Điều trị đái tháo đường: Những Lưu Ý Quan Trọng Cần Biết

 Bệnh tiểu đường đang gia tăng đáng báo động trong những năm gần đây, đi kèm với nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy cách điều trị đái tháo đường hiệu quả là gì?

Điều trị đái tháo đường: Những Lưu Ý Quan Trọng Cần Biết

Bệnh đái tháo đường đang gia tăng đáng báo động trong những năm gần đây, đi kèm với nhiều biến chứng nguy hiểm như tim mạch, suy thận, mù lòa, tổn thương thần kinh,… nếu không được kiểm soát tốt lượng đường huyết. Vậy cách điều trị đái tháo đường hiệu quả là gì? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.

Điều trị đái tháo đường như thế nào?

Trước khi người bệnh bắt đầu điều trị đái tháo đường, việc quan trọng đầu tiên là bệnh nhân cần được khám lâm sàng kỹ lưỡng cùng một loạt các xét nghiệm. 

Tham khảo thêm: 5 chỉ số người đái tháo đường cần lưu ý

Mục đích của các bước này là phát hiện và đánh giá các biến chứng có liên quan đến đái tháo đường và các bệnh kèm theo, nhằm xác định rõ tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và lập kế hoạch điều trị cũng như kiểm soát yếu tố nguy cơ một cách chính xác và hiệu quả.

Tham khảo thêm: Tổng quan về xét nghiệm chỉ số HbA1c trong cơ thể

Điều trị đái tháo đường không dùng thuốc

Điều trị không dùng thuốc đóng một phần vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh tiểu đường. Ba yếu tố then chốt trong phương pháp điều trị này bao gồm:

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường. Đồng thời với việc tuân thủ phác đồ điều trị từ bác sĩ, người bệnh cần:

  • Đảm bảo chế độ ăn cân bằng, trong đó 50 – 60% lượng calo đến từ glucid, 15 – 20% từ protid và 20 – 30% từ lipid.
  • Ưu tiên thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp, giàu chất xơ và giảm thiểu tối đa đồ ngọt.
  • Bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường loại 2 nên ăn chỉ 3 bữa chính mỗi ngày để giữ cho lượng đường huyết ổn định.
  • Những người đang tiêm insulin có thể chia nhỏ chế độ ăn của mình thành 4 – 5 bữa nhỏ trong ngày để kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả.

Việc duy trì cân nặng ổn định là một phần quan trọng trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Bằng cách kiểm soát lượng calo tiêu thụ và thúc đẩy hoạt động thể chất, bệnh nhân có thể giảm nguy cơ mắc các biến chứng liên quan đến cân nặng, như bệnh tim mạch và cao huyết áp.

Tham khảo thêm: Hướng dẫn đo và tính chỉ số BMI cơ thể

Quản lý cân nặng giúp kiểm soát đái tháo đường type2

Quản lý cân nặng giúp kiểm soát đái tháo đường type2

Tập thể dục giúp bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường dễ dàng tiêu thụ glucose hơn và kiểm soát lượng đường trong máu. Bệnh nhân có thể lựa chọn các hoạt động như đi bộ, chạy nhẹ, đạp xe, hoặc bơi lội tùy thuộc vào sở thích và khả năng của mình. 

Tham khảo thêm: Tìm hiểu về tình trạng tăng đường huyết sau khi tập thể dục

Chuyên gia y tế thường khuyến khích mỗi người nên thực hiện ít nhất 30 phút hoạt động thể dục mỗi ngày để duy trì sức khỏe tốt nhất.

Điều trị đái tháo đường dùng thuốc

Điều quan trọng trong quá trình điều trị đái tháo đường là kiểm soát hiệu quả mức đường trong máu và giảm thiểu nguy cơ phát triển các biến chứng của bệnh. Khi việc điều chỉnh chế độ ăn uống và luyện tập không đạt được kết quả mong muốn, việc sử dụng thuốc trở thành điều bắt buộc. 

Tham khảo thêm: Top 12 thuốc điều trị đái tháo đường phổ biến và dễ tìm

Sự phát triển không ngừng của ngành y học đã mang đến cho thị trường đa dạng các loại thuốc điều trị tiểu đường với nhiều cơ chế tác dụng và dạng bào chế khác nhau. Nhờ vậy, các bác sĩ có thể lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp nhất cho từng bệnh nhân, đáp ứng nhu cầu điều trị ngày càng cao và hiệu quả.

