Lưu ý khi uống thuốc tránh thai hàng ngày sau khi hết kinh

Uống thuốc tránh thai hàng ngày sau khi hết kinh hay thời điểm nào là một trong những thắc mắc của chị em phụ nữ khi sử dụng biện pháp ngừa thai này. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Uống thuốc tránh thai hàng ngày sau khi hết kinh có được không?

Hiện nay trên thị trường đang có chủ yếu hai loại thuốc ngừa thai hàng ngày đó là:

Thuốc ngừa thai loại 21 viên: nhiều bạn lầm tưởng rằng uống thuốc tránh thai không dùng ngày đầu kinh nguyệt, tuy nhiên điều này hoàn toàn sai. Với loại thuốc tránh thai 21 viên này thì viên đầu tiên cần được uống vào ngày thứ nhất của chu kỳ kinh. Trường hợp chị em đã hành kinh được 5 ngày sau đó mới dùng thuốc thì viên đầu tiên cần phải được dùng vào ngày thứ 5 và sau đó mỗi ngày sử dụng 1 viên cho đến khi hết vỉ thuốc. Thời gian sau đó chị em cần nghỉ 7 ngày, ngưng dùng thuốc rồi mới sử dụng tiếp tục vỉ thuốc thứ 2

Thuốc ngừa thai loại 28 viên: nhìn chung thì cách uống thuốc tránh thai hàng ngày loại vỉ 28 viên cũng tương tự như loại 21 viên, 7 viên bổ sung thêm là giả dược chứa thành phần chính là sắt hoặc đường, không chứa hormone. 7 viên giả dược này được sản xuất với mục đích chính là để chị em duy trì thói quen uống thuốc, tránh phải việc đếm nhầm ngày làm giảm hiệu quả của thuốc.

Tuy khác nhau về số lượng viên nhưng cả hai loại thuốc ngừa thai 21 hay 28 viên đều hoạt động dựa trên cơ chế giống nhau: ức chế quá trình rụng trứng, ngăn không cho trứng gặp tinh trùng do làm dầy lớp chất nhầy của tử cung và làm mỏng lớp niêm mạc tử cung đi để ngăn chặn sự làm tổ của trứng đã thụ tinh.

Uống thuốc tránh thai hàng ngày khi không có kinh hay uống thuốc tránh thai hàng ngày sau khi sạch kinh đều được chấp nhận. Nguyên tắc quan trọng là bạn phải uống đủ số viên, uống đúng theo hướng dẫn và duy trì thói quen sử dụng thuốc nếu không sử dụng các biện pháp tránh thai khác.

Xem thêm:

Nên uống thuốc tránh thai hàng ngày sau khi hết kinh không?

Với những chị em mới làm quen với thuốc sẽ gặp bối rối, khó khăn trong vấn đề uống thuốc tránh thai hàng ngày vào thời điểm nào là hợp lý nhất và liệu rằng uống thuốc tránh thai hàng ngày khi không có kinh có mất hiệu quả của thuốc không.

Hết kinh 5 ngày uống thuốc tránh thai được không? Câu trả lời là bạn có thể uống thuốc tránh thai hàng ngày vào bất kỳ lúc nào trong ngày và bất kỳ ngày nào trong tháng. Tuy nhiên, bạn vẫn nên uống cố định vào một khoảng thời gian nhất định (ví dụ như sau bữa ăn tối, sau ăn sáng) để tạo thói quen không quên uống thuốc tránh thai hàng ngày, đồng thời cũng giúp thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất.

Uống thuốc tránh thai hàng ngày khi không có kinh chị em vẫn sẽ được bảo vệ an toàn, không lo mang thai. Ngoài ra, uống thuốc tránh thai hàng ngày bao lâu thì có tác dụng cũng là một câu hỏi mà nhiều người dùng lo lắng. Câu trả lời là các loại thuốc ngừa thai hàng ngày có tác dụng trong khoảng từ 1 đến 7 ngày kể từ khi uống viên đầu tiên.

