Suy nghĩ tiêu cực và 7 giải pháp khắc phục hiệu quả tại nhà

Suy nghĩ tiêu cực là điều mà chúng ta ắt hẳn thỉnh thoảng sẽ gặp phải nhưng liên tục trong trạng thái tiêu cực có thể hủy hoại sức khỏe tinh thần, khiến bạn luôn trong trạng thái chán nản và lo lắng. Do đó, để bạn đọc có thể tìm hiểu được hội chứng suy nghĩ tiêu cực là gì? Nguyên nhân, ảnh hưởng hội chứng này tới cuộc sống hằng ngày. Cùng Doctor có sẵn tìm hiểu qua bài viết này.

Hội chứng suy nghĩ tiêu cực là gì?

Hội chứng suy nghĩ tiêu cực là những suy nghĩ về bản thân hoặc người khác đặc trưng bởi những suy nghĩ phiến diện, thiếu khách quan và có liên quan đến những cảm xúc khó chịu cũng như các kết quả bất lợi về hành vi, sinh lý và sức khỏe.

Mặc dù, suy nghĩ hướng tiêu cực thỉnh thoảng thoáng qua trong suy nghĩ mọi người nhưng hậu quả của nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến cách nhìn nhận về bản thân và thế giới. Nghiêm trọng hơn, tác hại của suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng đến học tập, công việc và hoạt động hàng ngày. Đây có thể là triệu chứng của bệnh tâm thần, bao gồm:

Không phải không phải ai mắc bệnh tâm thần đều có suy nghĩ tiêu cực liên tục, đồng thời ai có suy nghĩ không tích cực đều là triệu chứng của bệnh tâm thần. Tuy nhiên, hội chứng suy nghĩ hướng tiêu cực gây bất lợi cho sức khỏe tinh thần, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Hãy gặp chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ về mặt y tế:

Phòng khám tâm lý hỗ trợ bạn điều trị suy nghĩ tiêu cực

Công ty TNHH Tham vấn tâm lý Giang Vũ

Công ty TNHH Tham vấn tâm lý Giang Vũ của hai nhà tâm lý học NCS.TS Trần Anh Vũ và NCS.TS Đặng Thị Kiều Giang. Đây là những nhà tâm lý được huấn luyện và đào tạo bài bản về tâm lý trị liệu chuyên sâu. Phòng khám hướng tới việc điều trị hiệu quả và tiếp cận dễ dàng nhất với bệnh nhân tâm lý. 

Chuyên môn của phòng khám là:

  • Điều trị trầm cảm, rối loạn lo âu và stress sau sang chấn tâm lý.
  • Điều trị và chữa lành những tổn thương và sang chấn tâm lý trong thời thơ ấu và trong những giai đoạn biến cố trong cuộc sống.
  • Tham vấn những vấn đề về tình yêu, hôn nhân và gia đình.
  • Tham vấn những vấn đề liên quan đến hướng nghiệp, nghề nghiệp.

Công ty Cổ phần Softenmind

SoftenMind là nền tảng tiên phong về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần. Công ty mang đến sứ mệnh giúp người Việt tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm lý chuyên nghiệp, dễ dàng, an toàn và tiết kiệm chi phí. Nền tảng SoftenMind dễ dàng giúp người có suy nghĩ tiêu cực tiếp cận được với chuyên gia tư vấn tâm lý dễ dàng nhất.

Nền tảng SoftenMind nổi bật với những ưu điểm sau đâu:

  • Dễ dàng tiếp cận: Giao diện phần mềm dễ sử dụng, giúp người dùng dễ dàng tiếp cận với các chuyên gia tâm lý.
  • Độ tin cậy cao: Đội ngũ nhân sự gồm các chuyên gia tâm lý đầu ngành, giúp khách hàng nhận được sự tư vấn uy tín, chất lượng. 
  • Tối ưu chi phí: Nền tảng tập trung vào sự tối ưu hoá chi phí. Giúp cho khách hàng có trải nghiệm tốt với chi phí rẻ nhất.

