Ăn gì để tăng chiều cao vượt trội? Top 6 thực phẩm

Trong cuộc sống hiện đại, việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển là điều rất cần thiết. Do đó, câu hỏi:”Nên ăn gì để tăng chiều cao” khiến nhiều bậc phụ huynh cũng như là người trưởng thành quan tâm. Liệu chiều cao có phụ thuộc vào ăn uống hay những vấn đề khác và ăn uống gì để tăng chiều cao vượt trội, Doctor có sẵn sẽ trình bày ở bài viết sau. 

Ăn gì để tăng chiều cao vượt trội?
Ăn gì để tăng chiều cao vượt trội?

Chỉ cần ăn uống có đủ để tăng chiều cao?

Chiều cao phụ thuộc phần lớn vào di truyền, nhưng thực tế việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống là vô cùng cần thiết để đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển chiều cao.

Đặc biệt, việc ăn uống đầy đủ dưỡng chất giúp trẻ em, thanh thiếu niên đang trong độ tuổi dậy thì có quá trình hình thành xương, khớp đầy đủ. Hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh lý về xương, khiếm khuyết xương, giúp trẻ đạt chiều cao tối đa. 

Bạn có thể không cao hơn khi đã đạt đến chiều cao tối đa, nhưng một số loại thực phẩm có thể giúp bạn duy trì chiều cao, hỗ trợ cho xương, khớp và cơ thể khỏe mạnh. 

Nên ăn gì để tăng chiều cao

Một số thực phẩm có thể tăng cường sức khỏe tổng thể, giúp bạn cao hơn hoặc duy trì chiều cao hiện tại của bạn. Một số thực phẩm như: các loại đậu, thịt gà, sữa chua, hạnh nhân và rau xanh là những thực phẩm có thể hỗ trợ quá trình phát triển của cơ xương.

Trứng

Một quả trứng có chứa:

  • 24,1 mg canxi
  • 6,24 g protein
  • 1,24 mcg vitamin D
  • 35,7 mcg folate
  • 0,513 mcg vitamin B12

Việc thiếu hụt folate và vitamin B12 có thể dẫn đến chậm phát triển ở trẻ em. Một vài nghiên cứu đã cho thấy trẻ được bổ sung trứng trong khẩu phần ăn sẽ phát triển chiều cao và giảm còi cọc.

Một số thực phẩm có thể tăng cường sức khỏe tổng thể, tăng chiều cao
Một số thực phẩm có thể tăng cường sức khỏe tổng thể, tăng chiều cao

Quả hạnh

Vitamin E là vitamin quan trọng ở trẻ. Thiếu hụt vitamin E thường gặp hơn ở trẻ so với người lớn trưởng thành do hạn chế trong việc dự trữ vitamin cũng như tốc độ chuyển hóa ở trẻ nhanh.

1 quả hạnh chứa 6,8mg vitamin E, chiếm 45% lượng vitamin E cần thiết bổ sung hàng ngày.

Có thể sử dụng quả hạnh nguyên chất, bơ quả hạnh, quả hạnh đã chế biến.

Cá Ngừ, cá Hồi cung cấp vitamin D và canxi cho cơ thể. Vitamin D giúp cơ thể của bạn hấp thu canxi được tốt hơn, từ đó giúp phát triển toàn diện xương khớp của bạn. Theo CDC, vitamin D còn giúp hạn chế sự còi cọc, nguyên nhân do mềm xương, loãng xương.

Trái cây

Vitamin C là một thành phần quan trọng giúp xương chắc khỏe. Vitamin C giúp sản xuất collagen, vai trò cực kỳ lớn trong việc hình thành cấu trúc xương. 

Một vài loại trái cây có hàm lượng vitamin C cao như: cam, nước cam, bưởi, kiwi, việt quất. Vitamin C là một chất chống oxy hóa, chống viêm, ngăn cản quá trình hủy xương.

Carotenoids từ thực vật (một vài loại rau củ có màu vàng, cam) có thể giúp cải thiện sức khỏe xương khớp. Cơ thể có thể chuyển carotenoids sang vitamin A.

