7 Cách kiểm soát cân nặng cho người đái tháo đường

Béo phì và thừa cân là một trong các yếu tố nguy cơ chính dẫn đến tình trạng đái tháo đường. Vì thế, việc giảm cân khi thừa cân và kiểm soát cân nặng là điều người tháo đường cần thực hiện ngay để kiểm soát và hạn chế tiến triển các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Mối quan hệ giữa việc tăng cân quá mức và bệnh đái tháo đường

Tình trạng béo phì tác động trực tiếp đến các hệ cơ quan trong cơ thể, làm tăng tỷ lệ bệnh tim mạch, thận, viêm khớp,… Đặc biệt, việc tăng cân quá mức và bệnh đái tháo đường type 2 có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Vì thế, việc duy trì cân nặng phù hợp, kiểm soát cân nặng và thay đổi lối sống lành mạnh sẽ giúp ngăn ngừa biến chứng hoặc phòng ngừa mắc đái tháo đường.

Tăng cân quá mức và bệnh đái tháo đường type 2 có mối liên hệ chặt chẽ với nhau

Tăng cân quá mức và bệnh đái tháo đường type 2 có mối liên hệ chặt chẽ với nhau

Khi tăng cân quá mức dẫn đến béo phì xảy ra khi có quá nhiều mỡ trong cơ thể. Theo các chuyên gia sức khỏe, khi chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 30 trở lên có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2.

Đái tháo đường type 2 xảy ra do tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin hoặc cơ thể sử dụng insulin không hiệu quả. Điều này đã khiến lượng đường trong máu không được vận chuyển để đi nuôi tế bào, dẫn đến việc tăng đường huyết và dần hình thành chứng đái tháo đường type 2.

Vậy có phải tất cả mọi người bị béo phì phát triển bệnh đái tháo đường? Theo các chuyên gia y tế, những người béo phì, thừa cân có nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 cao gấp 6 lần so với những người có cân nặng khỏe mạnh. Tuy nhiên, không phải người bệnh béo phì nào cũng sẽ mắc bệnh đái tháo đường, bởi trong cơ thể họ sản xuất nhiều insulin hơn mà không làm quá tải tuyến tụy. 

Xem thêm: Béo phì – Thách thức trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng

7 cách kiểm soát cân nặng hiệu quả cho người đái tháo đường

Mỡ thừa trong cơ thể có thể làm tăng khả năng kháng insulin, khiến việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn. Vì thế, người đái tháo đường cần có các giải pháp kiểm soát cân nặng để bảo vệ sức khỏe của mình.

Đặt mục tiêu thực tế

Việc giảm cân nặng là một quá trình lâu dài, nhất là những người mắc đái tháo đường. Vì thế, người bệnh đừng cố thay đổi cân nặng trong thời gian ngắn, thay vào đó nên đặt mục tiêu có tính lâu dài. Tùy cơ địa và thể trạng mà người đái tháo đường đặt ra mục tiêu nhỏ nhưng cụ thể.

Đặt mục tiêu cụ thể cho việc kiểm soát cân nặng

Đặt mục tiêu cụ thể cho việc kiểm soát cân nặng

Ví dụ như đi bộ quanh nhà 5 lần trong tuần, chỉ ăn tráng miệng vào cuối tuần thay vì ăn mỗi ngày. Những hành động nhỏ khi đã trở thành thói quen sẽ có những ảnh hưởng tích cực đến cân nặng của bạn. Lúc này bạn có thể chuyển sang mục tiêu lớn và lâu dài hơn. Việc kiên trì thực hiện sẽ giúp bạn đạt kết quả tốt nhất trong việc kiểm soát cân nặng của mình.

Tập thể dục

Theo một số nghiên cứu, chế độ ăn uống rất quan trọng trong việc kiểm soát cân nặng nhưng tập thể dục mới là chìa khóa để giảm cân theo thời gian. Việc tăng cường hoạt động thể chất kết hợp với giảm lượng calo sẽ giúp giảm được nhiều mỡ trong cơ thể hơn là chỉ ăn kiêng.

Để kiểm soát cân nặng hiệu quả, người đái tháo đường nên tập thể dục với cường độ phù hợp ít nhất 30 phút mỗi ngày và 150 phút mỗi tuần. Bên cạnh các bài tập đi bộ, bơi lội, yoga hay ngồi thiền thì bạn có thể thực hiện các vận động nhỏ khác như: đi bộ 10 phút quanh nhà sau bữa tối, đậu xe xa hơn và đi bộ một đoạn đường, đi cầu thang bộ thay vì thang máy,….

