8 mẹo chữa đau mắt đỏ nhanh nhất, bạn nên áp dụng ngay

Khi bị đau mắt đỏ cần thực hiện thăm khám, điều trị kịp thời nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra trên mắt gây nên tình trạng mù lòa, suy giảm thị lực vĩnh viễn. Vậy, những nguyên nhân nào dễ gây nên đau mắt đỏ, các mẹo chữa đau mắt đỏ nhanh nhất ra sao? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu qua bài viết này.

mẹo chữa đau mắt đỏ nhanh nhất

Tổng quan về bệnh đau mắt đỏ

Thế nào là đau mắt đỏ?

Trong thuật ngữ y khoa, đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm kết mạc, đây là tình trạng nhiễm trùng mắt, xảy ra ở mọi lứa tuổi với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Bệnh thường khởi phát đột ngột, lúc đầu ở một mắt sau đó lây sang mắt kia.

Bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây lan trong cộng đồng qua đường hô hấp, tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch chảy từ mắt của người bệnh. Bệnh có thể không quá gây nguy hiểm nhưng dễ bùng phát thành ổ dịch lớn và một người có thể bị đau mắt đỏ nhiều lần.

Đặt lịch hẹn khám đau mắt đỏ:

Nguyên nhân nào gây ra đau mắt đỏ

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau mắt đỏ, có thể kể đến:

  • Nguyên nhân chủ yếu của bệnh đau mắt đỏ là do virus Adenovirus, Zoster virus.
  • Các vi khuẩn liên cầu, tụ cầu vàng, phế cầu cũng gây ra viêm ở mắt, dẫn đến đau mắt đỏ.
  • Dịch bệnh thường xảy ra từ mùa hè đến hết mùa thu, nắng mưa thất thường. độ ẩm môi trường cao, giao mùa,… là những thời điểm con người dễ bị mệt mỏi, hệ thống miễn dịch yếu nên dễ nhiễm bệnh.
  • Môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi, điều kiện vệ sinh kém, nước bẩn, sử dụng chung đồ sinh hoạt như khăn mặt, gối,… cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển và bùng thành dịch.

Triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ thường được biểu hiện thông qua những dấu hiệu sau:

  • Mắt bị đỏ và có ghèn.
  • Người bệnh thường đỏ một mắt trước, sau đó lan sang mắt thứ hai.
  • Người bệnh cảm thấy khó chịu ở mắt, cộm như có dị vật trong mắt, mắt nhiều ghèn, buổi sáng ngủ dậy hai mắt khó mở do nhiều ghèn dính chặt. Ghèn có thể màu xanh hoặc vàng tùy tác nhân gây bệnh.
  • Mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, nổi cộm, chảy nước mắt.
  • Khi bị đau mắt đỏ, cũng có thể thêm các triệu chứng như mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, hạch ở tai,…

Đặt hẹn khám đau mắt đỏ:

Biến chứng nguy hiểm của đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ tuy là căn bệnh khá lành tính nhưng nếu không được điều trị đúng cách có thể gây biến chứng cho đôi mắt như:

  • Xuất huyết kết mạc, có giả mạc: Biểu hiện mi sưng nề, phù mi và kết mạc, tím vùng quanh mi mắt, xuất huyết ở kết mạc, có thể màng trắng đục dính, che một phần hay toàn bộ kết mạc mi.
  • Viêm giác mạc: Biến chứng khá thường gặp khiến bệnh nhân khó chịu và thời gian điều trị cũng kéo dài.
  • Loét giác mạc: Biến chứng nặng nề làm giảm thị lực trầm trọng do vết tổn thương biểu mô giác mạc bị bội nhiễm vi khuẩn hoặc nấm.
  • Sẹo giác mạc: Quá trình viêm giác mạc, có giả mạc kết mạc. Sau khi điều trị bệnh ổn định có thể để lại các vết sẹo trên giác mạc.

Điều trị đau mắt đỏ ở đâu an toàn?

Phòng khám chuyên khoa mắt – BS.CKII. Lê Hồng Hà được thành lập vào năm 2016 tại quận Phú Nhuận, TPHCM. Là một trong những địa điểm thăm khám đáng tin cậy với chuyên môn khám và điều trị nhãn khoa như điều trị các bệnh lý: Đau mắt đỏ, đau mắt, viêm giác mạc, viêm kết mạc,…

Phòng khám do bác sĩ Huỳnh Thị Thu Ba (đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong việc chữa và khám mắt cho bệnh nhân, nguyên Trưởng khoa mắt bệnh viện An Sinh từ năm 2006 đến năm 2019) trực tiếp thăm khám.

