Biến chứng đái tháo đường trên thần kinh cần được phòng ngừa từ sớm để tránh để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như liệt dạ dày, liệt bàng quang, đoạn chi,…
Người mắc bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết kém làm lượng đường trong máu tăng cao là nguyên nhân dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, trong đó tổn thương dây thần kinh được xem là biến chứng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như liệt dạ dày, liệt bàng quang, đoạn chi,…
Hiện nay, thông tin về biến chứng đái tháo đường trên thần kinh đã và đang được phổ biến rộng rãi đến người dân nhằm nâng cao tầm hiểu biết, kĩ năng phòng ngừa biến chứng nguy hiểm này.
Tham khảo thêm: Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Top 5 biến chứng cần lưu ý
Tóm tắt nội dung
Biến chứng đái tháo đường trên thần kinh là gì?
Biến chứng đái tháo đường trên thần kinh xuất hiện trên khoảng 50% dân số mắc bệnh đái tháo đường, nguyên nhân chủ yếu do bệnh nhân kiểm soát đường huyết không tốt. Khi dây thần kinh bị tổn thương, sức khỏe của người bệnh sẽ giảm sút nhanh chóng, đồng thời dẫn đến các hệ lụy nghiêm trọng (liệt dạ dày, liệt bàng quang, đoạn chi) là gánh nặng chi phí rất lớn đối với gia đình và xã hội.
Theo thống kê, bệnh nhân đái tháo đường type 2 thường gặp biến chứng đái tháo đường trên thần kinh sớm hơn đái tháo đường type 1. Trung bình có khoảng 60 – 70% người mắc bệnh đái tháo đường type 2 đã có biến chứng đái tháo đường trên thần kinh từ lúc chẩn đoán đái tháo đường.
Nguyên nhân dẫn đến biến chứng đái tháo đường trên thần kinh?
Bệnh nhân đái tháo đường không kiểm soát đường huyết chặt chẽ, lượng đường trong máu cao lâu ngày dẫn đến tích lũy đường trong hệ thống dây thần kinh gây tắc nghẽn. Bên cạnh đó, quá trình stress oxy hóa gây tổn thương tế bào thần kinh cũng ảnh hưởng rất lớn đến chức năng thần kinh của cơ thể.
Ngoài ra, lượng đường trong máu cao còn làm tắc nghẽn các mạch máu lớn gây thiếu oxy và dinh dưỡng cung cấp cho tế bào thần kinh, giảm tốc độ dẫn truyền thần kinh. Thậm chí bệnh nhân có thể mắc biến chứng đái tháo đường trên thần kinh trước cả khi phát hiện bản thân bị đái tháo đường.
Tham khảo thêm: Chỉ số tiểu đường – Làm sao để duy trì chỉ số ổn định?
Phân loại biến chứng đái tháo đường trên thần kinh
Bệnh thần kinh ngoại biên
Bệnh thần kinh ngoại biên là biến chứng đái tháo đường trên thần kinh thường gặp nhất. Các triệu chứng của bệnh lý này xuất phát từ chi dưới như bàn chân, cẳng chân, sau đó lan rộng lên chi trên như bàn tay, cẳng tay. Thông thường, bệnh nhân sẽ cảm thấy tê, châm chích, đau buốt, bỏng rát và giảm khả năng nhận biết cảm giác đau.
Phần lớn bệnh nhân sau khi mắc bệnh sẽ bị yếu cơ và giảm khả năng đi lại, hay trầm trọng hơn là nhiễm trùng, biến dạng bàn chân.
Bệnh thần kinh tự chủ
Khi kiểm soát đường huyết không tốt làm lượng đường trong máu tăng cao cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh tự chủ – hệ thống kiểm soát nhịp tim, tiêu hóa, hô hấp, phản ứng của con ngươi, tiểu tiện và kích thích tình dục.
Do đó, người bị biến chứng đái tháo đường trên thần kinh tự chủ sẽ gặp vấn đề trong việc kiểm soát các hành vi tự chủ, bao gồm:
- Tăng tiết nước bọt, tăng đổ mồ hôi
- Tiểu không kiểm soát
- Tiêu chảy hoặc táo bón
- Hạ huyết áp tư thế, chóng mặt, ngất xỉu
- Rối loạn chức năng sinh dục: khó cương cứng ở nam giới, khô âm đạo ở nữ giới
- Chán ăn, khó nuốt, buồn nôn, nôn,…
Viêm đơn dây thần kinh
Bệnh nhân mắc biến chứng đái tháo đường đơn thần kinh chỉ ảnh hưởng đến một dây thần kinh, có thể là thần kinh sọ não hoặc thần kinh cột sống. Triệu chứng viêm đơn dây thần kinh còn phụ thuộc vào loại dây thần kinh bị tổn thương, mức độ tổn thương và vùng ảnh hưởng. Thông thường, bệnh nhân sẽ gặp các dạng đau đơn dây thần kinh:
- Hội chứng ống cổ tay
- Liệt thần kinh quay
- Liệt thần kinh mác chung
- Liệt thần kinh trụ
Các biến chứng đái tháo đường đơn thần kinh thường xảy ra đột ngột trên người lớn tuổi. Tuy cơn đau có thể biến mất sau vài tuần hoặc vài tháng, bệnh nhân tuyệt đối không được xem nhẹ biến chứng này.