Hiện nay, nền tảng SoftenMind đang tập trung tham vấn tâm lý cho đối tượng trên 16 tuổi. Các chuyên gia nền tảng có chuyên môn tư vấn về:

  • Tư vấn trầm cảm, stress, căng thẳng kéo dài.
  • Rối loạn lo âu.
  • Rối nhiễu ở trẻ em và người trưởng thành.
  • Những vấn đề về học đường.
  • Tư vấn tình cảm hôn nhân và gia đình.

Viện Tâm lý Sunnycare

Sunnycare là đơn vị duy nhất tại Việt Nam tham gia tổ chức nhà tham vấn toàn cầu WPO bằng các ngôn ngữ Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tiếng Ukraina. Viện tâm lý Sunnycare tự hào là trung tâm tư vấn tâm lý tham gia viết bài, talk show các vấn đề tâm lý cho các đơn vị uy tín như đài tiếng nói nhân dân Việt Nam. Sunnycare đồng hành cùng người bệnh trong điều trị tham vấn tâm lý, giúp người bệnh tìm lại suy nghĩ tích cực.

Viện tâm lý sunnycare thực hiện chức năng tham vấn – tâm lý trị liệu chuyên sâu, chuyên môn về:

  • Tình yêu, hôn nhân và gia đình,
  • Mâu thuẫn trong các mối quan hệ.
  • Stress, trầm cảm và các rối loạn tâm lý khác.
  • Tâm lý trẻ em.
  • Tư vấn tâm lý cho người lao động.
  • Định hướng phát triển bản thân.
  • Giáo dục kĩ năng sống cho thanh thiếu niên.

Tâm lý gia Nguyễn Bảo Ân – Tư vấn online

Nhà tâm lý gia Nguyễn Bảo Ân từng làm việc tại Viện Pháp Y Tâm Thần Hồ Chí Minh và hơn 9 năm kinh nghiệm về tư vấn tâm lý. Bác sĩ Nguyễn Bảo Ân nhận được nhiều nhận xét tích cực từ bệnh nhân, bác đã giúp cho nhiều bệnh nhân vượt qua được suy nghĩ tiêu cực trong cuộc sống.

Thạc sĩ tham vấn các tình trạng sau:

  • Chánh niệm, chánh niệm niệm kết hợp với Yoga.
  • Chánh niệm kết hợp với liệu pháp Nhận thức hành vi. 
  • Lòng từ bi, trắc ẩn.
  • Nhóm rối loạn khí sắc – cảm xúc.
  • Nhóm rối loạn lo âu – ám ảnh.
  • Nhóm rối loạn giấc ngủ, mất ngủ.
  • Stress.

Trung tâm trị liệu, Tham vấn tư vấn Tâm lý Mindcare Hà Nội

Tham vấn tâm lý MindCare là thương hiệu của Công ty TNHH Viện Tâm Lý và Giáo Dục Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực Tâm lý học.

Mindcare có khát vọng mãnh liệt mong muốn cống hiến cho sự phát triển của ngành Tâm lý học Việt Nam. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tham vấn tâm lý, cùng với 2 cơ sở ở HCM và Hà Nội. Mindcare là lựa chọn uy tin cho bệnh nhân cần tư vấn tâm lý, đặc biệt các vấn đề liên quan đến suy nghĩ tiêu cực.

Mindcare chuyên môn tham vấn, trị liệu:

  • Các vấn đề, rối loạn trong tâm lý: lo âu, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, trầm cảm, stress, thiếu động lực…
  • Mâu thuẫn gia đình, tình yêu hay các mối quan hệ khác.
  • Sự kiện, vấn đề gây ảnh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • Tìm hiểu về bản thân.
  • Giới tính.
  • Tâm lý học đường.
  • Trẻ em: tự ti, cảm xúc bất thường, học tập chưa hiệu quả.