Một số thực phẩm giàu canxi nên được cung cấp mỗi ngày
Một số thực phẩm giàu canxi nên được cung cấp mỗi ngày

Thực phẩm giàu canxi

Canxi có một số chức năng quan trọng như:

  • Giúp xây dựng và giữ cho răng khỏe mạnh
  • Điều chỉnh các cơn co thắt cơ, bao gồm cả nhịp tim của bạn
  • Đảm bảo chức năng máu bình thường

Một số nguồn canxi, bao gồm:

  • Sữa, phô mai và các thực phẩm từ sữa
  • Các loại rau lá xanh, ví dụ như cải xoăn, đậu bắp
  • Sữa đậu nành
  • Bánh mì hoặc bất cứ thứ gì làm bằng bột mì

Người trưởng thành cần 700mg canxi mỗi ngày. Canxi có thể được bạn hấp thu từ chế độ ăn uống hàng ngày. Nếu cung cấp canxi (liều hơn 1500mg) mỗi ngày có thể dẫn đến đau dạ dày và tiêu chảy.

Một số bệnh lý về xương khớp ảnh hưởng đến quá trình phát triển của xương

Một số bệnh lý ảnh hưởng đến quá trình phát triển của xương, bạn nên đi kiểm tra trước khi đưa ra câu hỏi là:”Cần ăn gì để tăng chiều cao?”

  • Bệnh loãng xương: khi bạn bị bệnh loãng xương, thường diễn tiến bệnh ở người lớn tuổi và giới tính nữ, quá trình loại bỏ xương cũ nhanh trong khi đó xương mới tạo ra chậm hơn làm xương của bạn dễ gãy hơn do yếu, không được bền chắc.
  • Bệnh xương hóa đá: xương trở nên quá đặc do quá trình hủy xương chậm hơn.
  • Bệnh tạo xương bất toàn: người bị mắc bệnh này có khiếm khuyết trong di truyền khiến lượng collagen của họ tạo ra không đủ, không đúng loại collagen cần thiết cho quá trình tạo xương.
  • Bệnh loạn sản xơ xương: bệnh lý khiến cho quá trình tạo xương mới không được bổ sung bởi khoáng chất mà là các mô xơ (giống sẹo).
  • Bệnh paget xương: lượng xương được tạo ra nhiều hơn lượng xương bị loại bỏ và xương mới được hình thành không đúng vị trí sinh lý, không được bình thường như quá trình tự nhiên.
Vậy thì nên ăn gì để tăng chiều cao vượt trội?
Vậy thì nên ăn gì để tăng chiều cao vượt trội?

Khám dinh dưỡng ở đâu?

Phòng khám đa khoa quốc tế Victoria Healthcare: được thành lập từ năm 2005, trải qua bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe y tê chuyên nghiệp, cao cấp và tạo được sự tin tưởng đến người dân. Cơ sở được trang bị các thiết bị hiện đại từ các quốc gia phát triển như: Mỹ, Nhật Bản, Anh, Đức,… Đội ngũ nhân viên y tế cực kỳ năng động, nhiệt huyết với nghề, đảm bảo thực hành y khoa trên nền tảng khoa học.

Phòng khám Nhi đồng Diamond Ký Con: đội ngũ chuyên gia y tế với chuyên môn cao được điều phối, chỉ đạo bởi bác sĩ Chuyên khoa II Trần Ngọc Lưu, hiện đang công tác tại khoa Nhiễm – Bệnh viện Nhi đồng 2 với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc và lãnh đạo. Tại đây, các vấn đề về dinh dưỡng, con bạn cần ăn gì để tăng chiều cao sẽ được các bác sĩ tư vấn tận tình. Ngoài tư vấn dinh dưỡng, các bác sĩ còn rất giỏi trong các bệnh lý nhi khoa khác, do đó, đến với phòng khám, trẻ sẽ được chăm sóc tận tình và toàn diện.

