Dấu hiệu thai 9 tuần khỏe mạnh và sự thay đổi của mẹ và thai nhi

Ở tuần thứ 9 của thai kỳ, thai nhi tuy nhỏ nhưng đã phát triển nhanh chóng trong cơ thể của mẹ bầu. Đây là thời điểm để chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé, nên việc biết được các dấu hiệu thai 9 tuần khỏe mạnh là điều vô cùng quan trọng. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để giúp theo dõi tình trạng thai nhi và hạn chế các rủi ro thai kỳ nhé!

Thai nhi 9 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Thời điểm 9 tuần tuổi, thai nhi dài khoảng 17-22 mm tính từ đầu đến mông, tương đương với kích thước của một quả cherry. Khuôn mặt của bé ngày càng rõ ràng hơn với đôi mắt to hơn và hình thành sắc tố bên trong. Bé đã hình thành chiếc miệng nhỏ và lưỡi với những chồi vị giác nhỏ. Tứ chi của thai nhi cũng phát triển với các gờ nhỏ xuất hiện, xác định vị trí ngón tay và ngón chân, mặc dù chúng vẫn chưa tách rời ra. Các mạch máu nhỏ li ti có thể nhìn thấy dưới lớp da trong suốt của bé và bộ xương cũng bắt đầu hình thành. Các cơ quan nội tạng quan trọng như tim, não, phổi, thận và ruột tiếp tục phát triển. Nhau thai và dây rốn cũng đang phát triển, cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho thai nhi. Sự phát triển này đảm bảo thai nhi có đủ các chức năng cần thiết để sống và phát triển sau khi ra ngoài tử cung. Cơ quan sinh dục của thai nhi đang bắt đầu hình thành nhưng giới tính của bé vẫn chưa xác định được. Vì trong giai đoạn này, các dấu hiệu của sự phát triển giới tính vẫn chưa rõ ràng và sự hoàn thiện các cơ quan sinh dục sẽ tiếp tục diễn ra. Khi thai được 18 đến 21 tuần, bác sĩ sẽ chỉ định làm siêu âm để xác định chính xác giới tính của bé.

Thai nhi 9 tuần dài khoảng 17-22mm tương đương với kích thước của một quả cherry
Thai nhi 9 tuần dài khoảng 17-22 mm tương đương với kích thước của một quả cherry

Dấu hiệu thai 9 tuần khỏe mạnh

Hình dạng của thai nhi 9 tuần

  • Thai nhi có kích thước tương đương với một trái nho hoặc quả cherry, dài khoảng 17 đến 22 mm và nặng khoảng 2 gram.
  • Đầu thai nhi vẫn lớn hơn so với phần còn lại của cơ thể. Cơ thể bắt đầu thẳng ra, nhưng vẫn còn hơi cong.
  • Các đặc điểm khuôn mặt đang trở nên rõ ràng hơn. Mắt đã trở nên nổi bật hơn, với sự hình thành của mí mắt. Tai bắt đầu hình thành ở hai bên đầu và mũi trở nên rõ nét hơn.

Thai 9 tuần CRL bao nhiêu?

Thai 9 tuần sẽ có CRL khoảng từ 23 đến 30mm. CRL (Crown-Rump Length) là thuật ngữ y khoa dùng để chỉ chiều dài từ đỉnh đầu đến mông của phôi thai hoặc thai nhi trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Đây là một chỉ số quan trọng được sử dụng để xác định tuổi thai và đánh giá sự phát triển của thai nhi.

Thai 9 tuần sẽ có CRL khoảng từ 23 đến 30mm
Thai 9 tuần sẽ có CRL khoảng từ 23 đến 30mm

Thai 9 tuần đã máy chưa?

Ở tuần thứ 9 của thai kỳ, thai nhi đã bắt đầu phát triển và có những chuyển động nhỏ, nhưng những chuyển động này vẫn rất nhẹ và mẹ chưa thể cảm nhận được. Những chuyển động này có thể được quan sát qua siêu âm, nhưng thường chỉ thấy được dưới dạng những cử động nhỏ hoặc những rung động nhẹ. Thông thường, mẹ sẽ bắt đầu cảm nhận được chuyển động của thai nhi từ khoảng tuần thứ 16 đến tuần thứ 25 của thai kỳ, tùy thuộc vào thể trạng từng người.

Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ khi mang thai tuần thứ 9

Trong tuần thứ 9 của thai kỳ, cơ thể mẹ có những thay đổi như:

  • Ngực của mẹ sẽ lớn hơn, vì vậy hãy cân nhắc mặc áo ngực hỗ trợ để cảm thấy thoải mái hơn.
  • Cảm xúc của người mẹ thường xuyên thay đổi, có thể vui vẻ trong một khoảng thời gian ngắn và sau đó đột nhiên trở nên buồn bã. Đây là điều bình thường trong thai kỳ và tâm trạng sẽ dần ổn định theo thời gian.
  • Dịch âm đạo sẽ tiết ra nhiều hơn ở giai đoạn này là điều bình thường do việc thay đổi hormone. Nếu dịch có mùi khó chịu hoặc lạ, bạn cảm thấy ngứa ngáy, đau rát, hoặc có cảm giác đau khi đi tiểu thì có thể bạn đang bị nhiễm trùng âm đạo, cần được kiểm tra kịp thời.
Từ giai đoạn thai 9 tuần, ngực của người mẹ sẽ lớn hơn nhiều nên việc lựa chọn áo ngực thoải mái rất cần thiết
Từ giai đoạn thai 9 tuần, ngực của người mẹ sẽ lớn hơn nhiều nên việc lựa chọn áo ngực thoải mái rất cần thiết

Mang thai nhi 9 tuần, mẹ bầu cần lưu ý những gì?

Mẹ bầu cần lưu ý những việc sau trong giai đoạn thai nhi 9 tuần tuổi:

  • Thời gian khám thai: Mẹ bầu nên đi khám thai lần đầu trong khoảng thời gian từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 10 của thai kỳ.
  • Siêu âm thăm dò: Việc siêu âm giúp kiểm tra tim thai, kích thước của phôi thai và loại trừ các trường hợp thai ngoài tử cung.
  • Thực hiện các xét nghiệm cần thiết: Bạn có thể được chỉ định làm các xét nghiệm như xét nghiệm máu trước sinh, kiểm tra nhiễm sắc thể của thai nhi, sàng lọc tiền sản, siêu âm cấu trúc, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ và xét nghiệm Strep B.
  • Bổ sung dinh dưỡng: Bác sĩ có thể kê đơn bổ sung axit folic (đến tuần 12) và có thể thêm vitamin tổng hợp, canxi, vitamin D và DHA. Tránh ăn thực phẩm chưa tiệt trùng hoặc chưa nấu chín như sushi, hàu, trứng hồng đào và thịt bò nấu chưa chín.
  • Tính chất dịch âm đạo: Sự thay đổi mùi dịch âm đạo là bình thường do cảm giác mùi tăng lên trong thai kỳ. Nếu dịch có mùi hôi nặng hoặc màu vàng, xanh, kèm theo ngứa và đau, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức.
Mẹ bé cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để nuôi dưỡng thai kỳ trong giai đoạn sau này
Mẹ bé cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để nuôi dưỡng thai kỳ trong giai đoạn sau này

Mẹ mang thai 9 tuần tuổi nên trao đổi gì với bác sĩ?

Hiện tượng đau nửa đầu

Đau nữa đầu là triệu chứng phổ biến trong thai kỳ và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm tăng thể tích máu, căng thẳng, thiếu ngủ, thay đổi thị giác, tư thế kém, đường huyết thấp, mất nước và cai caffeine. Những người đã từng bị đau nửa đầu thường thấy triệu chứng giảm trong thai kỳ, đặc biệt nếu cơn đau nửa đầu liên quan đến sự thay đổi hormone hàng tháng. Tuy nhiên, có thể có trường hợp cơn đau nửa đầu xảy ra thường xuyên hoặc nghiêm trọng hơn. Nếu bạn bị đau nữa đầu, có thể thử các biện pháp tự chăm sóc như thay đổi thói quen ngủ, tập thể dục nhẹ nhàng, ăn uống lành mạnh, tránh căng thẳng, đắp khăn ấm hoặc lạnh lên đầu, xoa bóp và uống nước nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu bạn gặp cơn đau đầu đột ngột hoặc nghiêm trọng kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, nôn, rối loạn thị giác, đau dưới xương sườn, đau bụng hoặc sưng tay, mặt hoặc chân đột ngột, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ. Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của tiền sản giật, một tình trạng nghiêm trọng liên quan đến huyết áp cao trong thai kỳ.