Với mạng lưới rộng khắp cả nước, hoạt động ở lĩnh vực bệnh viện và chăm sóc sức khỏe chuyên sâu tất cả các bệnh về mắt. Bệnh viện được trang bị máy móc, thiết bị, vật tư hiện đại từ Mỹ và EU cùng với đó là đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, tu nghiệp và trở về từ nước ngoài.

Khoa mắt, phòng khám Vigor health chuyên khám, tư vấn và điều trị toàn diện các bệnh về mắt cho bệnh nhân mọi lứa tuổi với đội ngũ bác sĩ chuyên môn sâu về chăm sóc và điều trị các bệnh lý nhãn khoa:

  • Khám mắt
  • Bóc giả mắt kết mạc
  • Đau mắt đỏ, biến chứng từ đau mắt đỏ,…

Là phòng khám lớn tại TPHCM, khám và điều trị nhiều chuyên khoa, đặc biệt là chuyên khoa mắt. Phòng khám có những bác sĩ giỏi về điều trị đau mắt đỏ và các bệnh về mắt:

BSCKI. Đặng Phương Hạnh có hơn 30 năm kinh nghiệm chữa đau mắt đỏ, trong đó có 20 năm liên tục làm việc tại khoa mắt, bệnh viện Chợ Rẫy (1993 – 2013), tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa I mắt – Đại học Y dược TPHCM.

Bệnh viện mắt TPHCM là bệnh viện công lập, chuyên khoa hạng I chuyên điều trị các bệnh lý về mắt hàng đầu Việt Nam. Có đội ngũ chuyên gia trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm trong lâm sàng và nghiên cứu. Bệnh viện được đầu tư trang thiết bị hiện đại, kỹ thuật chẩn đoán và điều trị tiên tiến giúp chẩn đoán chính xác và hiệu quả hơn.

Mẹo điều trị đau mắt đỏ nhanh nhất

Cách chữa đau mắt đỏ nhanh nhất bằng thuốc nhỏ mắt

Dùng thuốc nhỏ mắt là cách điều trị đau mắt đỏ nhanh nhất, dưới đây là một số thuốc nhỏ mắt có thể tham khảo:

  • Nước muối sinh lý NaCl 0,9% (nước muối đẳng trương)
    • Làm sạch và dịu mắt bằng cách loại bỏ chất nhầy, dịch mắt và bụi bẩn.
    • Cung cấp ẩm cho mắt, giảm khô và đau mắt.
    • Rửa trông một phần khô mắt và đau mắt.
  • Nước mắt nhân tạo (Natri carboxymethylcellulose 0,5%; PEG 400 0,4%;…) thường dùng cho loại đau mắt đỏ không do vi khuẩn và giảm đau trong hồi phục. Và đây cũng chính là mẹo chữa đau mắt đỏ nhanh nhất cho bà bầu và an toàn trong thai kỳ. Tính chất tương tự nước mắt tự nhiên, giúp giảm khô mắt, đau rát, cấp ẩm cho mắt 
  • Thuốc kháng sinh được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp đau mắt đỏ do vi khuẩn, phần lớn các thuốc kháng sinh nhỏ mắt đều phải an toàn cho mẹ và thai nhi. Đây cũng là cách chữa đau mắt đỏ cho bà bầu nhanh nhất trong thời kỳ mang thai.
    • Nhóm Aminoglycosid (tobramycin, neomycin,…): Điều trị đau mắt đỏ do vi khuẩn gram âm gây ra, các triệu chứng đỏ viêm, ngứa hay chảy dịch sẽ đỡ sau vài ngày dùng thuốc.
    • Nhóm flouroquinolon (ofloxacin, ciprofloxacin, levofloxacin, moxifloxacin): Là nhóm kháng sinh diệt khuẩn phổ rộng trên cả gram âm và gram dương giúp ngăn chặn sự phát triển và nhân lên của vi khuẩn từ đó giảm triệu chứng đau mắt đỏ. Thuốc nên dùng tối đa trong 1 tuần, tình trạng viêm thường cải thiện sau 5 ngày và cần duy trì tiếp trong 2 – 3 ngày.

Hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng:

Cách chữa đau mắt đỏ nhanh nhất bằng cách chườm

Chườm lạnh là mẹo chữa đau mắt đỏ nhanh nhất bằng cách đắp một chiếc khăn ướt, mát lên mắt trong các trường hợp mắt phù nề sưng tấy đỏ. Những người bị viêm kết mạc có thể dùng kính bảo hộ tối màu để giúp giảm chứng sợ ánh sáng và ngừa chạm vào mắt thường xuyên.