Viêm đa dây thần kinh
Biến chứng đái tháo đường trên đa dây thần kinh là hiện tượng nhiều dây thần kinh cùng bị tổn thương. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà bệnh viêm đa dây thần kinh có những triệu chứng khác nhau, có thể là các rối loạn vận động (tổn thương dây thần kinh vận động) hoặc rối loạn giác quan (tổn thương dây thần kinh cảm giác).
Thông thường, bệnh nhân viêm đa dây thần kinh sẽ cảm thấy tê, châm chích hoặc đau buốt ở bàn chân, sau đó đến cẳng chân, cánh tay, bàn tay và ngón tay. Ngoài ra, bàn chân và chân có thể bị teo cơ và yếu dần đi, làm giảm khả năng đi lại.
Hướng điều trị biến chứng đái tháo đường trên thần kinh
Hiện nay, không có thuốc đặc trị biến chứng đái tháo đường trên thần kinh. Các thuốc sử dụng chủ yếu điều trị triệu chứng, tập trung thành 3 nhóm chính:
Làm chậm diễn tiến tổn thương tế bào thần kinh
Biện pháp tốt nhất giúp làm chậm diễn tiến tổn thương tế bào thần kinh là sử dụng thuốc kiểm soát đường huyết và rèn luyện lối sống lành mạnh, khoa học:
- Kiểm soát đường huyết (HbA1c < 7%)
- Kiểm soát huyết áp (HA < 130/80 mmHg)
- Kiểm soát các chỉ số lipid máu
- Giữ mức cân nặng lý tưởng
- Tập thể dục điều độ
- Bỏ hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia
- Áp dụng chế độ ăn lành mạnh: hạn chế dầu mỡ, ăn nhiều chất xơ
- Tuân thủ chế độ điều trị, tái khám đúng hẹn
- Kiểm tra chức năng thần kinh định kỳ
Giảm đau
- Nhóm thuốc chống động kinh: gabapentin, pregabalin và carbamazepine
- Nhóm thuốc chống trầm cảm 3 vòng: amitriptyline, nortriptyline, desipramine và imipramine
- Thuốc giảm đau opioid: ramadol, oxycodone
- Các thuốc khác: duloxetin (SSNRI), miếng dán lidocain, capsaicin
Phục hồi chức năng
Tùy thuộc vào triệu chứng và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân khi mắc biến chứng đái tháo đường trên thần kinh, bác sĩ có thể chỉ định thêm các thuốc giúp phục hồi chức năng. Ví dụ như: thuốc điều trị nhiễm trùng bàng quang do ứ đọng nước tiểu, thuốc điều hòa nhu động dạ dày, thuốc điều hòa dịch tiết, thuốc kiểm soát chức năng sinh dục,…
Phòng ngừa biến chứng đái tháo đường trên thần kinh như thế nào?
Biến chứng đái tháo đường trên thần kinh là biến chứng mạn tính, chưa có liệu pháp điều trị dứt điểm. Chính vì vậy, việc phòng ngừa luôn được đặt lên hàng đầu nhằm hạn chế nguy cơ bệnh nhân phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm:
- Kiểm soát đường huyết (HbA1c < 7%)
- Kiểm soát huyết áp (HA < 130/80 mmHg)
- Kiểm soát các chỉ số lipid máu
- Giữ mức cân nặng lý tưởng
- Tập thể dục điều độ
- Bỏ hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia
- Áp dụng chế độ ăn lành mạnh: hạn chế dầu mỡ, ăn nhiều chất xơ
- Tuân thủ chế độ điều trị, tái khám đúng hẹn
- Kiểm tra chức năng thần kinh định kỳ
- Theo dõi chặt chẽ các biểu hiện bất thường: tê, châm chích, đau buốt ở bàn chân, cẳng chân, cánh tay, bàn tay và ngón tay; teo cơ, giảm khả năng đi lại; hạ huyết áp tư thế, tăng tiết nước bọt, mồ hôi, chán ăn, nôn, buồn nôn, rối loạn chức năng sinh dục,…
Tham khảo thêm: Nguyên tắc vận động cho người tiểu đường để kiểm soát đường huyết tốt
Ngoài ra, bổ sung vitamin B bằng NATB hàng ngày có thể giúp cung cấp chất chống oxy hóa, giảm viêm và bảo vệ tế bào thần kinh, hỗ trợ người bệnh tiểu đường duy trì sức khỏe thần kinh tốt hơn.
Nhìn chung, biến chứng đái tháo đường trên thần kinh có biểu hiện rất phức tạp, khó kiểm soát và chưa có liệu pháp điều trị dứt điểm. Vì vậy, người mắc bệnh đái tháo đường cần biết cách kiểm soát đường huyết và các chỉ số liên quan để phòng ngừa triệt để biến chứng nguy hiểm này.
Để được hướng dẫn, hỗ trợ kiểm soát đường huyết, đồng thời phòng ngừa các biến chứng đái tháo đường nguy hiểm, đặt lịch tư vấn miễn phí với DiaB – hệ sinh thái cung cấp giải pháp toàn diện cho người đái tháo đường – ngay TẠI ĐÂY.
Nguồn tham khảo: