Chiều cao cân nặng bé trai như thế nào là chuẩn?

Với đời sống ngày càng hiện đại, trẻ em được tiếp xúc nhiều với công nghệ thông minh cũng như chế độ ăn uống quá nhiều năng lượng, được chế biến sẵn với các hóa chất công nghiệp. Bên cạnh đó là việc rèn luyện thân thể ít dần đi đã khiến mất cân bằng về chiều cao cân nặng bé trai ngày một gia tăng. 

Để hiểu rõ hơn về các nguyên nhân cũng như cách khắc phục mất cân bằng chiều cao cân nặng bé trai, hãy cùng Doctor có sẵn sẽ giải đáp cho các bậc phụ huynh qua bài viết này.

Vai trò của bảng tiêu chuẩn chiều cao cân nặng bé trai? 

Bảng tiêu chuẩn chiều cao cân nặng bé trai hay còn gọi là bảng đánh giá BMI (Body Mass Index) cho các bé trai nhằm giúp các chuyên gia y tế cũng như các bậc cha mẹ có thể dễ dàng tính nhanh và phát hiện nhanh chóng tình trạng thể trạng của con trai mình đang ở mức nào. Chẳng hạn, cơ thể bé bình thường, gầy ốm, suy dinh dưỡng hay thừa cân, béo phì với các mức độ nặng nhẹ khác nhau ở trên lâm sàng và trong cộng đồng dân số.

Nhu vậy, các điều trên đã cho thấy rằng chỉ số BMI giúp đánh giá cân nặng của các bé trai có phù hợp với chiều cao hiện tại chưa, điều này không chỉ giúp các bé duy trì vóc dáng chuẩn mà còn giúp điều chỉnh cân nặng của trẻ sao cho phù hợp và cân đối. Ở bé trai, cách tính BMI theo công thức cũng như người lớn dựa trên chiều cao và cân nặng.

Chỉ số BMI hay chỉ số khối cơ thể của một cá thể được tính như sau:

Công thức chỉ số BMI = Cân nặng (kg)/ (chiều cao (m) x chiều cao (m))

Hiện nay, đang có 2 loại thang đo phổ biến theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dành cho người châu Âu và thang phân loại của Hội đái tháo đường các nước châu Á (IDI và WPRO) dành cho người châu Á.

Chỉ số BMI đánh giá chiều cao cân nặng bé trai
Chỉ số BMI đánh giá chiều cao cân nặng bé trai

Chiều cao cân nặng bé trai thế nào là chuẩn?

Bảng tiêu chuẩn chiều cao cân nặng bé trai của bé trai theo từng độ tuổi dựa theo WHO thể hiện mức độ chiều cao cân nặng bé trai trong tổng số 100 bé cùng độ tuổi. Chỉ cần chiều cao, cân nặng của bé nằm trong vùng M (trung bình) là được. Nếu thuộc khu vực 2SD thì cân nặng, chiều cao của bé (thấp hơn) so với tuổi. Dưới đây là một số giá trị chiều cao cân nặng bé trai chuẩn từ 0 – 5 tuổi theo WHO:

Tháng/tuổiCân nặng chuẩn (kg)Chiều cao chuẩn (cm)
03,349,9
14,554,7
25,658,4
36,461,4
47,063,9
57,565,9
67,967,6
78,369,2
88,670,6
98,972,0
109,273,3
119,474,5
129,675,7
139,976,9
1410,178
1510,379,1
1610,580,2
1710,781,2
1810,982,3
1911,183,2
2011,384,2
2111,585,1
2211,886,0
2312,086,9
2412,287,8
2,5 tuổi13,391,9
3 tuổi14,396,1
3,5 tuổi15,399,9
4 tuổi16,3103,3
4,5 tuổi17,3106,7
5 tuổi18,3110,0
Bảng đo chiều cao cân nặng bé trai

Kiểm tra thể trạng sức khỏe cho bé trai ở đâu?

Viện dinh dưỡng quốc gia

Viện dinh dưỡng quốc gia được Thủ tướng Chính phủ xếp vào là một trong sáu viện trên toàn quốc của ngành y tế. Viện không chỉ thực hiện nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng và cơ cấu bữa ăn hàng ngày của người Việt mà còn là nơi đề xuất các biện pháp phòng bệnh về dinh dưỡng cũng như phân tích giá trị dinh dinh dưỡng thực phẩm, vệ sinh ăn uống, dinh dưỡng điều trị, đào tạo cán bộ dinh dưỡng.

Trẻ em sẽ được viện cung cấp các hạng mục khám như sau:

  • Tư vấn và xây dựng chế độ ăn uống cho bé theo độ tuổi và tình trạng sức khỏe
  • Thừa cân, béo phì
  • Biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng, còi xương
  • Thiếu chất dinh dưỡng

Chuyên gia dinh dưỡng Hồ Ngọc Anh Thư

Chuyên gia dinh dưỡng Hồ Ngọc Anh Thư có nhiều kinh nghiệm về khám bệnh dinh dưỡng, tư vấn và giám sát thực đơn, khẩu phần ăn tại nhiều bệnh viện và tổ chức y tế tại Hoa Kỳ. Các chuyên môn thăm khám của chuyên gia bao gồm:

  • Các bệnh liên quan đến tiêu hóa
  • Các vấn đề liên quan dinh dưỡng và sức khỏe
  • Tư vấn và trị liệu dinh dưỡng cơ bản
  • Tư vấn bổ sung
  • Lập thực đơn 2 tuần
  • Tư vấn bằng tiếng Anh

Bác sĩ Nguyễn Thị Đan Thanh

Bác sĩ Nguyễn Thị Đan Thanh tốt nghiệp Thạc sĩ Dinh dưỡng tại Đại học Y Hà Nội với hơn 11 năm kinh nghiệm nghiên cứu, giảng dạy trong lĩnh vực dinh dưỡng Nhi khoa và người lớn. Các chuyên môn khám của bác sĩ bao gồm:

  • Đo và đánh giá các chỉ số nhân trắc (chiều cao, vòng đầu, BMI, cân nặng,…), tiết chế dinh dưỡng
  • Đánh giá sự tăng trưởng và phát triển của trẻ
  • Khám các cơ quan, tư vấn dinh dưỡng, tiêm chủng
  • Khám và tư vấn sức khỏe, dinh dưỡng online qua điện thoại/ video call/ chat,…

Bác sĩ Nguyễn Lê Hồng Vân

Bác sĩ Nguyễn Lê Hồng Vân đã có hơn 15 năm trong lĩnh vực tư vấn và xây dựng chế độ ăn uống, dinh dưỡng cho trẻ ở mọi lứa tuổi. Bác sĩ có kinh nghiệm công tác tại các bệnh viện lớn như Nhi đồng 1, Chợ Rẫy và Hoàn Mỹ. Bác sĩ có nhiều chuyên môn thăm khám như:

  • Khám và tư vấn bệnh nhi online
  • Khám và tư vấn dinh dưỡng online
  • Khám bệnh nhi trực tiếp tại phòng khám
  • Khám và tư vấn dinh dưỡng trực tiếp tại phòng khám

Bác sĩ Nguyễn Viết Quỳnh Thư

Bác sĩ Nguyễn Viết Quỳnh Thư có hơn 23 năm kinh nghiệm chuyên khoa dinh dưỡng, từng là bác sĩ cấp cao, phó trưởng khoa, trưởng khoa Dinh dưỡng tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TPHCM. Hiện bác sĩ đang là trưởng khoa Dinh dưỡng và Tiết chế thuộc bệnh viện FV. Chuyên môn khám và điều trị của bác sĩ bao gồm:

  • Nuôi ăn nhân tạo qua ống thông hoặc tĩnh mạch
  • Dinh dưỡng hỗ trợ bệnh lý đái tháo đường, ung thư, tim mạch,…
  • Béo phì và rối loạn mỡ máu
  • Suy dinh dưỡng và béo phì ở trẻ em

Yếu tố ảnh hưởng phát triển chiều cao cân nặng bé trai

Vấn đề dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng có thể ảnh hưởng rất lớn tới bảng đo chiều cao cân nặng bé trai. Nếu trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng mà không có các giải pháp can thiệp kịp thời sẽ khiến trẻ chịu hàng loạt các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như:

  • Không thể phát triển tầm vóc;
  • Dễ mắc bệnh vặt như cảm cúm, viêm phổi, sốt, nhiễm virus,…
  • Chậm phát triển trí não, ngôn ngữ, giao tiếp kém và việc học tập cũng; trở nên khó khăn hơn rất nhiều so với những trẻ bình thường khác.

Sức khỏe của mẹ khi mang thai

Qua những nghiên cứu của Viện thấy rằng, hậu quả của suy dinh dưỡng có thể kéo dài qua nhiều thế hệ. Các bà mẹ từng bị suy dinh dưỡng khi còn nhỏ hoặc tuổi vị thành niên khi lớn có khả năng bị suy dinh dưỡng khi mang thai. Nếu các bà mẹ bị suy dinh dưỡng nguy cơ con cái sinh ra sẽ yếu ớt, nhẹ cân dễ dẫn đến trẻ thiếu cân hay thấp còi trong năm đầu sau sinh. Nguy hiểm hơn các trẻ này có nguy cơ tử vong cao và khó phát triển bình thường.

