Tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh có nguy hiểm không?

Tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh tuy rằng ít xảy ra và đa phân vô hại nhưng cũng không nên chủ quan làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản. Vậy rong kinh là gì? Cách trị rong kinh khi tiêm thuốc tránh thai như thế nào? Chích thuốc ngừa thai bị rong kinh phải làm sao? Tất cả sẽ được Doctor có sẵn giải đáp qua bài viết sau đây.

Rong kinh là gì?

Rong kinh là tình trạng kinh nguyệt ra nhiều hoặc kéo dài hơn bình thường. Nó có thể xay ra do rối loạn kinh nguyệt, cũng có thể là do các tác nhân khác gây nên như thuốc tránh thai, bệnh lý, ….

Tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh

Xem thêm:

Triệu chứng

Triệu chứng rong kinh dễ nhận biết là máu kinh ra nhiều, cụ thể như sau:

  • Cần thay băng vệ sinh hoặc băng vệ sinh mỗi một đến hai giờ trong vài giờ liên tiếp
  • Chảy máu kéo dài hơn bảy ngày
  • Cần thức dậy vào giữa đêm để thay một miếng lót hoặc băng vệ sinh do máu ra nhiều
  • Đôi khi máu đông thành cục

Thuốc tiêm tránh thai là gì?

Thuốc tiêm tránh thai là loại thuốc được tổng hợp tương tự progesterone, đây là loại nội tiết tố bình thường được buồng trứng sản xuất ra trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Các bác sĩ sẽ thực hiện tiêm loại thuốc này vào vị trí tay hoặc mông. Loại thuốc này có hiệu quả cao khi mỗi mũi tiêm có tác dụng tránh thai lên đến 12 – 14 tuần. Tuy nhiên thì sau 3 tháng, bạn nên đi tiêm lại để đảm bảo hiệu quả ngừa thai.

Tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh

Thông thường gần như tất cả mọi phụ nữ đều có thể sử dụng phương pháp tránh thai này. Tuy nhiên, nếu bạn gặp một trong những vấn đề sau đây thì không nên tiêm thuốc tránh thai:

  • Ung thư vú
  • Bệnh gan
  • Thuyên tắc mạch
  • Ra máu âm đạo bất thường chưa chẩn đoán được nguyên nhân.
  • Phụ nữ bị loãng xương do thuốc sẽ làm giảm mật độ xương. Đối với tuổi teen, phương pháp này cũng không phù hợp do ảnh hưởng đến quá trình phát triển.

Tại sao tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh?

Tiêm thuốc tránh thai đôi khi có thể xảy ra hiện tượng bị rong kinh, rong huyết và băng kinh. Hiện tượng này thường sẽ gây chảy máu nhiều hơn bình thường từ (50 – 80ml). Tuy nhiên việc rong kinh do tiêm thuốc tránh thai thường chỉ xảy ra ở các mũi tiêm đầu và sẽ tự động giảm dần, ổn định và hết sau từ 7 – 8 ngày.

Chữa rong kinh bằng thuốc tránh thai như thế nào?

Như đã đề cập qua, triệu chứng rong kinh thường sẽ tự khỏi sau từ 7 – 8 ngày. Vậy nên các bạn nữ không cần phải quá lo lắng, thay vào đó luôn giữ vệ sinh sạch sẽ, ăn uống đầy đủ dưỡng chất và nghỉ ngơi nhiều hơn.

Tuy nhiên nếu lượng máu chảy ra nhiều không giảm bớt hoặc kéo dài quá lâu thì hãy đến ngay cơ sở y tế chất lượng để được các y bác sĩ thăm khám kịp thời. Tuyệt đối không tự điều trị tại nhà để tránh bệnh tiến triển xấu hơn.

Bị rong kinh có nên tiếp tục dùng thuốc tránh thai?

Uống thuốc tránh thai bị rong kinh hay tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh là do tác dụng của thuốc làm thay đổi nồng độ hormone đột ngột trong cơ thể. Vậy nên có thể xem đây là triệu chứng bình thường và không có gì phải lo lắng. Nếu bạn đang uống thuốc tránh thai 1 tháng 1 viên thì chỉ cần sử dụng đều đặn, đúng giờ thì triệu chứng này sẽ ổn định và hết hẳn.

Bên cạnh đó nếu bạn tiêm thuốc tránh thai thì cũng không có quá nhiều khác biệt khi mà chỉ cần sau 7 – 8 ngày triệu chứng này sẽ chấm dứt.

Tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh

Cần lưu ý gì khi tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh?

Trong nhiều trường hợp, rong kinh không phải là điều bạn cần lo lắng. Tuy nhiên, nếu tình trạng chảy máu này kèm theo đau, xảy ra thường xuyên hoặc nhiều, bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để loại trừ tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra nếu rong kinh do thuốc tránh thai, bạn có thể yêu cầu bác sĩ kê một loại khác để tìm ra loại phù hợp nhất với cơ thể của bạn . Mong rằng với bài viết trên Docosan đã phần nào giúp người đọc giải đáp được thắc mắc tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh phải làm sao và không còn lo lắng khi tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh. Chúc bạn có một sức khỏe thật tốt và đừng quên liên hệ Docosan kết nối với những bác sĩ, phòng khám tốt nhất nhé!

Xem thêm:

Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.

Nguồn: pandiahealth.com

Contact Me on Zalo
Call Now Button