7 dấu hiệu nhận biết cơ thể thiếu vitamin cần bổ sung ngay!

Mỗi cơ thể có nhu cầu vitamin khác nhau. Trừ khi tình trạng trở nên nghiêm trọng, thiếu vitamin thường không dễ nhận biết từ sớm. Sự thiếu hụt vitamin ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như là mệt mỏi, suy nhược, khả năng miễn dịch kém,… Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau.

thiếu vitamin

Tóm tắt nội dung

Vitamin là gì? Có bao nhiêu loại vitamin?

Vitamin là nhóm hợp chất hữu cơ có trong thực phẩm và là chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể duy trì hoạt động bình thường. Cơ thể không thể tự tổng hợp được vitamin, vì thế nó phải được cung cấp thông qua chế độ ăn uống hoặc thực phẩm bổ sung.

Có 13 loại vitamin khác nhau và mỗi loại đóng một vai trò quan trọng trong các chức năng khác nhau, chia thành 2 nhóm:

Nhóm vitamin tan trong dầu

Bao gồm vitamin A, D, E, K. Các vitamin này tan trong chất béo, được lưu trữ trong gan và mô mỡ của cơ thể.

Vitamin A

Vitamin A tồn tại ở dạng retinol và retinyl esters trong các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như sữa, gan, cá trong khi tiền vitamin A carotenoid thì có nhiều trong thực vật như trái cây, rau, dầu thực vật,…

Vitamin A rất cần thiết cho sức khỏe với vai trò hỗ trợ tăng trưởng tế bào, tăng cường chức năng miễn dịch, phát triển thai nhi và thị lực.

Nhiều người biết đến vitamin A như là vitamin của mắt. Retinal (dạng hoạt động của vitamin A) kết hợp protein opsin để tạo thành rhodopsin, một chất cần thiết cho khả năng nhìn màu và nhìn trong điều kiện ánh sáng yếu.

Ngoài ra, vitamin A còn hỗ trợ chức năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng, hỗ trợ sức khỏe sinh sản và sự phát triển của thai nhi.

Vitamin D

Vitamin D là một loại vitamin tan trong chất béo bao gồm vitamin D1, D2 và D3. Cơ thể sản xuất vitamin D một cách tự nhiên khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời hoặc có thể nhận được từ một số thực phẩm bổ sung.

Nhận đủ vitamin D tốt cho sự tăng trưởng và phát triển điển hình của xương và răng, cũng như tạo điều kiện cho hệ thống miễn dịch hoạt động, làm tăng khả năng chống lại một số bệnh.

Vitamin E

Vitamin E là một chất dinh dưỡng chống oxy hóa hòa tan trong chất béo có trong nhiều loại thực phẩm như các loại hạt, dầu thực vật, bơ, bông cải xanh, ớt chuông,… Có 8 dạng vitamin E tự nhiên và alpha – tocopherol là dạng mà cơ thể chủ yếu sử dụng.

Vitamin E hoạt động như một chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do. Điều này giúp giảm các tổn thương tế bào, hạn chế quá trình lão hóa.

Ngoài ra, vitamin E rất quan trọng đối với chức năng miễn dịch, biểu hiện gen, truyền tín hiệu tế bào và ngăn ngừa đông máu quá mức.

Vitamin K

Cơ thể cần vitamin K cho các quá trình đông máu, chuyển hóa xương và điều chỉnh nồng độ canxi trong máu.

Vitamin K1 hay phylloquinone, là loại vitamin chính của vitamin K, có nguồn gốc từ thực vật như cải xoăn, rau bina, cải xanh, củ cải,… Trong khi đó, vitamin K2 hay menaquinone có trong một số thực phẩm lên men và có nguồn gốc từ động vật như đậu nành lên men, thịt, sữa, trứng,…

Vì vitamin đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người, bạn cần chủ động hơn trong việc thăm khám nếu cơ thể xuất hiện biểu hiện bất thường:

Nhóm vitamin tan trong nước

Bao gồm vitamin C và 8 loại vitamin B (B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, B12). Các vitamin này tan trong nước và không được lưu trữ lâu trong cơ thể. Do đó, chúng cần phải được cung cấp đều đặn thông qua nguồn thực phẩm.

Vitamin C

Vitamin C còn được gọi là acid ascorbic, là một chất dinh dưỡng thiết yếu giúp hình thành collagen, hấp thu sắt, hỗ trợ miễn dịch và tăng cường chữa lành vết thương.