Nguyên nhân suy nghĩ tiêu cực

Có nhiều cách để chấm dứt những suy nghĩ tiêu cực. Đầu tiên phải xem xét nguyên nhân xuất phát từ đâu. Trên thực tế suy nghĩ không tích cực có nhiều nguyên nhân khác nhau.

Những suy nghĩ hướng tiêu cực ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bạn, vì vậy nên tìm hiểu tận gốc chúng, bất kể nguyên nhân là gì.

Có 5 nguyên nhân chính về suy nghĩ tiêu cực:

  • Sợ hãi tương lai: Mọi người thường có tâm lý sợ những điều chưa biết, chưa xảy ra, không chắc chắn xảy ra trong tương lai. Kết quả nỗi sợ này là luôn suy nghĩ, dự đoán trước thất bại, thảm họa. Cách loại bỏ những suy nghĩ không tích cực này là cố gắng tập trung vào hiện tại trước. 
  • Lo lắng hiện tại: Chúng ta luôn lo lắng về việc người khác nghĩ gì về mình, công việc được giao ở nơi làm việc đã làm tốt chưa hay người khác đánh giá chúng ta như thế nào. Lo lắng về hiện tại là điều dễ hiểu đối với người suy nghĩ hướng tiêu cực, điều này có thể xuất phát từ nỗi sợ mất kiểm soát. Môi trường làm việc và thói quen hằng ngày có thể xua tan những suy nghĩ tiêu cực về hiện tại.
  • Xấu hổ quá khứ: Lo lắng về những điều đã xảy ra trong quá khứ. Người suy nghĩ tiêu cực có xu hướng sống trong sai lầm, thất bại đã diễn ra trong quá khứ. Cách để suy nghĩ tích cực hơn là biết chấp nhận sự việc này đã xảy ra và tìm cách ngăn sự việc đó lặp lại lần nữa trong tương lai.
  • Thiếu tự tin: Những người không tự tin vào bản thân mình cũng có thể có những suy nghĩ hướng tiêu cực. Họ cảm thấy rằng họ không giỏi cho bất kỳ hoạt động hoặc thành tích nào. Kết quả là bắt đầu có những suy nghĩ tiêu cực. 
  • Thảm họa hóa: Đây là một tình trạng tâm thần phổ biến, trong đó các cá nhân có thể mong đợi những tình huống tồi tệ nhất. Những người gặp phải vấn đề này có thể bắt đầu có những suy nghĩ tiêu cực khi có điều gì đó vượt quá tầm kiểm soát hoặc không theo kế hoạch của họ.

Tìm sự trợ giúp của nguyên gia y tế để khắc phục suy nghĩ tiêu cực:

Tác hại của suy nghĩ tiêu cực đến cuộc sống của bạn

Tác hại của suy nghĩ không tích cực ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tinh thần. Suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng đến tinh thần qua các biểu hiện dưới đây:

Cảm giác chán nản 

Cảm giác buồn bã, trống rỗng và thất vọng đặc trưng cho trầm cảm. tất cả những cảm giác này thường xảy ra trong suy nghĩ hướng tiêu cực. Người có suy nghĩ đó, họ tin rằng có thể không gặp được điều gì tốt đẹp trong cuộc sống. 

Sự lo lắng và hoảng loạn

Lo lắng và hoảng sợ là những vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến. Mọi người cảm thấy căng thẳng, bồn chồn và lo sợ điều tồi tệ nhất có thể xảy ra với mình. Đó là một tình huống phát sinh từ suy nghĩ tiêu cực. 

Mất sự tự tin

Suy nghĩ tiêu cực liên tục khiến bạn cảm thấy không có khả năng làm bất cứ điều gì, khiến tâm trí bạn hướng về điểm yếu hơn là tập trung vào điểm mạnh và cơ hội. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến sự tự tin của bạn.

Gia tăng căng thẳng 

Suy nghĩ hướng tiêu cực có thể gây ra căng thẳng lớn. Mặc dù, căng thẳng có thể phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, người có suy nghĩ tiêu cực lại dễ gặp phải căng thẳng quá mức, ngay cả với những vấn đề nhỏ nhất. 

