Xét nghiệm cholesterol toàn phần là gì? Ai nên thực hiện xét nghiệm?

Xét nghiệm cholesterol toàn phần là một xét nghiệm phổ biến giúp đánh giá tình trạng mỡ máu của cơ thể. Bài viết dưới đây sẽ khái quát về định nghĩa, mục đích, các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của xét nghiệm này và những ai nên thực hiện định lượng cholesterol toàn phần. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Xét nghiệm cholesterol toàn phần là gì?

Xét nghiệm cholesterol toàn phần là một xét nghiệm máu nhằm xác định tổng lượng cholesterol trong cơ thể. Cholesterol là một loại lipid tự nhiên của cơ thể, có vai trò trong việc tổng hợp màng sinh học, tham gia vào quá trình tổng hợp vitamin D, các hormon sinh dục và hormon corticoid trong cơ thể. Mặc dù là một chất quan trọng đối với cơ thể, nhưng nếu dư thừa quá mức, cholesterol sẽ lắng đọng trong mạch máu và trở thành yếu tố gây nên các mảng xơ vữa động mạch. Tình trạng mỡ máu cao thường không có biểu hiện bên ngoài. Do đó, xét nghiệm máu là cách duy nhất để biết về điều này. Thông thường, một bộ xét nghiệm mỡ máu sẽ bao gồm xét nghiệm cholesterol toàn phần và các xét nghiệm liên quan dưới đây:

  • LDL-C (Low-Density Lipoprotein Cholesterol): Định lượng cholesterol có trong phân tử LDL. Loại cholesterol này thường được gọi là cholesterol “xấu” vì đây chính là nguyên nhân gây ra mảng xơ vữa động mạch.
  • HDL-C (High-Density Lipoprotein Cholesterol): Định lượng cholesterol có trong phân tử HDL. Ngược lại với LDL, đây lại được coi là cholesterol “tốt”, có vai trò loại bỏ cholesterol dư thừa ra khỏi mạch máu, làm giảm nguy cơ xơ vữa.
  • Triglyceride: Đây là một dạng chất béo khác trong máu. Nồng độ triglycerid phản ánh chế độ ăn của bạn, thông thường chỉ số này sẽ tăng cao nếu bạn có một chế độ ăn nhiều đường và chất béo bão hòa.
Nồng độ cholesterol toàn phần cao có thể dẫn đến nguy cơ tim mạch
Nồng độ cholesterol toàn phần cao có thể dẫn đến nguy cơ tim mạch

Mục đích của xét nghiệm cholesterol máu

Như đã đề cập, xét nghiệm cholesterol toàn phần, cùng với HDL-C, LDL-C và triglycerid tạo thành một bộ tầm soát tình trạng rối loạn lipid máu trong kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ. Từ kết quả định lượng cholesterol và triglycerid máu, bác sĩ có thể chẩn đoán, phân loại và theo dõi các bệnh nhân có tăng lipid máu. Bên cạnh đó, chỉ số này cũng được dùng trong việc đánh giá nguy cơ hình thành mảng xơ vữa động mạch ở bệnh nhân có nguy cơ cao như: mắc nhiều bệnh mạn tính (bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường,…), tiền sử hút thuốc lá, tiền sử gia đình có người đột quỵ,… Dựa trên mức nguy cơ mà các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp giúp bạn giảm thiểu được các cơn đột quỵ có thể xảy ra trong tương lai. Ngoài ra, xét nghiệm cholesterol toàn phần cũng giúp ích cho việc đánh giá chức năng gan và mức độ nặng của bệnh lý gan ở những người đang mắc hoặc có nguy cơ mắc bệnh. Đồng thời, một số trường hợp bệnh nhân có nghi ngờ rối loạn tuyến giáp, xét nghiệm này cũng được thực hiện để hỗ trợ cho việc chẩn đoán.

Xét nghiệm cholesterol máu giúp chẩn đoán nguy cơ tim mạch
Xét nghiệm cholesterol máu giúp chẩn đoán nguy cơ tim mạch

Ai nên thực hiện xét nghiệm cholesterol máu?

