường huyết thấp nên phù hợp với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Lợi ích của lựu đối với sức khỏe mẹ bầu

Lựu là một thực phẩm dinh dưỡng hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và không cần kiêng cữ đối với sản phụ, đặc biệt là những người mắc đái tháo đường thai kỳ. Dưới đây là một số lợi ích thiết yếu mà lựu mang lại cho mẹ bầu:

  • Ngăn ngừa các nguy cơ khi mang thai: Lựu chứa nhiều chất chống oxy hóa và cung cấp dồi dào vitamin C, K, B9, giúp giảm nguy cơ sinh non, thai nhẹ cân, tiền sản giật…
  • Hỗ trợ tim mạch trong thai kỳ: Lựu có các chất chống oxy hóa giúp giảm cholesterol xấu (LDL), hạn chế tình trạng tắc nghẽn động mạch. Ngoài ra, nó còn giúp ổn định huyết áp ở những sản phụ có nguy cơ bị tiền sản giật hoặc mắc bệnh tăng huyết áp.
  • Giảm quá trình oxy hóa trong cơ thể: Với hàm lượng chất chống oxy hóa như punicalagin, lựu giúp bảo vệ não thai nhi trong thai kỳ, đồng thời hạn chế viêm nhiễm, đặc biệt ở sản phụ mắc đái tháo đường.
  • Tăng cường sức đề kháng: Nhờ chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa, lựu giúp tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ.
  • Phòng ngừa và cải thiện táo bón: Khi ăn trực tiếp, lựu cung cấp nhiều chất xơ, giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa cho sản phụ và phòng ngừa táo bón.
  • Hỗ trợ điều chỉnh nội tiết tố: Lựu giàu vitamin C, K, canxi, B9, và sắt, cung cấp các khoáng chất thiết yếu cho thai kỳ, đồng thời giúp ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt ở mẹ bầu.
  • Giảm nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ: Lựu có chỉ số GI thấp (chuyển hóa đường chậm), giúp kiểm soát mức đường huyết ổn định trong thai kỳ.
  • Giảm viêm và loét do viêm đại tràng: Các hợp chất chống viêm trong lựu có thể giúp giảm tình trạng viêm và loét trong các trường hợp viêm đại tràng.
Lựu có các chất chống oxy hóa giúp giảm cholesterol xấu (LDL), hạn chế tình trạng tắc nghẽn động mạch và ổn định huyết áp
Lựu có các chất chống oxy hóa giúp giảm cholesterol xấu (LDL), hạn chế tình trạng tắc nghẽn động mạch và ổn định huyết áp

Lợi ích của lựu đối với sức khỏe thai nhi

Bên cạnh những lợi ích dành cho thai phụ, lựu còn cung cấp những chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của thai nhi, bao gồm:

  • Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh: Nhờ chứa nhiều folate (vitamin B9) giúp giảm nguy cơ các dị tật thai như như dị tật ống thần kinh, tật nứt đốt sống.
  • Bảo vệ thần kinh cho thai nhi: Lựu giúp giảm tổn thương ở não thai nhi trong trường hợp cơ thể mẹ bị viêm, nhờ khả năng ức chế phản ứng viêm. Hợp chất polyphenol trong lựu có thể hỗ trợ bảo vệ thần kinh ở trẻ sơ sinh bị thiếu oxy – thiếu máu cục bộ do hạn chế tăng trưởng trong tử cung.
  • Giảm thiểu tổn thương ngoại sinh đối với nhau thai: Việc sử dụng nước ép lựu cho thấy các chất chống oxy hóa mạnh trong lựu giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu oxy cho thai nhi do căng thẳng thai kỳ, đồng thờ tăng cường khả năng bảo vệ phôi thai giai đoạn sớm.
  • Hỗ trợ phát triển xương của thai nhi: Lựu chứa nhiều vitamin K, giúp cung cấp dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển xương khỏe mạnh của thai nhi.
Lựu chứa nhiều folate (vitamin B9) giúp giảm nguy cơ các dị tật ống thần kinh ở thai nhi
Lựu chứa nhiều folate (vitamin B9) giúp giảm nguy cơ các dị tật ống thần kinh ở thai nhi

Cần lưu ý gì khi ăn lựu đối với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Tóm lại, lựu là một loại trái cây bổ dưỡng và khá an toàn cho phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ. Tuy nhiên, các mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau khi đưa lựu vào thực đơn:

  • Bổ sung lựu trực tiếp thay vì nước ép: Ăn lựu nguyên quả giúp giữ lại chất xơ, hỗ trợ ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa và làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu, từ đó giảm nguy cơ tăng đường huyết sau ăn.
  • Lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng: Ưu tiên chọn trái cây có nguồn gốc đảm bảo, có thể là loại vô cơ hoặc hữu cơ. Tránh sử dụng quả bị dập, và bảo quản trái cây ở khu vực riêng với sản phẩm tươi sống để hạn chế khả năng lây nhiễm vi khuẩn.
  • Lập kế hoạch dinh dưỡng hợp lý: Bên cạnh bổ sung các loại trái cây giàu đường như lựu, táo, nho,… Phụ nữ mang thai nên cân đối với các nhóm thực phẩm khác chứa đường như tinh bột, hạt, ngũ cốc để đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ và đa dạng. Ngoài ra, mẹ bầu có thể cân nhắc sử dụng thêm thực phẩm chức năng hỗ trợ điều hòa đường huyết như Diavit để nâng cao sức khỏe mẹ và bé.
  • Ưu tiên bổ sung trong tam cá nguyệt đầu: Lựu chứa hàm lượng vitamin B9 (folate) cao có vai trò giảm nguy cơ dị tật thai nhi nên được ưu tiên sử dụng trong những tháng đầu thai kỳ.
  • Tương tác thuốc, thực phẩm khác: Lựu có thể gây ảnh hưởng đến tác dụng của một số thuốc điều trị như nhóm thuốc statin (lovastatin, atorvastatin, rosuvastatin,…), nhóm thuốc chống đông máu (acenocoumarol, warfarin, heparin, aspirin,…). Do đó, thai phụ nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng chung.
Bổ sung lựu trực tiếp thay vì nước ép để giữ lại chất xơ giúp giảm nguy cơ tăng đường huyết sau ăn
Bổ sung lựu trực tiếp thay vì nước ép để giữ lại chất xơ giúp giảm nguy cơ tăng đường huyết sau ăn

Xem thêm:

Qua bài viết trên, hy vọng các mẹ bầu đã có thông tin bổ ích về lợi ích của quả lựu và cách dùng hợp lý trong thai kỳ. Hãy chia sẻ bài viết đến người thân và bạn bè cùng tìm hiểu các lợi ích tuyệt vời của lựu đối với sức khỏe nhé!

Nguồn tham khảo:

1. Fresh pomegranate juice ameliorates insulin resistance, enhances β-cell function, and decreases fasting serum glucose in type 2 diabetic patients

  • Link tham khảo: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25223711/
  • Nguồn tham khảo: 25/10/2024

2. Pomegranate is Good for Diabetes: Discover its Positive Impact on Blood Sugar

  • Link tham khảo: https://www.truemeds.in/blog/managing-diabetics-with-pomegranate-fruit
  • Nguồn tham khảo: 25/10/2024

3. Snacking on fruit can be a great way to boost vitamin intake in addition to curbing sugar cravings.

  • Link tham khảo: https://www.medicalnewstoday.com/articles/322757#the-best-fruits-to-eat-during-pregnancy
  • Nguồn tham khảo: 25/10/2024
Contact Me on Zalo