Ảnh hưởng đến các mối quan hệ

Người có suy nghĩ theo hướng tiêu cực có thể gặp khó khăn để duy trì các mối quan hệ. Nó  khiến bạn cảm thấy mình không đủ tốt cho mối quan hệ, đối tác của mình. Mặc dù, nỗi sợ hãi và suy nghĩ này là vô nghĩa nhưng chúng lại ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ của bạn. 

Lòng tự trọng giảm

Giống như sự tự tin, suy nghĩ tiêu cực có thể ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tự trọng, khiến bạn nghĩ thấp về bản thân. Người có suy nghĩ đó sẽ bắt đầu tập trung vào những điểm yếu của mình, chẳng hạn: cân nặng, ngoại hình, khả năng, trình độ,… Kết quả là luôn cảm thấy mình không có khả năng gì cả. 

Năng suất làm việc thấp

Suy nghĩ tiêu cực là tình trạng khiến tâm trí rơi vào tình trạng tự trách móc bản thân. Người có suy nghĩ đó có thể lo sợ khả năng mắc sai lầm và nhận được những phản hồi tệ hại trong công việc hoặc học tập. 

Kết quả là bạn có thể bắt đầu mất động lực. suy nghĩ đó sẽ ngăn cản bạn cống hiến hết mình, từ đó làm giảm hiệu suất làm việc. Ngoài ra, còn gây hao hụt năng lượng, khiến bạn phải ngừng làm việc hoặc nghỉ ngơi dài ngày.

Thay đổi tâm trạng nhanh chóng

Tâm trạng thay đổi nhanh chóng có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe tâm thần, do suy nghĩ theo hướng tiêu cực.

Nếu bạn đang có tâm trạng vui vẻ với một số người thân thiết, một sự cố nhỏ có thể tạo ra những suy nghĩ theo hướng tiêu cực trong đầu bạn. Kết quả là bạn sẽ bắt đầu rút lui hoàn toàn khỏi tình huống đó và thể hiện những hành vi bất thường. 

Dẫn đến rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)

Khi luôn chìm trong suy nghĩ theo hướng tiêu cực, bạn có nhiều khả năng bị ám ảnh bởi việc trở thành người giỏi nhất. Kết quả sẽ ảnh hưởng đến cách suy nghĩ, can thiệp vào các hoạt động hàng ngày của bạn.

Ngoài ra, suy nghĩ đó thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát như: làm suy yếu hệ thống miễn dịch, tăng huyết áp, nhiễm trùng dai dẳng, bệnh tiêu hoá, bệnh tim mạch đều có liên quan đến căng thẳng mãn tính.

Nếu không muốn cuộc sống của bạn bị chi phối bởi hàng ngàn suy nghĩ tiêu cực, hãy tìm đến sự trợ giúp của chuyên gia tâm lý:

Cách để không suy nghĩ tiêu cực đơn giản

Thay thế những suy nghĩ tiêu cực của bạn

Nếu không thể vượt qua những suy nghĩ tiêu cực, hãy cố gắng thay thế suy nghĩ đó.  

Ví dụ, nếu tâm trí nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực sau một sự kiện cụ thể, bạn phải điều khiển suy nghĩ của mình để tin rằng bạn có khả năng làm được mọi việc. Điều này sẽ ngăn chặn khả năng phát triển suy nghĩ tiêu cực.

Viết nhật ký

Việc ghi chép hàng ngày suy nghĩ không tích cực của mình vào nhật ký. Điều này sẽ giúp bạn xác định các kiểu suy nghĩ tiêu cực của bản thân và từ đó giải quyết vấn đề tương tự trong tương lai. Khi được ghi lại trên giấy, suy nghĩ đó dường như bị thu hẹp lại và sẽ kém thuyết phục hơn.

Viết ra những suy nghĩ của chính bản thân cũng có thể giúp bạn đối phó với những tình huống khó khăn. 

Học cách trân trọng mọi thứ

Sự nỗ lực có ý thức để yêu thích môi trường xung quanh, đánh giá cao chúng và bày tỏ lòng biết ơn. Tất cả những điều này đều hướng tới việc xác định và đánh giá cao những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Khi bạn làm điều này, chuyển hướng tâm trí của mình khỏi sự tiêu cực và cố gắng tìm kiếm những suy nghĩ tích cực. 

Thay đổi thói quen cũ

Suy nghĩ tiêu cực có thể hình thành thói quen mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Thay vào đó, hãy cố gắng thay đổi những thói quen suy nghĩ theo hướng tiêu cực này và thay thế chúng bằng những thói quen lành mạnh hơn. 

Thiền

Thiền là giúp bạn phát triển nhận thức về suy nghĩ và cảm xúc của mình bằng cách tách mình ra khỏi suy nghĩ tiêu cực. Điều này tạo ra khoảng cách tinh thần mà bạn cần để đánh giá đúng giá trị và độ chính xác của các mô hình lặp lại. 

Nói chuyện với gia đình và bạn bè

Người suy nghĩ tiêu cực cần nói chuyện, duy trì mối quan hệ với các thành viên trong gia đình và bạn bè thân thiết. Những người yêu thương bạn nhất sẽ giúp bạn thoát ra suy nghĩ không tích cực đó, chỉ ra những cách thực tế hơn để đánh giá những vấn đề khiến bạn quan tâm.

Tham gia hoạt động thể chất

Khoa học đã chỉ ra rằng tập thể dục là vũ khí hiệu quả chống lại trầm cảm và lo lắng.  Tập thể dục giúp thúc đẩy sức khỏe não bộ, bao gồm: tăng trưởng thần kinh, giảm viêm và giải phóng endorphin.

Suy nghĩ tiêu cực là triệu chứng của cả trầm cảm và lo lắng. Vì vậy tập thể dục là cách để suy nghĩ tích cực hơn đơn giản nhất.

Trao đổi với chuyên gia tâm lý cũng là phương pháp giúp bạn loại bỏ hàng trăm suy nghĩ tiêu cực trong đầu:


Câu hỏi thường gặp

Những người dễ thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực?

Những người biết chấp nhận cuộc sống hiện tại là người dễ thoát khỏi suy nghĩ tiêu cực nhất. Khi nhận ra bản chất sự việc, người biết chấp nhận cuộc sống có thể bình tĩnh đón nhận thay vì sợ hãi và lo lắng quá mức. Từ đó dễ dàng thoát khỏi những suy nghĩ theo hướng tiêu cực.

Suy nghĩ tiêu cực có ảnh hưởng như thế nào?

Tác hại của suy nghĩ theo hướng tiêu cực ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tinh thần. Nó có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống bạn. Bao gồm: cảm xúc tinh thần, mối quan hệ với người khác và chất lượng cuộc sống của bạn.

Điều chỉnh suy nghĩ tiêu cực thành tích cực?

Những cách sau đây có thể giúp bạn điều chỉnh suy nghĩ theo hướng tiêu cực thành tích cực:
– Chấp nhận suy nghĩ tiêu cực.
– Chia sẻ vấn đề bạn đang suy nghĩ  với người khác.
– Tìm nguyên nhân gây ra suy nghĩ không tích cực.
– Tránh xa rượu bia.
– Tìm sự trợ giúp của bác sĩ tâm lý.
– Thói quen sinh hoạt lành mạnh: ăn uống, tập thể dục, nghe nhạc,…
– Viết nhật ký.
– Thiền.


Hi vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã có rõ thông tin về hội chứng suy nghĩ tiêu cực là gì? Nguyên nhân, ảnh hưởng của hội chứng này tới cuộc sống hằng ngày. Nếu bạn hoặc người thân của bạn có các dấu hiệu trên, xin vui lòng đặt lịch khám với chuyên gia hoặc bác sĩ trên docosan.com.