Tất cả những người trưởng thành trên 20 tuổi đều được khuyến cáo thực hiện xét nghiệm cholesterol toàn phần và các chỉ số mỡ máu khác định kỳ. Thông thường, nên kiểm tra cholesterol mỗi năm một lần. Đặc biệt, những người thuộc nhóm đối tượng dưới đây nên kiểm tra thường xuyên hơn, bao gồm:

  • Nam trên 40 tuổi hoặc nữ trên 50 tuổi.
  • Có chỉ số xét nghiệm cholesterol toàn phần lớn hơn 200.
  • Có mức HDL-C thấp dưới 40 mg/dL (đối với nam) hoặc dưới 50 mg/dL (đối với nữ).
  • Người có BMI > 25 hoặc vòng eo > 90 cm (nam) hoặc 80 cm (nữ).
  • Bệnh nhân đái tháo đường type 2.
  • Bệnh nhân mắc bệnh thận mạn.
  • Bệnh nhân mắc bệnh viêm mạn tính (ví dụ như lupus ban đỏ mạn).
  • Bệnh nhân tăng huyết áp.
  • Người đang điều trị rối loạn lipid máu.
  • Người có tiền sử gia đình bị bệnh tim mạch sớm (ví dụ có cha hoặc mẹ bị nhồi máu cơ tim trước 55 tuổi).
  • Người có tiền sử hút nhiều thuốc lá.
  • Người có tiền sử rối loạn mỡ máu có tính chất gia đình.
Người có vòng eo lớn cần xét nghiệm cholesterol máu thường xuyên hơn
Người có vòng eo lớn cần xét nghiệm cholesterol máu thường xuyên hơn

Kết quả xét nghiệm cholesterol máu có ý nghĩa gì?

Kết quả xét nghiệm cholesterol toàn phần ở người bình thường sẽ có trị số từ 200 mg/dL trở xuống. Nếu chỉ số này cao trên 240 mg/dL thì đó là dấu hiệu của tình trạng tăng lipid máu và cần được điều trị. Ngoài ra, cholesterol toàn phần thường được kiểm tra cùng các chỉ số HDL-C, LDL-C và triglycerid. Dưới đây là giới hạn bình thường của các xét nghiệm này:

  • Xét nghiệm HDL cholesterol: > 40 mg/dL.
  • Xét nghiệm LDL cholesterol: < 100 mg/dL.
  • Xét nghiệm triglycerid: < 150 mg/dL.

Trên thực tế, việc tăng hoặc giảm nồng độ cholesterol có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, bác sĩ từ có thể dựa vào đó để đánh giá tình trạng sức khỏe của bạn. Xét nghiệm cholesterol toàn phần có kết quả cao trong các trường hợp sau:

Cholesterol thường cao ở bệnh nhân suy giáp
Cholesterol thường cao ở bệnh nhân suy giáp

Giảm nồng độ cholesterol có thể do các nguyên nhân thường gặp sau:

  • Chế độ ăn nghèo cholesterol và acid béo bão hòa nhưng giàu acid béo không bão hòa.
  • Suy dinh dưỡng.
  • Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).
  • Hội chứng giảm hấp thu do cắt đoạn ruột, viêm tụy mạn, bệnh Crohn.
  • Cường giáp.
  • Bệnh gan nặng, suy gan.
  • Bệnh làm thiếu hụt lipoprotein
  • Thiếu máu mạn, thiếu máu ác tính Biermer, thiếu máu do tan máu.
  • Nhiễm trùng nặng.
  • Điều trị bằng thuốc giảm cholesterol máu.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số xét nghiệm cholesterol toàn phần

Mỗi ngày cơ thể chúng ta vẫn dung nạp thêm một lượng cholesterol thông qua thực phẩm. Điều này có thể ảnh hưởng đến chỉ số xét nghiệm cholesterol toàn phần. Nồng độ cholesterol toàn phần có thể cao hơn bình thường nếu như người bệnh ăn các loại thực phẩm giàu cholesterol trước khi xét nghiệm, chẳng hạn như: thức ăn nhanh, nội tạng động vật, thịt mỡ, phô mai, lòng đỏ trứng,… Ngoài ra, một số loại thuốc cũng có thể yếu tố gây sai lệch kết quả xét nghiệm do có tác dụng phụ là làm tăng mức cholesterol như: thuốc ngừa thai, an thần, lợi tiểu nhóm thiazid, thuốc chẹn beta, steroid tăng chuyển hóa,…

Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm cholesterol toàn phần?

Như đã đề cập, thức ăn có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm cholesterol toàn phần. Do đó, bạn cần nhịn đói ít nhất 9 tiếng trước khi làm xét nghiệm. Ngoài ra, không nên uống bất kỳ loại thuốc nào trong thời gian này trừ khi bác sĩ yêu cầu. Thông thường, để thuận tiện cho quá trình nhịn đói và thực hiện xét nghiệm này, bạn có thể ăn bữa tối sớm, đi ngủ và làm xét nghiệm cholesterol toàn phần vào buổi sáng hôm sau. Điều này vừa giúp bạn đảm bảo yêu cầu cho xét nghiệm, vừa tránh khiến bạn cảm thấy quá đói. Bạn chỉ nên ăn uống bình thường trong trường hợp bác sĩ yêu cầu như vậy vì một mục đích cụ thể nào đó.

Làm gì để kiểm soát chỉ số cholesterol toàn phần?

Để có kết quả xét nghiệm cholesterol toàn phần ổn định và ở mức bình thường, bạn cần thay đổi lối sống và duy trì những thói quen lành mạnh. Dưới đây là 5 cách hiệu quả mà bài viết muốn gọi ý cho bạn:

  • Kiểm soát chế độ ăn: Nên hạn chế tối đa các loại thực phẩm chứa chất béo bão hòa như mỡ và nội tạng động vật, thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ,… Ngoài ra, nên bổ sung các loại thực phẩm giàu omega – 3 đã được chứng minh là giúp tăng cường sức khỏe tim mạch như: cá hồi, cá thu, cá trích,… Bổ sung đạm và dầu thực vật từ từ các loại đậu, hạt khác nhau.
  • Tăng cường hoạt động thể chất: Hãy tham gia các môn thể thao mà bạn yêu thích, tập luyện tối thiểu 30 phút một ngày và 5 ngày một tuần; hoặc ít nhất là duy trì hoạt động thể chất hằng ngày bằng cách đi bộ nhanh vào giờ nghỉ trưa hoặc đi đạp xe đi làm.
  • Bỏ thuốc lá: Thuốc lá chứa rất nhiều chất có hại cho sức khỏe của bạn. Kiên trì từ bỏ thuốc lá không chỉ giúp bạn kiểm soát tốt chỉ số xét nghiệm cholesrerol toàn phần, mà còn cải thiện chức năng phổi và tuần hoàn cũng như làm giảm nguy cơ mắc các biến cố tim mạch sau này.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Tăng cân cũng làm tăng nguy cơ rối loạn lipid máu. Do đó, bạn nên duy trì cân nặng ở mức hợp lý, thực hiện giảm cân một cách khoa học nếu như đang thừa cân, béo phì.
  • Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ: Bác sĩ có thể yêu cầu bạn sử dụng thuốc điều trị để cải thiện chỉ số cholesterol. Khi đó, bạn nên tuân thủ cách dùng thuốc để kiểm soát tốt lượng cholesterol trong cơ thể, tránh nguy cơ bệnh tiến triển nặng hơn. Bên cạnh đó, hãy thông báo ngay cho bác sĩ biết nếu bạn cảm thấy bất kỳ tác dụng phụ nào của thuốc.
Người có chỉ số cholesterol toàn phần cao nên tránh ăn thức ăn nhanh
Người có chỉ số cholesterol toàn phần cao nên tránh ăn thức ăn nhanh

Nên xét nghiệm cholesterol bao lâu một lần?

Tần suất làm xét nghiệm cholesterol toàn phần cũng như các chỉ số lipid huyết khác sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Theo các hướng dẫn quốc tế, trẻ em nên được xét nghiệm một lần trong khoảng 9 – 11 tuổi hoặc sớm hơn nếu nghi ngờ có rối loạn lipid máu mang tính gia đình. Sau đó, cần thực hiện xét nghiệm lại mỗi 5 năm. Từ 40 tuổi (đối với nam) và 50 tuổi (đối với nữ), bạn nên thực hiện các xét nghiệm mỡ máu định kỳ mỗi năm một lần. Trong các trường hợp mắc bệnh lý hoặc được bác sĩ chỉ định xét nghiệm sớm hơn thì bệnh nhân nên thực hiện theo yêu cầu của bác sĩ. Điều này sẽ giúp nhận biết sớm các nguy cơ của bệnh và có phương hướng điều trị kịp thời.

Liên hệ bệnh viện Đồng Nai để xét nghiệm cholesterol ngay

Xem thêm:

Trên đây là các thông tin liên quan đến xét nghiệm cholesterol toàn phần mà Docosan muốn mang đến cho bạn, bao gồm: khái niệm về định lượng cholesterol là gì, mục đích, ý nghĩa và những ai nên thực hiện xét nghiệm. Nếu bạn thấy những thông tin này thật sự hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè cùng biết nhé! Nguồn tham khảo: 1. What Is a Cholesterol Test?

  • Link tham khảo: https://www.webmd.com/cholesterol-management/what-is-cholesterol-test
  • Ngày tham khảo: 23/08/2024

2. Cholesterol Test.

  • Link tham khảo: https://www.testing.com/tests/cholesterol/
  • Ngày tham khảo: 23/08/2024

3. Cholesterol Levels

  • Link tham khảo: https://my.clevelandclinic.org/health/articles/11920-cholesterol-numbers-what-do-they-mean
  • Ngày tham khảo: 23/08/2024

4. Top 5 lifestyle changes to improve your cholesterol

  • Link tham khảo: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-cholesterol/in-depth/reduce-cholesterol/art-20045935
  • Ngày tham khảo: 23/08/2024