Các loại thực phẩm giàu vitamin C bao gồm trái cây họ cam quýt, dâu tây, cà chua, bông cải xanh,…Vitamin C là một trong những vitamin tan trong nước, do đó cơ thể không lưu trữ chúng nên cần phải bổ sung trong chế độ ăn uống để duy trì mức độ khỏe mạnh.

Vitamin B

Vitamin B là một nhóm gồm 8 chất dinh dưỡng thiết yếu bao gồm vitamin B1 (thiamin), vitamin B2 (riboflavin), vitamin B3 (niacin), vitamin B5 (acid pantothenic), vitamin B6 (pyridoxine), vitamin B7 (biotin), vitamin B9 (folate), vitamin B12 (cobalamin) có vai trò quan trọng trong nhiều cơ quan và hệ thống cơ thể.

Nhóm vitamin B giúp cơ thể chuyển đổi thức ăn thành năng lượng, sản xuất tế bào máu, duy trì các tế bào da, tế bào não và các mô cơ thể khác khỏe mạnh. Vitamin B thường xuất hiện cùng nhau trong cùng một loại thực phẩm vì thế để nhận đủ vitamin B cần ăn đa dạng các nguồn thực phẩm khác nhau.

Vì vitamin đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người, bạn cần chủ động hơn trong việc thăm khám nếu cơ thể xuất hiện biểu hiện bất thường:

Điều trị thiếu vitamin ở đâu?

Bất cứ khi nào cơ thể có dấu hiệu thiếu vitamin, bạn có thể đến các bệnh viện, phòng khám uy tín để được các bác sĩ có chuyên môn thăm khám và đưa ra hướng dẫn điều trị tốt nhất. Dưới đây là một số phòng khám tham khảo:

Phòng khám Nhi Đồng 315 – Chi nhánh Đinh Tiên Hoàng – Quận 1

Hệ Thống Phòng khám Nhi Đồng 315 cung cấp dịch vụ nhi khoa toàn diện trong đó bao gồm thăm khám và tư vấn dinh dưỡng cho các bé để sớm phát hiện, phòng ngừa và điều trị các vấn đề liên quan đến thiếu vitamin ở trẻ – đối tượng thường xuyên thiếu hụt dinh dưỡng.

Các bác sĩ của Phòng Khám Nhi Đồng 315 đều rất giàu kinh nghiệm và đang trực tiếp khám chữa bệnh tại các khoa Nhi của bệnh viện Nhi đồng 1 và 2. Với các bài kiểm tra tổng quát, xét nghiệm, bác sĩ sẽ chẩn đoán và có những can thiệp y học cần thiết cho bé và đưa ra lời khuyên chăm sóc bé một cách tốt nhất.

Phòng khám Nhi đồng Diamond Ký Con

Phòng khám Nhi đồng Diamond Ký Con sở hữu các bác sĩ nhi khoa hàng đầu như BSCKI Trần Ngọc Lưu, Bác sĩ Lê Quang Mỹ đang công tác tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Cùng với việc sử dụng các phần mềm quản lý bệnh án điện tử, mọi người có thể dễ dàng tìm thấy thông tin và đặt lịch khám khi có nhu cầu khám và tư vấn về các dấu hiệu thiếu vitamin, đặc biệt là ở đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Phòng khám Nhi khoa Sunshine – Sunshine Pediatrics Clinic 

Phòng khám Sunshine của Thạc sĩ Bác sĩ Nguyễn Thị Đan Thanh với hơn 11 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dinh dưỡng giúp tư vấn, thăm khám và hướng dẫn điều trị tận tình cho các bệnh nhân có các biểu hiện thiếu vitamin.

Chuyên gia Dinh dưỡng Hồ Ngọc Anh Thư – Khám Online 

Để tiếp cận với các chuyên gia một cách thuận tiện và nhanh chóng nhất, bạn có thể liên hệ với Chuyên gia Dinh dưỡng Hồ Ngọc Anh Thư. Với kinh nghiệm làm việc, khám bệnh dinh dưỡng, tư vấn và giám sát thực đơn/khẩu phần ăn tại các bệnh viện và tổ chức y tế tại Hoa Kỳ, chuyên gia Hồ Ngọc Anh Thư chuyên khám và điều trị các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng và sức khỏe trong đó bao gồm tình trạng cơ thể thiếu vitamin.

Dấu hiệu thiếu vitamin của cơ thể

Có nhiều triệu chứng khác nhau của sự thiếu hụt vitamin. Hầu hết các triệu chứng chỉ bắt đầu xuất hiện khi một người không có đủ vitamin trong vài tháng. Một số biểu hiện thiếu vitamin phổ biến thường gặp như:

Mệt mỏi và suy nhược

Khi cơ thể thiếu vitamin, bạn luôn cảm thấy buồn ngủ hoặc uể oải, điều này cho thấy bạn có thể bị thiếu một hoặc cùng lúc vitamin D, vitamin B hoặc vitamin C.

Vitamin D có vai trò giúp xương và cơ chắc khỏe do đó khi cơ thể thiếu vitamin này, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và yếu cơ. 

Bên cạnh đó, vitamin B và vitamin C đều tham gia vào việc tạo năng lượng trong tế bào, vì thế biểu hiện thiếu vitamin các nhóm này khiến bạn cảm thấy kiệt sức.

Ngoài ra, thiếu folate (vitamin B9) có thể gây mệt mỏi và suy nhược cơ thể. Khi đó, cơ thể xuất hiện tình trạng thiếu máu, các tế bào hồng cầu không cung cấp đủ oxy tới các mô cho các quá trình chuyển hóa.

Da và tóc khô

Da và tóc khô là triệu chứng phổ biến của sự thiếu hụt vitamin A, vitamin B7 và vitamin C. Thiếu vitamin B7 (biotin) khiến tóc mất đi độ đàn hồi và dẫn đến tình trạng tóc khô, hư tổn, dễ gãy rụng. Triệu chứng thiếu vitamin A và C có thể gây ra da đầu khô, bong tróc và gãy rụng cùng với tình trạng dễ phát ban và nổi mụn trên da.

Trầm cảm

Dấu hiệu thiếu vitamin B, vitamin C và vitamin D đôi khi có liên quan đến chứng trầm cảm. Có thể bổ sung thêm các chất này cùng với thuốc trầm cảm dưới sự hướng dẫn của bác sĩ cho thấy khả năng giảm bớt triệu chứng bệnh.

Dễ bầm tím hoặc chảy máu

Dễ bầm tím và chảy máu xảy ra do các vấn đề về đông máu, khả năng lành vết thương kém hay có liên quan đến sự hình thành collagen. Tình trạng này cũng có thể xảy ra khi cơ thể thiếu vitamin C hoặc vitamin K (nhất là ở trẻ sơ sinh).

Vết thương lâu lành

Các vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin D và vitamin K là thành phần quan trọng cho các quá trình lành thương. Chúng hỗ trợ tạo collagen, xây dựng lại các loại tế bào hoặc mô khác nhau, thúc đẩy sức khỏe tế bào thông qua hoạt động chống oxy hóa.

Dễ bị nhiễm trùng

Thiếu vitamin A, vitamin C, vitamin D có ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của bạn khiến bạn dễ bệnh nhiễm trùng và mắc các bệnh truyền nhiễm như: bệnh tiêu chảy, bệnh sởi, bệnh hô hấp,…

Loãng xương

Các vitamin thiết yếu giúp xương chắc khỏe bao gồm vitamin A, vitamin B6, vitamin B9, vitamin B12, vitamin C, vitamin D, vitamin K.

Khi cơ thể con người già đi, do không được cung cấp đủ lượng vitamin, mật độ xương thấp hơn dẫn đến loãng xương, thậm chí gãy xương.

Vì vitamin đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người, bạn cần chủ động hơn trong việc thăm khám nếu cơ thể xuất hiện biểu hiện bất thường:

Nguyên nhân gây thiếu vitamin

Hầu hết mọi người có thể nhận đủ lượng vitamin cần thiết từ chế độ ăn uống lành mạnh và đa dạng. Tuy nhiên, có nhiều lý do khiến cơ thể thiếu vitamin từ một đến một số loại khác nhau.

Sự thiếu hụt vitamin có những lý do phổ biến bao gồm chế độ ăn uống không đầy đủ, một số tình trạng bệnh lý hoặc cơ thể hấp thụ vitamin kém.

Chế độ ăn uống không đảm bảo

Việc tiêu thụ không đủ một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm nhiều loại trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và nguồn protein có thể dẫn đến các biểu hiện thiếu vitamin. Theo đó, các đối tượng đặc biệt như trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và cho con bú cần có nhu cầu bổ sung vitamin nhiều hơn.

Những người theo chế độ ăn chay hoặc thuần chay nghiêm ngặt có thể có nguy cơ thiếu vitamin cao hơn, chẳng hạn như vitamin B12, chủ yếu được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc động vật.

Khả năng hấp thu kém

Một số tình trạng bệnh lý, chẳng hạn như bệnh celiac, bệnh viêm ruột và các rối loạn ảnh hưởng đến tuyến tụy hoặc gan có thể cản trở việc hấp thụ vitamin từ chế độ ăn uống.

Bên cạnh đó, uống quá nhiều rượu có thể cản trở quá trình hấp thu, lưu trữ và chuyển hóa vitamin, đặc biệt là nhóm vitamin B. 

Ở những người lớn tuổi, biểu hiện thiếu vitamin thường gặp hơn do cảm giác thèm ăn của họ giảm cùng với cơ thể cũng giảm hấp thu dinh dưỡng hơn.

Thuốc

Một số loại thuốc có thể cản trở sự hấp thu hoặc sử dụng vitamin như các loại thuốc kháng axit có thể làm giảm sự hấp thu vitamin B12. Khi sử dụng thuốc lâu dài, dấu hiệu thiếu vitamin có thể xảy ra cảnh báo cơ thể cần cung cấp loại vitamin đó nhiều hơn hoặc nên được thay thế thuốc khác. 

Bệnh lý

Các tình trạng bệnh lý, chẳng hạn như bệnh thận, rối loạn nội tiết tố và bệnh đường ruột mãn tính, có thể dẫn đến các triệu chứng thiếu vitamin do ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ và sử dụng vitamin của cơ thể.

Vì vitamin đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người, bạn cần chủ động hơn trong việc thăm khám nếu cơ thể xuất hiện biểu hiện bất thường:

Chẩn đoán cơ thể thiếu vitamin

Việc chẩn đoán thiếu vitamin có thể gây khó khăn do các triệu chứng này không đặc hiệu, do đó bác sĩ cần phải kết hợp giữa đánh giá tiền sử bệnh, thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cụ thể cho mỗi người.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu có thể cung cấp thông tin có giá trị về tình trạng thiếu vitamin. Ví dụ như công thức máu toàn bộ có thể xác định một số loại bệnh thiếu máu do sự thiếu hụt vitamin B12, folate hay xét nghiệm đo mức độ retinol huyết thanh giúp chẩn đoán cơ thể thiếu vitamin A.

Xét nghiệm bài tiết qua nước tiểu

Đo lượng vitamin hoặc chất chuyển hóa của nó được bài tiết qua nước tiểu có thể xác định mức sử dụng của cơ thể. Chẳng hạn như xét nghiệm bài tiết thiamin trong nước tiểu 24h có thể đánh giá tình trạng thiếu vitamin B1.

Đánh giá chế độ ăn uống

Đánh giá kỹ lưỡng về chế độ ăn uống của bạn có thể cung cấp thêm thông tin chi tiết về tình trạng thiếu vitamin tiềm ẩn. Bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp đánh giá chế độ ăn uống và đề xuất những thay đổi hoặc bổ sung phù hợp.

Vì vitamin đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người, bạn cần chủ động hơn trong việc thăm khám nếu cơ thể xuất hiện biểu hiện bất thường:

Điều trị thiếu vitamin như thế nào?

Việc điều trị thiếu vitamin sẽ phụ thuộc vào loại vitamin thiếu hụt. Tuy nhiên cung cấp vitamin tự nhiên từ thực phẩm là cách tốt nhất để phòng ngừa và điều trị thiếu vitamin cho cơ thể.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Trong nhiều trường hợp, điều chỉnh chế độ ăn uống bao gồm các thực phẩm giàu vitamin bị thiếu hụt là phương pháp điều trị đầu tiên. Điều này liên quan đến việc kết hợp nhiều loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chẳng hạn như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, protein và các sản phẩm từ sữa vào bữa ăn.

Bổ sung viên uống vitamin

Khi chỉ thay đổi chế độ ăn uống là không đủ, bác sĩ có thể chỉ định bổ sung viên uống vitamin với liều lượng và thời gian thích hợp dựa trên nhu cầu cụ thể của mỗi người. Điều quan trọng là nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để không vượt quá liều lượng khuyến cáo vì uống quá nhiều vitamin lại có nguy cơ gây hại cơ thể.

Điều trị các bệnh lý hoặc điều chỉnh thuốc gây thiếu vitamin

Khi một tình trạng bệnh lý góp phần khiến cơ thể thiếu vitamin, chẳng hạn như bệnh celiac hoặc rối loạn tiêu hóa, việc điều trị bệnh là biện pháp tốt nhất khắc phục tình trạng này. Với một số nhóm thuốc sử dụng kéo dài gây thiếu vitamin, bạn cần có sự điều chỉnh theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thay đổi lối sống

Giảm tiêu thụ rượu và bỏ hút thuốc là phương pháp có thể cải thiện khả năng hấp thu và sử dụng vitamin tốt hơn cho cơ thể.

Vì vitamin đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người, bạn cần chủ động hơn trong việc thăm khám nếu cơ thể xuất hiện biểu hiện bất thường:


Câu hỏi thường gặp

Rụng tóc thiếu vitamin gì?

Rụng tóc có thể do nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả sự thiếu hụt vitamin. Một trong những tình trạng thiếu vitamin phổ biến liên quan đến rụng tóc là vitamin D, vitamin B7 (biotin), vitamin B3, vitamin B9, vitamin B12, vitamin C, vitamin E.

Thiếu máu uống vitamin gì?

Thiếu máu là một tình trạng đặc trưng bởi sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu hoặc huyết sắc tố trong máu. Một số loại vitamin thường được khuyên dùng cho những người bị thiếu máu như: vitamin B9 và vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào hồng cầu khỏe mạnh.

Bị chuột rút thiếu vitamin gì?

Có một số thiếu hụt vitamin có thể góp phần gây ra chứng chuột rút cơ bắp. Vitamin D rất quan trọng để duy trì chức năng cơ bắp khỏe mạnh, do đó thiếu vitamin D có thể dẫn đến yếu cơ và chuột rút. Bên cạnh đó, các vitamin nhóm B như B6, B12 có ảnh hưởng đến hoạt động co cơ, dẫn truyền thần kinh cũng góp phần gây chuột rút.

Chảy máu cam thiếu vitamin gì?

Mặc dù thiếu hụt vitamin không phải là nguyên nhân trực tiếp gây chảy máu cam, nhưng điều quan trọng là bạn phải duy trì chế độ ăn uống thích hợp bao gồm vitamin K, vitamin C và vitamin E để hỗ trợ mạch máu khỏe mạnh và ổn định cho quá trình đông máu.

Da khô thiếu vitamin gì?

Da khô có thể do nhiều yếu tố khác nhau gây ra và một số vitamin có vai trò duy trì làn da khỏe mạnh như là:
Vitamin A (retinol)
Vitamin E
Vitamin C
Vitamin D
Vitamin B, chẳng hạn như biotin (B7), niacin (B3) và riboflavin (B2)

Đau đầu thiếu vitamin gì?

Sự thiếu hụt vitamin có thể góp phần làm tăng nguy cơ đau đầu, bao gồm: vitamin D, vitamin B2, vitamin B6, vitamin B12 có liên quan đến việc tăng tỷ lệ đau đầu, bao gồm cả chứng đau nửa đầu.

Khô mắt thiếu vitamin gì?

Một số vitamin có thể đóng vai trò duy trì sức khỏe của mắt và có khả năng làm giảm các triệu chứng khô mắt như là:
Vitamin A
Vitamin C

Lở miệng thiếu vitamin gì?

Các vitamin được biết là có vai trò trong việc duy trì sức khỏe răng miệng và hỗ trợ hệ thống miễn dịch, có thể giúp giảm sự xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của vết loét miệng:
Vitamin B3 (vitamin PP)
Vitamin B2 
Vitamin C

Môi khô thiếu vitamin gì?

Môi khô có thể do nhiều yếu tố khác nhau gây ra, chẳng hạn như thời tiết lạnh, mất nước và một số loại thuốc. Một số vitamin có thể gây khô môi bao gồm:
Vitamin nhóm B (B2,B3,B6)
Vitamin E
Vitamin C

Mất ngủ thiếu vitamin gì?

Mất ngủ, hay khó ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ, là một chứng rối loạn giấc ngủ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm căng thẳng, lo lắng, các yếu tố về lối sống và một số tình trạng bệnh lý nhất định. Các vitamin có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, bao gồm:
Vitamin D
Vitamin B
Vitamin A
Vitamin C và E

Nổi mụn thiếu vitamin gì?

Một số vitamin nhất định đóng vai trò duy trì làn da khỏe mạnh và sự thiếu hụt những chất này có thể góp phần vào sự phát triển hoặc làm trầm trọng thêm mụn trứng cá.
Vitamin A
Vitamin E
Vitamin D và C


Hy vọng qua bài viết này, mọi người sẽ có thêm thông tin cụ thể, chính xác về tình trạng thiếu vitamin của cơ thể. Bài viết được tham khảo ý kiến của bác sĩ và các nguồn tin cậy trong và ngoài nước.                 

Tuy nhiên, Doctor có sẵn khuyến khích mọi người tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn cụ thể hơn.