Thuốc điều trị đái tháo đường gồm 2 loại nhóm chính là nhóm insulin và nhóm hạ đường huyết bằng đường uống:

  • Nhóm insulin: được chỉ định cho bệnh nhân tiểu đường type 1 do tuyến tụy của họ không còn khả năng sản xuất insulin (một hormone cần thiết để chuyển hóa glucose thành năng lượng). Có nhiều loại insulin khác nhau, tác dụng ngắn, trung bình và dài. Quyết định về loại insulin nào được sử dụng sẽ được bác sĩ chỉ định và hướng dẫn cụ thể sau khi thăm khám. Ngoài ra, insulin cũng được sử dụng trong điều trị đái tháo đường type 2 khi cần.
Insulin được sử dụng để điều trị đái tháo đường

Insulin được sử dụng để điều trị đái tháo đường

  • Bệnh nhân mắc tiểu đường type 2 thường được chỉ định sử dụng một hoặc kết hợp nhiều loại thuốc để kiểm soát đường huyết. Các nhóm thuốc phổ biến bao gồm:
    • Thuốc tăng độ nhạy cảm với insulin: Giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn, từ đó hạ thấp lượng đường trong máu.
    • Thuốc tăng tiết insulin:  Kích thích tuyến tụy sản xuất thêm insulin để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
    • Thuốc ức chế hấp thu chất béo và glucose từ ruột: Giúp kiểm soát lượng đường trong máu sau ăn bằng cách làm chậm quá trình hấp thu glucose từ ruột vào máu.
    • Thuốc có tác dụng ức chế SGLT2: Giúp cơ thể bài tiết glucose dư thừa qua nước tiểu, từ đó hạ thấp lượng đường trong máu.

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mãn tính nguy hiểm, đòi hỏi sự điều trị và theo dõi y tế suốt đời. Việc tuân thủ phác đồ điều trị do bác sĩ chỉ định và tái khám định kỳ là vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của người bệnh. 

Bằng cách tuân thủ đúng phác đồ điều trị, bệnh nhân có thể duy trì mức đường huyết ổn định, giảm nguy cơ mắc các bệnh phụ và cải thiện chất lượng cuộc sống. Tái khám định kỳ cũng rất quan trọng để theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe, điều chỉnh liệu pháp khi cần thiết và phòng ngừa các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. 

Chỉ khi tuân thủ đầy đủ phác đồ điều trị và thực hiện tái khám định kỳ đúng lịch trình, bệnh nhân mới có thể đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình quản lý và điều trị bệnh tiểu đường.

Mục tiêu điều trị bệnh tiểu đường

Kiểm soát đường huyết ở mức an toàn là mục tiêu hàng đầu trong điều trị bệnh tiểu đường. Mức đường huyết an toàn sẽ phụ thuộc vào từng cá nhân, nhưng nhìn chung:

  • Đường huyết ngẫu nhiên nhỏ hơn 180 mg/dL ( 10 mmol/l)
  • Đường huyết lúc đói từ 80-130 mg/dL ( nhỏ hơn 7 mmol/dL)
  • Chỉ số đường huyết sau bữa ăn bé hơn 180 mg/dL (10 mmol/dL)
  • giá trị HbA1C < 7%

Việc kiểm soát tốt đường huyết giúp: Ngăn ngừa các biến chứng của bệnh. Một số biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường bao gồm: biến chứng tim mạch, biến chứng thần kinh, biến chứng thận, biến chứng mắt, loét bàn chân,….. và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Loét bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường

Loét bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường

Kiểm soát đường huyết tại nhà

Việc kiểm soát đường huyết tại nhà rất quan trọng đối với người bệnh đái tháo đường, nó giúp phản ánh chính xác tình trạng bệnh lý, chế độ dinh dưỡng, tập luyện và hiệu quả của việc dùng thuốc,….Từ đó, người bệnh có thể kịp thời thay đổi để có hiệu quả điều trị, tránh những biến chứng không đáng có xảy ra.