Không bỏ bữa sáng

Bữa ăn sáng là yếu tố quyết định đến khả năng kiểm soát cân nặng của người đái tháo đường, cung cấp đủ năng lượng để làm việc hiệu quả. Việc bỏ ăn bữa sáng và ăn quá nhiều vào buổi trưa hoặc cuối ngày có thể phá hỏng kế hoạch giảm cân và khiến việc giữ ổn định chỉ số đường huyết trở nên khó khăn hơn. 

Không bỏ bữa sáng để kiểm soát cân nặng tốt hơn

Không bỏ bữa sáng để kiểm soát cân nặng tốt hơn

Theo hiệp hội Đái tháo đường Mỹ, chế độ ăn 3 bữa chính đều đặn trong ngày sẽ giúp cơ thể sử dụng insulin tốt hơn. Để tốt cho sức khỏe và kiểm soát đường huyết tốt hơn, người đái tháo đường nên chọn ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và sữa ít béo, tránh các loại thực phẩm đóng gói, nhiều đường.

Cắt giảm calo trong chế độ ăn

Chế độ ăn uống với thực phẩm chứa nhiều calo và chất béo dễ làm tăng đường huyết. Vì thế, cắt giảm calo trong chế độ ăn là chìa khóa để kiểm soát cân nặng thành công. Người đái tháo đường nên có kế hoạch ăn uống phù hợp với lối sống, tuổi tác, giới tính và mức độ hoạt động thể chất,…

Tăng cường bổ sung chất xơ

Việc cắt giảm lượng calo trong chế độ ăn là điều cần thiết ở người đái tháo đường. Tuy nhiên, điều này lại khiến cơ thể nhanh đói hơn. Vì thế, việc bổ sung chất xơ từ các loại rau quả, đậu và các loại hạt là điều cần thiết để kiểm soát cân nặng hiệu quả.

Thực phẩm giàu chất xơ thường ít calo hơn nên bạn có thể ăn với lượng nhiều hơn. Chất xơ cũng mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa nhờ đó đường huyết được ổn định hơn.

Tăng cường bổ sung chất xơ trong chế độ ăn hằng ngày

Tăng cường bổ sung chất xơ trong chế độ ăn hằng ngày

Hạn chế ăn nhiều

Có nhiều cách để hạn chế ăn nhiều như dùng thức ăn ít calo trước. Bạn nên ăn thực phẩm có lượng calo thấp, nhiều chất xơ như các loại rau không chứa tinh bột tạo cảm giác no. Bên cạnh đó, bạn cũng cần dùng thời gian nhàn rỗi để thực hiện hiện các hoạt động như đi bộ, vẽ, giải ô chữ,… nhằm tránh việc ăn vặt nhiều dù không thực sự đói.

Theo dõi tiến độ giảm cân

Người đái tháo đường nên ghi nhận mức cân nặng hàng tuần, khẩu phần và thời gian dùng bữa hàng ngày. Việc viết ra chi tiết hành trình giảm cân giúp bạn đặt mục tiêu kiểm soát cân nặng lành mạnh hơn. Nhờ đó, bạn có thể đánh giá được sự tiến bộ hành trình giảm cân của mình theo thời gian.

Việc ghi nhận các chỉ số cơ thể, cân nặng và dinh dưỡng hàng ngày, hàng tuần của bạn có thể gặp khó khăn. Và sự ra đời của app DiaB sẽ giúp bạn giải quyết những khó khăn đó. Ứng dụng quản lý đường huyết sẽ giúp bạn thống kê và quản lý 7 chỉ số sức khỏe quan trọng như: đường huyết, huyết áp, cân nặng, HbA1c, dinh dưỡng, vận động và cảm xúc. Đồng thời cung cấp các kiến thức về tình trạng đái tháo đường và tạo cơ hội tiếp cận cộng đồng để cùng chia sẻ, đồng cảm với nhau, cùng động viên nhau vượt qua bệnh tật để sống vui sống khỏe.

Việc kiểm soát cân nặng ở người đái tháo đường là thật sự cần thiết và là quá trình dài hạn, đòi hỏi sự kiên nhẫn và quyết tâm. Nhưng sẽ mang lại lợi ích lớn cho sức khỏe và kiểm soát đường huyết hiệu quả. Và hy vọng những thông tin mà DiaB vừa chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn hoặc người thân mắc đái tháo đường.

Nguồn tham khảo:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5687113/

https://www.diabetes.co.uk/diabetes-and-obesity.html https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/type-2-diabetes/symptoms-causes/syc-20351193