Siêu âm vú là một phương pháp thường được áp dụng để kiểm tra khối u hoặc các bất thường khác ở vú bằng cách sử dụng sóng âm tần số cao nhằm tạo ra hình ảnh chi tiết bên trong vú. Không giống như chụp X-quang và chụp CT, siêu âm không sử dụng bức xạ và an toàn với cả phụ nữ mang thai. Để hiểu rõ hơn về kỹ thuật y khoa này, mời bạn đọc cùng Docosan tìm hiểu nội dung sau đây.
Tóm tắt nội dung
Tại sao nên siêu âm vú?
Bác sĩ có thể yêu cầu siêu âm vú nếu kết quả khám sức khỏe hoặc chụp nhũ ảnh của bạn cho thấy các bất thường ở vú, chẳng hạn như:
- Một khối u trong vú.
- Vú có vùng mềm hoặc bị đau.
- Có sự thay đổi về cấu trúc hoặc vẻ ngoài của núm vú/da vú.
- Tiết dịch bất thường từ núm vú.
Nếu bạn có khối u trong vú, siêu âm sẽ giúp bác sĩ xác định đó là u nang chứa đầy dịch hay khối u rắn, bên cạnh đó xác định vị trí và kích thước của cục u.


Đôi khi siêu âm vú có thể được sử dụng thay cho chụp nhũ ảnh để tầm soát ung thư vú đối với:
- Những người mang thai và những người dưới 25 tuổi, những người không nên sử dụng phương pháp chụp nhũ ảnh (phương pháp sử dụng tia X để chiếu vào mô tuyến vú).
- Những người có mô vú dày đặc.
Siêu âm vú cũng có thể được sử dụng để kiểm tra vấn đề với túi ngực.
Chuẩn bị siêu âm vú
Bạn không cần phải hạn chế ăn uống trước khi siêu âm vú. Tuy nhiên bạn có thể cần lưu ý:
- Tránh thoa phấn, kem dưỡng da hoặc mỹ phẩm lên vú trước khi siêu âm. Các sản phẩm này có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả siêu âm.
- Bạn nên tránh đeo trang sức, mặc quần áo thoải mái. Bạn sẽ được yêu cầu không mặc gì từ thắt lưng trở lên.
Thực hiện siêu âm vú
Quy trình siêu âm vú được thực hiện như sau:
- Bác sĩ siêu âm sẽ yêu cầu bạn không mặc gì từ thắt lưng trở lên và nằm ngửa trên bàn siêu âm.
- Bác sĩ bôi một lớp gel trong suốt lên vú. Lớp gel dẫn điện này giúp sóng siêu âm truyền qua da.
- Sau khi bôi gel, bác sĩ di chuyển đầu dò qua vú. Đầu dò ghi lại những sóng âm từ các cấu trúc bên trong vú và hiển thị trên màn hình.
- Quy trình này có thể mất đến 30 phút đối với thiết bị đầu dò cầm tay và tầm 5 phút đối với máy ABUS.
Phát hiện khối u vú
Nếu xuất hiện khối u, một số tình trạng có thể gây ra các cục u lành tính ở vú bao gồm:
- Bệnh xơ nang vú do sự thay đổi nội tiết tố làm cho vú trở nên vón cục và mềm.
- U sợi tuyến (một khối u lành tính của mô vú).
- U nhú trong ống dẫn sữa (một khối u lành tính của ống dẫn sữa).
- Hoại tử mỡ vú (khối mô bị hư hỏng hoặc chết ở vú).
Sau khi siêu âm vú
Nếu siêu âm vú cho kết quả bất thường, bác sĩ có thể yêu cầu chụp MRI để tạo ra hình ảnh với độ chi tiết cao hơn.
Trường hợp bác sĩ tìm thấy một khối u rắn trong vú, siêu âm hoặc MRI sẽ không xác định được liệu khối u đó có phải là ác tính hay ung thư.
Để biết liệu khối u có phải là ung thư hay không, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết để thu thập mẫu mô vú và xét nghiệm. Hầu hết các khối u ở vú là lành tính.
Bác sĩ tư vấn và thực hiện siêu âm vú
- BS. Phí Thị Tuyết Nga có gần 30 năm kinh nghiệm. – Q4, TP.HCM.
- BS. Trần Thiện Vĩnh Quân có 30 năm kinh nghiệm. – Q10, TP.HCM.
- Bệnh Viện Đa Khoa Hồng Hà cung cấp gần như toàn diện các dịch vụ thăm khám chữa bệnh với gần 20 chuyên khoa. – Đống Đa, Hà Nội.
Siêu âm tuyến vú là một trong những phương pháp giúp phát hiện những bất thường ở vú cũng như hỗ trợ chẩn đoán bệnh ung thư vú. Siêu âm vú không sử dụng bức xạ vì vậy phương pháp này an toàn với cả những phụ nữ đang mang thai.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị. Để được tư vấn trực tiếp, bạn đọc vui lòng liên hệ hotline 1900 638 082 hoặc CHAT để được hướng dẫn đặt hẹn.
Breast Ultrasound – Healthline