Mất kinh sau khi uống thuốc tránh thai hàng ngày

Ghi nhận một số trường hợp sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày và gặp tình trạng mất kinh. Khi đã sử dụng thuốc tránh thai thì đương nhiên chị em không muốn có “tin vui”. Do đó nếu uống thuốc tránh thai nhưng gặp tình trạng mất kinh hay trễ kinh thì dễ xuất hiện tâm lý hoang mang, lo lắng, e ngại hiệu quả của thuốc, thuốc tránh thai không có tác dụng và liệu bản thân có gặp tình trạng phụ khoa gì không.

Nguyên nhân của tình trạng uống thuốc tránh thai nhưng mất kinh là:

  • Sử dụng thuốc tránh thai sai cách: ví dụ với loại thuốc tránh thai 21 viên/vỉ nếu chị em đang uống thuốc đều đặn nhưng lại bỏ qua 7 ngày không uống, rồi sau đó sử dụng vỉ thuốc tránh thai mới. Điều này có nghĩa là bạn đã bỏ lỡ chu kỳ kinh nguyệt và cho đến khi uống hết vỉ thuốc đầu, bạn sẽ không có kinh. 
  • Thay đổi nội tiết tố: thay đổi nồng độ nội tiết bên trong cơ thể dẫn tới mất cân bằng hormone là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho chị em mất kinh khi sử dụng thuốc tránh thái hàng ngày.
  • Căng thẳng quá mức do công việc, học tập, áp lực trong cuộc sống làm cho chức năng vùng dưới đồi trong não suy giảm và điều hòa hormone của cơ thể bị ảnh hưởng.
  • Dùng thuốc tránh thai liên tục và kéo dài làm lớp niêm mạc tử cung mỏng đi. Khi niêm mạc tử cung không đủ dày thì sẽ không đủ, không có hiện tượng bong tróc và xuất hiện hành kinh như bình thường.
  • Giảm cân quá mức khiến cơ thể suy kiệt, không đủ năng lượng để sản xuất hormone gây gián đoạn chu kỳ kinh.

Ngoài những nguyên nhân trên đây thì có thể xảy ra tình huống uống thuốc ngừa thai nhưng mất kinh là do mang thai không? Tất nhiên là có thể vì không có biện pháp tránh thai nào là tuyệt đối. Vì thế, vẫn có trường hợp uống thuốc tránh thai nhưng vẫn đậu thai, tuy nhiên tỷ lệ này là vô cùng thấp và chỉ có thể xảy ra với một số ít trường hợp mà thôi. 

Nguyên nhân cho “tai nạn” này chủ yếu là do chị em dùng thuốc không đúng cách. Tình huống hay gặp là khi đã quan hệ tình dục nhưng trong vòng 48 – 72 giờ quên uống thuốc tránh thai khẩn cấp hay quên uống 2 liều liên tiếp trở lên thuốc hàng ngày hoặc uống không đúng giờ cố định thì sẽ có nguy cơ mang thai.

Để khẳng định chắc chắn hơn có phải việc trễ kinh, mất kinh sau khi uống thuốc tránh thai là do mang thai hay không, tốt nhất chị em nên quan sát thêm một số thay đổi của cơ thể trong khoảng thời gian gần đây như đau thắt lưng, căng tức ngực, buồn nôn kiểu thai nghén,… và dùng que thử thai tại nhà để kiểm tra xem bản thân có thực sự mang thai không.

Khi gặp phải tình trạng uống thuốc tránh thai nhưng không mất kinh trước tiên chị em phụ nữ không nên quá lo lắng. Do cơ thể phải cần một khoảng thời gian thích ứng nên dễ xảy ra các tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Đây cũng chính là tác dụng phụ của thuốc tránh thai hàng ngày.

Xem thêm:

Docosan xin chân thành cảm ơn các bạn đã dành thời gian để tìm đọc bài viết “Lưu ý khi uống thuốc tránh thai hàng ngày sau khi hết kinh”. Như vậy, uống thuốc tránh thai hàng ngày sau khi không có kinh hay bất cứ khoảng thời gian nào đều không quan trọng bằng việc tuân thủ hướng dẫn sử dụng cũng như uống thuốc đủ liều dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.


Nguồn tham khảo: NHS