Mẹo chữa đau mắt đỏ nhanh nhất với 6 loại thảo dược quý

Trong Đông y, có nhiều mẹo chữa đau mắt đỏ với các dược liệu từ tự nhiên, tác động toàn thân làm thanh can sáng mắt, mắt đỏ sưng đau, chảy nhiều nước mắt. Tùy theo mức độ nhiễm bệnh mà chọn dùng. Một số loại thảo dược chuyên trị cho đau mắt đỏ có thể kể đến:

Hạ khô thảo

Theo chuyên luận hạ khô thảo trong Dược điển Việt Nam V, vị thuốc có vị cay, đắng, tính hàn quy vào các kinh can, đởm. Hạ khô thảo có công năng thanh nhiệt giáng hỏa, minh mục, tán kết, tiêu sưng. Chủ trị trong các trường hợp mắt đỏ sưng đau, đau con ngươi, chảy nước mắt do viêm tuyến lệ, nhức đầu, chóng mặt,… Ngày dùng từ 9 đến 15g dưới dạng thuốc sắc, có thể phối hợp với các vị thuốc khác.

Cúc hoa vàng

Cúc hoa vàng còn có tên gọi khác là cam cúc, kim cúc; vị thuốc thường dùng là cụm hoa đã chế biến và phơi sấy khô. Trong thành phần hóa học của cúc hoa vàng chứa nhiều carotenoid như chrysanthemoxanthin cho tác dụng bảo vệ mắt.  

Trong đông y, cúc hoa có vị ngọt hơi đắng, tính mát quy vào các kinh tỳ vị, phế, thận. Chủ trị các chứng hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, đau mắt đỏ, chảy nhiều nước mắt, sưng đau,… Cúc hoa vàng thường kết hợp với một số loại dược liệu khác như xuyên khung, kinh giới… sau đó tán đều và chia thành các phần 4-6g để uống sau bữa ăn.

Bạch tật lê

Nhiều nghiên cứu thấy rằng, bạch tật lê chứa nhiều thành phần hóa học đa dạng thuộc các nhóm hợp chất alkaloid, saponin, tannin,… có tác dụng dược lý. Về tính chất, vị thuốc có vị đắng, hơi cay vào kinh can và phế. Theo Y học cổ truyền, bạch tật lê có công dụng hành huyết, tán phong, bình can và thẳng thấp. Chủ trị người bị đau mắt đỏ, đau đầu,…

Một số mẹo chữa đau mắt đỏ nhanh nhất từ bạch tật lê:

  • Cách 1: Bỏ quả bạch tật lê vào chén trà, hãm nóng rồi đưa mắt vào hơi nước để giảm đau.
  • Cách 2: Đem đun 9g bạch cúc với 12g quả bạch tật lê với 3 chén nước, sắc còn lại khoảng 2 chén, chia thành 2 lần uống sáng và tối.

Thảo quyết minh

Theo nhiều tài liệu cổ, thảo quyết minh có vị mặn, tính bình vào hai kinh can và thận với tác dụng thanh can, ích thận, sáng mắt,… Dùng chữa thong manh có màng, mắt đỏ, nhiều nước mắt. Hiện nay, nhân dân dùng thảo quyết minh để làm sáng mắt, trị hoa mắt. Liều dùng ngày 5 – 10g dạng thuốc sắc, thuốc bột hay viên.

Mẹo chữa đau mắt đỏ nhanh nhất với thảo quyết minh:

  • Đun nấu thảo quyết minh 15g, long đởm 3g, hoàng bá 5g với 300ml, sắc còn 150ml chia làm 3 lần uống trong ngày.

Dành dành

Ở các công trình nghiên cứu, cho thấy dành dành là vị thuốc điều trị các nhóm bệnh khác nhau có ích cho sức khỏe con người. Trong đông y, dành dành có tính hàn vị đắng quy kinh tam tiêu, phế và tâm. Có tác dụng ngừa các bệnh viêm gan, vàng da, chữa đau mắt đỏ,… Về liều dùng, mỗi ngày nên dùng từ 6 – 12g có thể phối với các vị thuốc khác.

Mẹo chữa đau mắt đỏ nhanh nhất với dành dành:

  • Rửa lá dành dành thật sạch, dùng nước sôi để tráng qua. Sau đó giã nát lá dành dành áp vào miếng gạc mỏng, đắp lên mắt bị đỏ, sưng đau.

Tang diệp

Tang diệp hay còn gọi là lá dâu tằm với nhiều tác dụng quý trong điều trị các bệnh lý. Dược liệu có vị ngọt, đắng và tính hàn, quy vào hai kinh can và phế. Theo Y học cổ truyền, tang diệp làm mát huyết, tán phong nhiệt, sơ biểu giải nhiệt, sáng mắt nên được dùng phổ biến trong đau đầu, chóng mặt, mắt sưng đỏ,… Thông thường, tang diệp dùng phổ biến ở dạng thuốc sắc với liều 8 – 12g/ngày.