Phòng khám Nhi đồng 315: hệ thống phòng khám 315 đã rất nổi tiếng với kinh nghiệm và thái độ phục vụ khách hàng với 20 cơ sở tại Việt Nam. Phòng khám cung cấp dịch vụ y khoa chăm sóc bệnh nhi toàn diện, bao gồm cả tư vấn dinh dưỡng. Các bác sĩ tại đây với kinh nghiệm, thâm niên trung bình từ 7 năm trở lên và hiện đang trực tiếp công tác tại các khoa Nhi của các bệnh viện chuyên khoa nhi lớn trong thành phố như: Bệnh viện Nhi đồng 1, 2 và Nhi đồng thành phố. 

Bệnh viện Quốc tế City (CIH): bệnh viện quốc tế cao cấp đầu tiên của khu y tế kỹ thuật cao, đảm bảo cung cấp các dịch vụ y tế, chăm sóc và khám chữa bệnh đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam. Tại đây, đảm bảo các bệnh nhân nội trú và ngoại trú được chăm sóc chu đáo trong quá trình điều trị tại bệnh viện. 

Viện dinh dưỡng quốc gia: Viện được thành lập dựa theo quyết định số 181/CP của chính phủ ngày 13/06/1980. Viện được gia các nhiệm vụ nghiên cứu những nhu cầu dinh dưỡng cũng như cơ cấu, thành phần của bữa ăn người Việt. Từ đó, có những biện pháp tăng cường sức khỏe, phòng bệnh và chữa bệnh phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng cũng như khả năng kinh tế phù hợp với người dân.

Viện Dinh dưỡng quốc gia cơ sở 2: Khoa khám tư vấn dinh dưỡng số 2 đã được các giáo sư, tiến sĩ và bác sĩ chuyên ngành dinh dưỡng, nhi khoa, nội khoa uy tín và nhiều kinh nghiệm thành lập và tổ chức hoạt động từ năm 2011. Viện thực hiện dịch vụ khám và tư vấn dinh dưỡng cho nhiều đối tượng, cụ thể bao gồm: khám lâm sàng, từ đó đánh giá tình trạng dinh dưỡng hiện thời, sử dụng các xét nghiệm cận lâm sàng dinh dưỡng, áp dụng và tư vấn những chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng cá nhân đến khám bệnh.

Quá trình hình thành xương và tái tạo xương khớp

Cấu tạo của xương

Thành phần cấu tạo chính của xương là protein, collagen và khoáng chất, nhưng thành phần đặc biệt không thể thiếu chính là canxi

Vai trò của collagen sẽ cung cấp một bộ khung xương mềm dẻo, gắn với chất khoáng (chủ yếu sẽ là canxi phosphat). Chất khoáng sẽ giúp khung xương được bền vững và chắc chắn, sự linh hoạt mềm dẻo của collagen có thể giúp xương đàn hồi nhẹ, chống gãy. 

Xương có 2 loại mô xương giúp xương luôn chắc, khỏe, bao gồm: Xương đặc (vỏ xương) có tính chất đặc, cứng là lớp bên ngoài; xương xốp bên trong, có cấu tạo giống như một mạng lưới và được tủy xương bao bọc. 

Quá trình hình thành xương

Quá trình tạo xương được hình thành vào đầu tháng thứ 3 của phôi thai và hoàn thành vào cuối tuổi thiếu niên. Quá trình này chiếm 80% cho xương đặc (vỏ xương) và phần còn lại cho xương xốp. 

Đầu tiên, xương sẽ bắt đầu trong phôi thai bằng một mô sụn, sau đó dần được thay thế bằng xương. Nguyên bào xương sẽ tiết ra chất nền gọi là osteoid, là một chất keo dính được hình thành từ collagen, protein và mucopolysaccharid. Ngay sau khi chất nền này được hình thành, các muối vô cơ (khoáng chất) sẽ lắng đọng và tạo ra sự bền chắc gọi là xương khoáng hóa. 

Quá trình tái tạo xương

Ba loại tế bào tham gia vào việc loại bỏ mô xương cũ và thay thế bằng mô xương mới (tái tạo xương), bao gồm:

  • Tế bào tạo xương: có chức năng tạo xương.
  • Tế bào hủy xương: phá hủy xương và tái hấp thu xương.
  • Cốt bào: là những tế bào định hướng tế bào tạo xương và tế bào hủy xương thực hiện nhiệm vụ của chúng.