Đau nữa đầu là một triệu chứng phổ biến trong thai kỳ nhưng nếu kèm theo các dấu hiệu khác như buồn nôn, rối loạn thị giác, phù nề,… hãy gặp bác sĩ ngay
Đau nữa đầu là một triệu chứng xảy ra phổ biến trong thai kỳ

Các xét nghiệm cần thực hiện ở tuần thai thứ 9

Một số xét nghiệm bác sĩ có thể chỉ định cho mẹ trong tuần thứ 9 của thai kỳ như:

  • Siêu âm: Giúp xác định tuổi thai chính xác, kiểm tra nhịp tim của thai nhi và xác nhận sự phát triển của thai nhi. Siêu âm cũng giúp xác định vị trí của thai và kiểm tra dấu hiệu của thai ngoài tử cung.
  • Xét nghiệm máu: Dùng để kiểm tra nhóm máu, tình trạng thiếu máu, và các chỉ số sức khỏe khác. Đôi khi, xét nghiệm này cũng đo mức độ hormone hCG để đảm bảo rằng chỉ số đang tăng lên như mong đợi.
  • Đo đường huyết: Dùng để kiểm tra các vấn đề liên quan đến đường huyết sớm trong thai kỳ.
  • Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs): Nếu chưa thực hiện trong lần khám thai đầu tiên, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Bác sĩ có thể chỉ định làm một số cận lâm sàng như siêu âm, xét nghiệm máu,... ở lần khám thai này
Bác sĩ có thể chỉ định làm một số cận lâm sàng như siêu âm, xét nghiệm máu,… ở lần khám thai này

Liên hệ bệnh viện Đồng Nai để khám thai sản ngay.

Lưu ý dành cho mẹ bầu và thai nhi 9 tuần

Trong thời điểm thai nhi 9 tuần tuổi, bạn có thể nâng cao sức khỏe của mình bằng cách thực hiện một số việc như:

  • Ngăn ngừa tình trạng ợ nóng: Hãy ăn các bữa ăn nhỏ hơn trong ngày (điều này cũng có thể giúp giảm buồn nôn), tránh ăn nhiều vào ban đêm, tránh thực phẩm cay và nhiều dầu mỡ. Nếu triệu chứng vẫn tiếp tục, hãy hỏi bác sĩ về việc sử dụng thuốc hỗ trợ.
  • Mặc quần áo co giãn: Hãy chọn các loại vải mỏng và có tính đàn hồi tốt. Các trang phục có chất liệu thun co giãn và thông thoáng sẽ giúp bạn thoải mái hơn trong sinh hoạt hằng ngày.
  • Uống nước thường xuyên: Uống nhiều nước có thể giúp giảm các vấn đề trong thai kỳ, từ đầy bụng, đau đầu đến táo bón. Hãy đảm bảo uống 8 cốc nước hoặc chất lỏng không chứa caffeine mỗi ngày để duy trì đủ nước và giảm thiểu khó chịu liên quan đến thai kỳ.
Hãy chọn các trang phục rộng rãi, co giãn tốt để thoải mái trong việc sinh hoạt của mẹ
Hãy chọn các trang phục rộng rãi, co giãn tốt để thoải mái trong việc sinh hoạt của mẹ

Xem thêm: 

Ở tuần thứ 9, thai nhi đang phát triển nhanh với những thay đổi quan trọng về hình dạng và chức năng cơ thể. Đây là giai đoạn mẹ bầu cần chú ý chăm sóc bản thân để tạo nền tảng vững chắc cho những tháng tiếp theo của thai kỳ. Hãy lắng nghe cơ thể và tham khảo ý kiến của bác sĩ khi cần thiết để đảm bảo sức khoẻ cho cả mẹ và bé. Theo dõi Docosan để xem thêm được các kiến thức y khoa bổ ích một cách sớm nhất nhé! Nguồn tham khảo:  1. 9 weeks pregnant

  • Link tham khảo: https://raisingchildren.net.au/pregnancy/week-by-week/first-trimester/9-weeks
  • Ngày tham khảo: 23/08/2024

2. Week-by-week guide to pregnancy 

  • Link tham khảo: https://www.nhs.uk/start-for-life/pregnancy/week-by-week-guide-to-pregnancy/1st-trimester/week-9/
  • Ngày tham khảo: 23/08/2024

3. Fetal gender and sonographic assessment of crown–rump length: implications for multifetal pregnancy reduction

  • Link tham khảo: https://obgyn.onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1002/uog.1084
  • Ngày tham khảo: 23/08/2024