Mẹo chữa đau mắt đỏ nhanh nhất với tang diệp:

  • Chuẩn bị 40g tang diệp cùng với 12g mang tiêu.
  • Tang diệp sắc lấy nước, lọc bỏ bã rồi cho mang tiêu hòa vào trong nước sắc. Dùng nước thuốc để rửa mắt khi còn ấm.

Nếu các bài thuốc dân gian không mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị, người bệnh cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám:

Chăm sóc cơ thể trong quá trình điều trị đau mắt đỏ

  • Lau rửa ghèn ít nhất 2 lần/ngày bằng khăn giấy ẩm hoặc bông, lau xong vứt bỏ khăn, không sử dụng lại.
  • Tránh khói bụi, đeo kính mát cho mắt.
  • Khi bị bệnh nên nghỉ học, làm việc không đến nơi đông người trong thời gian bệnh.
  • Khi đau mắt đỏ thường sẽ bị một bên trước, cần chăm sóc, tránh nhiễm bệnh mắt còn lại bằng cách nằm nghiêng, nhỏ mắt rồi dùng gạc y tế lau ngay ghèn, nước mắt chảy ra.
  • Tránh ôm ấp khi bị bệnh, nên ngủ riêng.
  • Trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt cần rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
  • Người bệnh cần được nghỉ ngơi, cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc. Không tự ý mua thuốc, dùng thuốc của người khác.
  • Khi có dấu hiệu đau mắt đỏ phải đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị. 

Hướng dẫn phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ

Các biện pháp giúp mọi người phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ cụ thể như sau:

  • Khi không có dịch bệnh:
    • Luôn đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.
    • Dùng riêng khăn, gối, chậu rửa mặt.
    • Giặt sạch khăn mặt bằng xà phòng và nước sạch, phơi khăn ngoài nắng hàng ngày.
    • Không dùng tay dụi mắt.
  • Khi đang có bùng phát dịch đau mắt đỏ:
  • Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
  • Rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý (nồng độ 0,9%), ngày ít nhất 3 lần vào các buổi sáng, trưa, tối.
  • Không dùng chung thuốc nhỏ mắt, đồ đạc với người đau mắt.
  • Hạn chế đến những nơi đông người đặc biệt là những nơi nhiều mầm bệnh như bệnh viện,…
  • Hạn chế sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm, hạn chế đi bơi.

Tìm phòng khám khám và điều trị đau mắt đỏ gần đây:


Câu hỏi thường gặp

Đau mắt đỏ lây qua đâu?

Đau mắt đỏ lây qua một số đường phổ biến như sau:
– Tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh qua hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay,…
– Tiếp xúc qua việc cầm, nắm, chạm vào những vật dụng nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh như (tay nắm cửa, đồ chơi, nút bấm cầu thang,…).
– Dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh như khăn mặt, ly/cốc, gối,…
– Sử dụng nguồn nước công cộng dễ bị nhiễm mầm bệnh (ao, hồ, bể bơi,…)
– Thói quen dùng tay dụi mắt, sờ vào mũi, ngậm vào miệng,…

Bị đau mắt đỏ nên ăn gì?

Chế độ ăn gồm các thực phẩm tăng cường khả năng miễn dịch, cung cấp nhiều vitamin sẽ giúp bệnh nhanh hồi phục, các thực phẩm bao gồm:
– Sữa tươi
– Bơ
– Cà rốt
– Bí ngô, đu đủ
– Rau xanh
– Xoài
– Các loại cá

Đau mắt đỏ mấy ngày khỏi?

Bệnh thường khỏi trong khoảng từ 7 – 10 ngày nếu phát hiện sớm và điều trị hợp lý.

Bệnh đau mắt đỏ có nguy hiểm không?

Đau mắt đỏ là một bệnh không quá nguy hiểm nếu biết điều trị, chăm sóc mắt theo hướng dẫn của bác sĩ nhãn khoa.

Bị đau mắt đỏ có nên quan hệ?

Bệnh nhân đau mắt đỏ nên kiêng quan hệ vợ chồng cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn vì việc tiếp xúc thân mật có thể làm nhiễm bệnh qua dịch rỉ mắt.

Đau mắt đỏ nặng có sao không?

Tuy đa phần là bệnh lành tính nhưng vẫn có thể gây nhiều hậu quả nguy hiểm cho mắt nếu không điều trị đúng cách khiến tình trạng kéo dài.

Như vậy, qua bài viết này mong rằng các bạn sẽ có thêm những kiến thức bổ ích xoay quanh bệnh đau mắt đỏ, cũng như các mẹo chữa đau mắt đỏ nhanh nhất trong đời sống hàng ngày. Nếu bạn hoặc người thân của bạn có các triệu chứng của đau mắt đỏ, xin vui lòng đặt lịch khám với bác sĩ nhãn khoa.