Khi quá trình tái tạo xương diễn ra, các tế bào hủy xương tái hấp thu nhằm loại bỏ xương. Tế bào tạo xương sẽ tiếp nối sau đó, tạo ra collagen mới trên bề mặt xương, và từ đó quá trình hóa khoáng bắt đầu và tạo xương mới. 

Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển cơ xương khớp

Xương được tái tạo từ mô sống, do đó, nó sẽ không ngừng thay đổi, đặc biệt là quá trình tái tạo. Quá trình tái tạo phụ thuộc và thay đổi rất nhiều theo độ tuổi:

  • Ở lứa tuổi trẻ em và thanh thiếu niên, quá trình tạo xương sẽ nhiều hơn là quá trình hủy xương. Do đó, xương sẽ trở nên to hơn, cũng như có khối lượng nặng hơn và đặc khi trẻ dậy thì.
  • Ở những người lớn ở độ tuổi còn trẻ, khỏe mạnh và không mắc các bệnh lý về tái tạo tế bào, quá trình tạo xương và hủy xương sẽ cân bằng nhau.
  • Ở người lớn tuổi hơn, hoặc mắc các bệnh lý mãn tính, cấp tính ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của cơ thể. Có thể quá trình hủy xương sẽ lớn hơn là quá trình tạo xương, kết quả sẽ khiến xương của bạn yếu và có thể tiến triển biến chứng về một số bệnh mắc phải ở xương. 

Một số yếu tố khác làm ảnh hưởng đến chiều cao đó là:

  • Di truyền: Gen di truyền quyết định phần lớn chiều cao của một người, chiếm khoảng 80%.
  • Giới tính: Chiều cao thường ngưng phát triển vào thời điểm quá trình dậy thì kết thúc, tuy nhiên thời gian dậy thì của nam và nữ khác nhau.
  • Nội tiết tố: Một số hormone do cơ thể tiết ra có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của một người.
  • Dinh dưỡng: Trong giai đoạn dậy thì, việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp phát triển chiều cao tối đa bạn có thể đạt được, cải thiện chiều cao và các vấn đề về sức khỏe xương khớp.
  • Hoạt động thể thao, chất lượng giấc ngủ: đây cũng là 2 yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao.

Câu hỏi thường gặp

Ăn gì trước khi ngủ để tăng chiều cao?

Khi cơ thể đang ngủ là thời gian để cơ xương tái tạo, hình thành các tế bào mới. Do đó, trước khi đi ngủ bạn nên bổ sung những thực phẩm giàu canxi, chất dinh dưỡng ở dạng dễ tiêu hóa để cải thiện chiều cao.

Bữa sáng nên ăn gì để tăng chiều cao?

Bữa sáng cung cấp năng lượng cho hoạt động cả ngày của cơ thể, việc bổ sung chất dinh dưỡng vào buổi ăn sáng hợp lý sẽ giúp bạn cải thiện chiều cao, kiểm soát cân nặng. Một số thực phẩm như: sữa tươi, phô mai, sữa chua, trứng gà, các loại thịt (cung cấp protein), ngũ cốc nguyên cám,… có thể có ích cho việc cải thiện chiều cao.

Ăn trái cây gì để tăng chiều cao?

Những loại trái cây có chứa vitamin C, vitamin A có thể giúp bạn cải thiện chiều cao. Một số loại trái cây bạn có thể tham khảo như: cà rốt, bông cải, rau bó xôi, đu đủ, xoài, cam,…

Chiều cao của cơ thể là mối quan tâm của nhiều người và của nhiều gia đình có trẻ nhỏ, trẻ đang trong lứa tuổi vị thành niên. Ăn uống gì để tăng chiều cao thực chất không khó, nếu bạn có thể để ý những loại thực phẩm có chứa chất dinh dưỡng cần trong quá trình tái tạo xương.

https://www.medicalnewstoday.com/articles/foods-that-make-you-taller
https://www.niams.nih.gov/vi/health-topics/what-bone
https://www.nhs.uk/conditions/vitamins-and-minerals/calcium/