  • Đối với bệnh nhân đái tháo đường type 1: Nên thường xuyên theo dõi đường huyết, tối thiểu ba lần mỗi ngày, để kiểm soát bệnh tốt. 
  • Đối với bệnh nhân đái tháo đường type 2: là các đối tượng cần được hướng dẫn theo dõi đường huyết tại nhà thường xuyên nhất. Họ nên kiểm tra đường huyết ngay khi thức dậy, trước khi ăn trưa và tối, sau khi ăn từ một đến hai giờ, trước khi đi ngủ và khi tỉnh dậy giữa đêm. 
  • Đối với người nghi ngờ mắc bệnh: Cũng nên kiểm soát đường huyết tại nhà đối với những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hay khi có một vài biểu hiệu của bệnh.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, mức đường đường huyết an toàn tại các thời điểm như sau: 

  • Khi mới thức giấc: Mức đường huyết bình thường nên dao động từ 90 – 130 mg/dl (khoảng 5 – 7 mmol/l).
  • Trước khi ăn: Mức đường huyết nên dao động từ 70 – 130 mg/dl (khoảng 4 – 7 mmol/l).
  • Khoảng 2 giờ sau bữa ăn: Mức đường huyết nên dưới 180 mg/dl (khoảng 10 mmol/l).
  • Trước lúc đi ngủ: Mức đường huyết nên từ 110 – 150 mg/dl (khoảng 6 – 8 mmol/l).

Trang bị máy đo đường huyết chủ động tại nhà sẽ tiện lợi hơn rất nhiều trong việc kiểm soát đường huyết. Máy đo đường huyết không lấy máu FREESTYLE LIBRE sẽ là thiết bị giúp bệnh nhân tiểu đường dễ thao tác kiểm tra và cho kết quả nhanh chóng. 

Máy đo đường huyết không lấy máu FreeStyle Libre

Máy đo đường huyết không lấy máu FreeStyle Libre

Máy đo đường huyết không lấy máu FREESTYLE LIBRE là bộ theo dõi đường huyết liên tục, gồm có một đầu đọc nhỏ gọn cầm tay và một bộ cảm biến đeo vào mặt sau cánh tay. FreeStyle Libre là sản phẩm của Abbott Diabetes Care – Anh, đơn vị nổi tiếng thế giới trong chăm sóc sức khỏe cho người tiểu đường. 

Bộ phận cảm biến sẽ đo lượng đường trong máu mỗi phút qua một sợi mỏng như sợi tóc, linh hoạt được đưa vào ngay dưới da. Vì không phải lấy máu và đo tự động nên bộ sản phẩm này giúp người bệnh tránh khỏi những đau đớn và khó chịu khi phải tự lấy máu và tiến hành đo hàng ngày.

Để kiểm tra kết quả, bạn chỉ cần dùng đầu đọc cầm tay và quét lên phía trên bộ cảm biến gắn ở mặt sau cánh tay là được. Kể cả khi bạn quét qua lớp áo thì đầu đọc vẫn đọc được kết quả

Ưu điểm của máy đo đường huyết không cần lấy máu FreeStyle Libre

  • Cảm biến chỉ nhỏ bằng một đồng xu, rất tiện lợi
  • Cảm biến không gây khó chịu cho người dùng, có thể đeo liên tục trong 14 ngày
  • Không cần lấy máu ở đầu ngón tay như các máy đo đường huyết khác, không đau
  • Chống nước lên đến 30 phút ở độ sâu lên đến 1 mét nên không cần gỡ ra khi tắm hay khi đi bơi
  • Theo dõi được đường huyết thường xuyên và dễ dàng ở mọi thời điểm, từ đó dễ dàng quan sát được bất thường và đi khám, điều chỉnh ăn uống nếu cần.

Kết luận

Trong bài viết này, chúng ta đã cùng tìm hiểu về điều trị đái tháo đường và những lưu ý quan trọng cần biết. Đái tháo đường không chỉ là một căn bệnh phức tạp mà còn đang trở thành một vấn đề đáng lo ngại toàn cầu.

Hiểu rõ về cách điều tri giúp người bệnh kiểm soát bệnh tốt hơn, đạt được mục tiêu điều trị và phòng được các biến chứng nguy hiểm do đái tháo đường gây ra. Đừng quên, DiaB luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên hành trình sống khoẻ và phòng ngừa đái tháo đường.

Tài liệu tham khảo

https://novi-health.com/magnum

https://www.cdc.gov/diabetes/dsmes-toolkit/index.html

Khoa Nội tiết – điều trị đái tháo đường- Cổng thông tin bệnh viện Bạch Mai