Yếu tố di truyền

Ngoài ra thì hội chứng Down do đột biến di truyền ở nhiễm sắc thể cũng dẫn đến trẻ phát triển chậm hoặc khó có thể phát triển bình thường về cả thể chất lẫn trí tuệ như các bạn đồng trang lứa. Một số bệnh lý liên quan đến di truyền do đột biến gen như thiếu máu như huyết tán, thiếu máu do thiếu sắt,… cũng sẽ khó phát triển chiều cao cân nặng bé trai.

Thalassemia sẽ ảnh hưởng chiều cao cân nặng bé trai
Thalassemia sẽ ảnh hưởng chiều cao cân nặng bé trai

Bệnh lý ngoài di truyền

Một số trường hợp gặp các vấn đề về phát triển chiều cao cân nặng bé trai có thể do một số bệnh lý mạn tính gây nên tình trạng chậm tăng trưởng ở trẻ như:

  • Hen suyễn
  • Bệnh tim bẩm sinh
  • Suy thận mạn
  • Trẻ có bệnh lý thần kinh cơ, hở hàm ếch
  • Một số vấn đề về tâm thần kinh
  • Một số bệnh khác như suy tim, tiểu đường, nhiễm HIV,…

Tác động của hormone

Lý do tăng trưởng phát triển chiều cao cân nặng bé trai còn phụ thuộc vào hormone. Việc tăng hay giảm một loại hormone nào đó cũng khiến dễ gây nên các rối loạn tăng trưởng phát triển chiều cao cân nặng bé trai trong khoảng 10 năm đầu đời. Chẳng hạn như trẻ bị suy tuyến giáp sẽ không đủ sản xuất hormone cần thiết cho xương phát triển.

Chiều cao cân nặng bé trai quá cao báo hiệu điều gì?

Dựa trên bảng chiều cao cân nặng bé trai mà chỉ số BMI quá cao có thể là báo hiệu sức khỏe của trẻ đang có vấn đề nghiêm trọng, cần được theo dõi, thăm khám, chẩn đoán và chữa trị kịp thời.  Những nguy cơ với các bé trai bị thừa cân béo phì có thể kể đến như:

  • Trẻ có nguy cơ bị chứng rối loạn mỡ máu, bệnh tim mạch như bệnh mạch vành, đái tháo đường hoặc tăng huyết áp.
  • Khi lượng mỡ dư thừa sẽ tích tụ ở nội tạng đặc biệt là cơ hoành dễ gây  suy giảm chức năng hô hấp, thiếu máu não gây bệnh Pickwick.
  • Bên cạnh đó, các bệnh lý về đường tiêu hóa cũng dễ bắt gặp ở các trẻ này như gan nhiễm mỡ, đầy hơi, táo bón, các bệnh về đường ruột, túi mật,…
Lười vận động khiến trẻ bị thừa cân béo phì
Lười vận động khiến trẻ bị thừa cân béo phì

Chiều cao cân nặng bé trai quá thấp có nghiêm trọng không?

Chiều cao cân nặng bé trai quá thấp dưới 5% so với chỉ số BMI bình thường có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang gặp các vấn đề về sức khỏe như sau:

  • Trẻ đang bị thiếu cân và dễ mắc các chứng bệnh do gầy, nhẹ cân như thấp còi, còi xương, suy dinh dưỡng, chậm phát triển,….
  • Trẻ dễ bị các chứng tụt huyết áp, loãng xương, thiếu dinh dưỡng, suy nhược cơ thể,… nguyên do là cơ thể không được nạp đủ các dưỡng chất như các acid amin gồm glyxin, alanin, glyxin,… các vitamin A, B1, B3, B6, B9, B12, C, E, D, K,… và vi khoáng chất như sắt, kẽm, selen, crom,… rất cần thiết để phát triển cơ xương, xây dựng hàng rào miễn dịch nên dễ mắc các bệnh lý như viêm phổi, viêm gan vàng da,…

Làm gì để tối ưu chiều cao cân nặng cho bé trai?

Rèn luyện thể chất cho bé trai

Việc tập luyện thường xuyên các môn thể thao không những giúp các bé trai phát triển thể chất, thể lực, cải thiện các chức năng của các cơ quan trong cơ thể mà còn giúp các trẻ nâng cao sức đề kháng, sức vóc và cả trí tuệ.

  • Dựa trên bảng đo chiều cao cân nặng bé trai mà các phụ huynh nên chọn các hoạt động thể chất phù hợp, giúp trẻ phát triển được 4 yếu tố như sức mạnh, sức nhanh, sức bền và sự khéo léo. Cha mẹ nên cho các bé trai tập bơi, chạy độ, xe đạp, các môn bóng,cầu, treo xà, kéo co,…
  • Ngoài ra, dựa trên bảng chiều cao cân nặng bé trai thực tế để chọn các bài tập sẽ điều chỉnh cường độ tập luyện, thời gian tập luyện, thời gian cho nghỉ ngơi, tính chất nghỉ ngơi nhằm đảm bảo mỗi buổi tập sẽ đạt được hiệu quả, tránh tác dụng xấu do tập quá sức,…
  • Do hệ xương khớp của trẻ còn non nớt nên để phòng ngừa chấn thương, các bé cần được khám, phân loại thể lực để chọn môn tập, bài tập phù hợp. Trước khi tập, nên chú ý khởi động, sau tập thì chủ động phục hồi tích cực ngoài ra cũng cần bổ sung đủ nước, dinh dưỡng phù hợp,…
Cải thiện tầm vóc bé trai bằng đá bóng
Cải thiện chiều cao cân nặng bé trai bằng đá bóng

Bổ sung dinh dưỡng giúp bé trai phát triển khỏe mạnh

Dựa trên bảng tiêu chuẩn chiều cao cân nặng bé trai mà có thể điều chỉnh  chế độ, thành phần dinh dưỡng sao cho các bé trai phát triển một cách toàn diện nhất:

  • Khi trẻ bắt đầu từ 6 tháng trở lên, đa phần các bé đã sẵn sàng ăn các thực phẩm rắn như ngũ cốc và các loại trái cây, rau quả, thịt xay nhuyễn vì sữa mẹ có thể không cung cấp đủ sắt và kẽm bằng các loại thực phẩm này
  • Trẻ từ 6 đến 12 tháng nên bắt đầu cho trẻ ăn các loại thực phẩm đa dạng khác nhau như thực vật gồm khoai tây, đậu xanh, cà rốt, đậu Hà Lan; trái cây như chuối nghiền, bơ, đào hoặc táo; cũng cần bổ sung thêm các loại thịt băm như heo, gà, bò, cá hồi, tôm, cua vào khẩu phần ăn của trẻ
  • Khi trẻ được 1 tuổi nên tăng dần thức ăn dặm, cung cấp nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt, trái cây, bánh mì, ngũ cốc, sữa và đặc biệt là sữa nguyên kem
  • Trẻ từ 2 đến 5 tuổi có thể ăn những thức ăn giống người lớn, các món ăn có thể dành cho trẻ như cháo đặc, súp đặc, cơm,… đồng thời nên cho trẻ uống sữa ít nhất 1 lần/ngày
  • Bên cạnh đó, cha mẹ nên bổ sung cho các bé những thực phẩm bổ sung chứa nhiều Lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin B1, B2, B3, B6, B9, B12,… giúp đáp ứng đầy đủ các nhu cầu dinh dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời, các chất này giúp hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu dinh dưỡng, cải thiện trẻ biếng ăn và giúp trẻ ăn ngon miệng
Thực phẩm phát triển chiều cao cân nặng bé trai
Thực phẩm phát triển chiều cao cân nặng bé trai

Câu hỏi thường gặp

BMI bao nhiêu là chuẩn ở bé trai 3 tuổi?

Chiều cao cân nặng bé trai BMI chuẩn ở bé trai 3 tuổi trung bình sẽ từ 12,36 cho đến 17,08.

Thói quen nào dễ gây thừa cân béo phì ở bé trai

– Thích ăn các đồ ăn vặt, đồ uống có ga, thực phẩm chiên rán và đồ ăn nhanh
– Thói quen ít vận động
– Ảnh hưởng từ gia đình như bố mẹ cũng ít vận động, thói quen ăn uống không điều độ và cân bằng chính từ gia đình

Bé trai bị thừa cân có nguy cơ mắc bệnh gì?

Trẻ sẽ có nguy cơ mắc các bệnh như tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường ngay khi còn trẻ lúc nhỏ hoặc khi đã trưởng thành.

Mong rằng thông qua bài viết này, Docosan đã cung cấp những thông tin bổ ích về chiều cao cân nặng bé trai. Qua đó, giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ thể trạng cũng như tình trạng sức khoẻ của con trai mình. Cha mẹ có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp, chú ý đến giáo dục thể chất để giúp các bé trai phát triển khoẻ mạnh hơn.